Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam qua các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường chứng khoán việt nam hiện nay (Trang 48 - 65)

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

2.2.1. Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam qua các

giai đoạn

Xét ở góc độ pháp lý, TTCK chính thức của Việt Nam ra đời từ tháng 11 năm 1998 với hai trung tâm giao dịch chứng khoán là TTGDCK TP.HCM và TTGDCK Hà Nội (nay đã chuyển đổi thành hai SGDCK), trong đó SGDCK TP.HCM chính thức thực hiện giao dịch từ ngày 28/07/2000, còn SGDCK Hà Nội được khai trương muộn hơn, vào ngày 08/03/2005. Như vậy, tính đến nay, TTCK Việt Nam đã hoạt

động được 10 năm. So với các nước khác, đây không phải là khoảng thời gian hoạt động và phát triển dài, nhưng trong suốt thời gian đó, TTCK Việt Nam cũng đã trải

qua nhiều thăng trầm và biến động đáng ghi nhận. Trong chương này, luận văn sẽ

tập trung vào đánh giá và phân tích thực trạng hoạt động của SGDCK TP.HCM

nhiều hơn, do SGDCK Hà Nội có thời gian hoạt động ít hơn và qui mơ nhỏ hơn

nhiều. Ngồi ra, có thể thấy, do biến động diễn ra trên SGDCK Hà Nội cũng như thị trường phi tập trung (OTC) cũng khá đồng điệu với những biến động diễn ra trên

SGDCK TP.HCM.

Biến động của TTCK Việt Nam từ khi đi vào hoạt động (tháng 07/2000) cho đến nay có thể được khái quát qua các giai đoạn như sau:

Đây là năm đầu tiên TTCK Việt Nam đi vào hoạt động. Trong những phiên

giao dịch ban đầu của SGDCK TP.HCM, chỉ có 2 cổ phiếu của Công ty Cổ phần cơ

điện lạnh (REE) và Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông (SAM) được đưa

vào giao dịch. Tuy nhiên, ngay trong những phiên giao dịch của năm đầu tiên

TTCK hoạt động, giá của các cổ phiếu niêm yết tăng lên hàng ngày. Biến động của thị trường này được biểu hiện và đánh giá qua chỉ số VN-Index – chỉ số thể hiện biến động giá chung của cổ phiếu giao dịch tại SGDCK TP.HCM. Chỉ số này đã tăng lên mạnh và liên tục, tăng từ mức cơ sở ban đầu là 100 điểm lên mức kỷ lục 571,04 điểm vào ngày 25/06/2001 trong thời gian chưa đầy một năm. Biểu đồ VN- Index và khối lượng giao dịch (KLGD) dưới đây thể hiện xu hướng tăng trưởng của TTCK trong thời kỳ mới mở cửa:

Khối lượng VN-Index

Biểu đồ 2.1: VN-Index và KLGD từ 28/07/2000 đến 25/06/2001

Nguồn: http://www.vietstock.com.vn

Biểu đồ trên cho thấy xu hướng đi lên chỉ số VN-Index trong giai đoạn này rất rõ rệt, và hầu như chỉ theo một chiều, xuất phát từ chỉ số cho sẵn 100 điểm, chỉ số này đã tăng gần 6 lần qua tổng cộng 137 phiên giao dịch. Vào thời điểm này, trên

thị trường mỗi tuần chỉ diễn ra 2 phiên giao dịch. Tính trung bình mỗi phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng khoảng 1,3%, tổng khối lượng giao dịch trong thời kỳ này đạt được là 1.169.400 đơn vị. Có thể nói đầu tư vào chứng khốn trong thời kỳ

này bắt đầu có sức hấp dẫn lớn và đem lại suất sinh lợi rất cao cho nhà đầu tư. Một số nguyên nhân chính để giải thích sự tăng vọt này của giá cổ phiếu bất chấp các chỉ số kinh tế vĩ mô không tốt ở cùng thời điểm là do TTCK trong giai đoạn này còn khá mới mẻ đối với các nhà đầu tư trong nước, trong khi tính đến hết

năm 2000 vẫn chưa có sự tham gia giao dịch của nhà đầu tư nước ngồi, hàng hố trên thị trường lại cịn rất ít (trong năm 2000, mới chỉ có 5 loại cổ phiếu được niêm yết) và kết quả là cung nhỏ hơn cầu. Bên cạnh đó, lúc này lượng giao dịch còn bị

hạn chế trên tổng số phát hành (cổ phiếu của thành viên HĐQT, cổ phiếu của nhà nước…) trong khi tâm lý các nhà đầu tư đạt kỳ vọng rất cao vào hình thức đầu tư mới mẻ này, nên không ai muốn bán ra khi thị trường liên tục tăng, làm hàng hoá càng khan hiếm hơn. Đáng chú ý là biện pháp quản lý hành chính đã được áp dụng ngay phiên giao dịch đầu tiên. SGDCK TP.HCM đã áp mức giá trần cho các cổ

phiếu vừa lên sàn và điều chỉnh biên độ dao động từ 5% xuống 2% và hệ quả là trong một thời gian dài một số cổ phiếu khơng có giao dịch hoặc giao dịch rất ít. Biện pháp kế tiếp là SGDCK nới rộng biên độ dao động giá lên 7% và giới hạn khối lượng mua tối đa trên mỗi lệnh mua để điều chỉnh thị trường. Điều này cho thấy

việc áp dụng các biện pháp hành chính mang tính chủ quan cao và chỉ có tính nhất thời. Giá các cổ phiếu vẫn gần như tăng trần mỗi phiên cho đến cuối tháng 06/2001.

Bên cạnh cổ phiếu thì trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp trong giai đoạn này cũng đã được đưa vào giao dịch trên SGDCK TP.HCM theo phương thức khớp lệnh và thoả thuận (bắt đầu trong năm 2001), nhưng với khối lượng và giá trị giao dịch còn rất hạn chế. Tổng khối lượng được thực hiện của cả giai đoạn này là 571.370 trái phiếu tương ứng với tổng giá trị là 58,661 tỷ đồng.

Nhìn chung, trong giai đoạn đầu tiên hình thành thị trường, tính bền vững của thị trường cịn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính sách, cơ sở vật chất cũng như tính phổ cập của TTCK đến với dân chúng. Cung - cầu trên thị trường giai đoạn này còn yếu ớt và thiếu cân đối, chưa có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngồi. Hơn thế

nữa, q trình cổ phần hố của doanh nghiệp diễn ra quá chậm không thể tạo ra đủ lượng hàng hoá cho thị trường.

2.2.1.2. Giai đoạn từ 25/06/2001 đến 24/10/2003:

Dường như sự tăng lên quá nhanh của chỉ số chứng khoán trong thời gian quá ngắn của giai đoạn trước đã đẩy giá cổ phiếu lên quá cao so với giá trị thực. Vì vậy, khi các biện pháp điều chỉnh và bình ổn thị trường được đưa ra ở cuối giai đoạn

trước đã có tác động và ngay lập tức giá chứng khoán giảm xuống. Tuy nhiên, sự sụt giảm này lại diễn ra khá mạnh và kéo dài. Giá chứng khoán ở đầu giai đoạn này giảm liên tục và kéo dài với biên độ dao động giá là 7%. Mặc dù SGDCK đã điều chỉnh tăng giới hạn khối lượng mua trên mỗi lệnh và thu hẹp lại biên độ giá trở lại 2% để tránh nguy cơ rớt giá quá mức, nhưng thị trường vẫn tiếp tục đà giảm tuy có phần nhẹ hơn. Theo số liệu thống kê của SGDCK TP HCM, trong năm 2001, tổng giá trị giao dịch khớp lệnh của tất cả các chứng khoán trên thị trường đạt trên 931 tỷ

đồng; trong đó, cổ phiếu chiếm 99,162%, trái phiếu chính phủ chiếm 0,033% và trái

phiếu công ty chiếm 0,085%. Sang năm 2002, tổng giá trị giao dịch cả năm của thị trường đã có sự suy giảm, chỉ đạt khoảng 788 tỷ đồng, trong đó giá trị giao dịch cổ phiếu đạt 784,5 tỷ và trái phiếu đạt 3,5 tỷ. Tính chung cho giai đoạn này, VN-Index

đã giảm liên tục từ 571,04 xuống mức đáy là 130,90 vào ngày 24/10/2003 với tổng

khối lượng giao dịch thành công là 11.699.630 đơn vị và 514 phiên giao dịch. Biểu

đồ VN-Index và khối lượng giao dịch trong thời kỳ này như sau:

Biểu đồ 2.2: VN-Index và KLGD từ 25/06/2001 đến 24/10/2003

Nguồn: http://www.vietstock.com.vn

xuất phát, ước tính mỗi phiên giao dịch VN-Index mất khoảng 0,29%. Nguyên nhân của tình trạng này một phần xuất phát từ khung khổ pháp lý cho TTCK chưa hồn thiện, trong đó đáng kể nhất là thủ tục phát hành chứng khốn ra cơng chúng cịn phức tạp, điều kiện phát hành còn cao. Mặt khác, quy mô thị trường quá nhỏ bé với lượng hàng hố ít ỏi, tính thanh khoản của thị trường chưa cao, khiến cho các cơng ty cổ phần chưa nhìn thấy lợi ích của TTCK như là kênh huy động vốn, động lực để họ niêm yết cổ phiếu. Bên cạnh đó, tình trạng thị trường sụt giảm liên tục và kéo dài cũng làm giảm niềm tin của nhà đầu tư vào TTCK mới xuất hiện của Việt Nam cho

đến thời điểm này.

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài vào thời kỳ này cũng bắt đầu tăng dần

nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp so với quy mơ giao dịch tồn thị trường nên vẫn chưa có tác động tích cực lên biến động chung của thị trường. Thêm vào đó, trong năm 2002 thì nhà đầu tư nước ngoài cũng được phép giao dịch theo phương thức

thỏa thuận trên thị trường, nhờ đó giao dịch của họ diễn ra tích cực hơn. Các giao dịch trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục diễn ra đều đặn, tổng giá trị giao dịch cả năm 2001 đạt 70,7 tỷ đồng và năm 2002 đạt 121,6 tỷ đồng.

2.2.1.3. Giai đoạn từ năm 24/10/2003 đến 25/04/2006:

Biểu đồ 2.3: VN-Index và KLGD từ 24/10/2003 đến 25/04/2006

Nguồn: http://www.vietstock.com.vn

Sau khi TTCK xuống mức đáy là 130,90 vào ngày 24/10/2003, diễn biến của TTCK trong giai đoạn dài sau đó có sự phục hồi nhất định, nhưng nhìn chung là cịn

khá trầm lắng. Trải qua 623 ngày giao dịch với khối lượng chứng khốn giao dịch trung bình mỗi phiên gần 442.000 đơn vị, diễn biến cụ thể qua các năm trong giai

đoạn này như sau:

Vào thời kỳ đầu của giai đoạn này, tức là những tháng cuối năm 2003, giao

dịch trên thị trường diễn ra khá sôi động do tác động của nhiều yếu tố. Từ giữa năm này SGDCK TP.HCM đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý mới như: giảm lô giao dịch CP từ 100 xuống 10, áp dụng lệnh ATO (lệnh tại mức giá khớp lệnh), tăng số lần khớp lệnh, giảm tỷ lệ ký quỹ xuống còn 70%… đã tạo ra một môi trường đầu tư thơng thống và đa dạng hóa các cơ hội để nhà đầu tư lựa chọn. Đặc biệt, hoạt động mua bán cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài đã bùng phát trong 2 tháng cuối năm sau khi Thủ tướng Chính phủ cho phép tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của họ tại các tổ chức niêm yết được mở rộng từ 20% lên 30%... đã góp phần đáng kể làm cho thị

trường ấm hơn. Tuy nhiên, sự tăng trưởng trở lại đó chưa củng cố được lịng tin của các nhà đầu tư. Mặc dù khách hàng đã mở hơn 16.000 tài khoản được mở tại 12

cơng ty chứng khốn phục vụ cho việc mua bán CK, tăng 19,15% so với năm 2002, trong đó số tài khoản của nhà ĐTNN tăng 36,3%, nhưng số người đến sàn tham gia mua bán chứng khốn trong từng phiên rất ít.

Đến cuối năm 2003, tổng giá trị niêm yết trên TTCK Việt Nam đạt 11.600 tỷ đồng (khoảng 740 triệu USD), trong đó 22 cổ phiếu của các cơng ty tham gia thị

trường chỉ chiếm 1.120 tỷ đồng, trung bình mỗi DN chỉ đạt gần 51 tỷ đồng (tương

đương 3,2 triệu USD), trái phiếu chính phủ chiếm 10.323 tỷ đồng, cịn lại là trái

phiếu DN. Tổng vốn hố toàn thị trường đạt chưa đến 0,5% GDP. Như vậy, với quy mô thị trường quá nhỏ bé đến thời điểm này, TTCK Việt Nam chưa thể gọi là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, nhất là qua kênh phát hành cổ phiếu của các Cơng ty và chưa thực sự có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư. Do vậy, VN-Index đến thời điểm này còn ở mức khá thấp (dưới 200 điểm).

Kết quả giao dịch tính đến năm 2003 được thể hiện qua các số liệu sau:

Giao dịch khớp lệnh Giao dịch thỏa thuận Tổng cộng Năm KLGD (ngàn đơn vị) Bình quân phiên GTGD (tỷ đồng) Bình quân phiên KLGD (ngàn đơn vị) GTGD (tỷ đồng) KLGD (ngàn đơn vị) GTGD (tỷ đồng) 2000 3.662,79 55.497 92,36 1.399,36 - - 3.663 92,36 2001 17.811,43 117.956 931,15 6.166,57 1.911 103,57 19.722 1.034,72 2002 29.678,89 125.758 788,03 3.339,10 7.330 292,86 37.009 1.080,89 2003 23.628,14 95.660 416,68 1.686,96 29.528 2.581,64 53.156 2.998,32

Nguồn: Bản tin TTCK SGDCK TP.HCM ngày 02/01/2009

Đầu năm 2004, VN-Index đã hồi phục một chút nhưng trong cả năm này thì

TTCK Việt Nam khơng có sự biến động đáng kể nào. Đáng chú ý trong năm này là một loại hàng hóa mới đã được đưa vào giao dịch trên thị trường - chứng chỉ quỹ đầu tư của Quỹ Đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1) với tổng khối lượng được

giao dịch là 3,15 triệu đơn vị.

Từ năm 2005, với nhiều biện pháp kích cầu rất mạnh và cơ bản của Chính phủ như: khai trương TTGDCK Hà Nội, ban hành quy định về phê duyệt danh sách cổ phần hoá, niêm yết, đăng ký giao dịch tại các TTGDCK Việt Nam, về chuyển

doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần... đã có tác động tích cực

đến TTCK. Điểm đáng chú ý trong năm này là quy mô thị trường đã tăng lên đáng

kể. Tổng vốn hoá thị trường của các cổ phiếu niêm yết tại SGDCK TP.HCM lên

đến 7.390 tỷ đồng, đạt gần 1% GDP. SGDCK Hà Nội tuy mới bắt đầu hoạt động

giao dịch cổ phiếu từ tháng 07/2005, đến cuối năm này tổng vốn hóa đã đạt được

khoảng 1.900 tỷ đồng.

Bắt đầu năm 2006, cầu chứng khoán tăng nhanh và mạnh là một trong những

nguyên nhân căn bản khiến cổ phiếu của các công ty niêm yết tăng giá liên tục. Vào thời điểm này, TTCK Việt Nam có bước ngoặt với sự tham gia của cổ phiếu

Vinamilk khiến cho tổng giá trị cổ phiếu được giao dịch trên SGDCK TP.HCM

tăng lên gấp đôi, khoảng 16 ngàn tỷ đồng. Điều này có nghĩa là TTCK đã thu hút sự tham gia của các công ty lớn, làm ăn hiệu quả và chừng mực nào đó nhận thấy

TTCK là kênh huy động vốn hiệu quả. Với nhiều biện pháp khuyến khích của chính phủ, bao gồm cả việc cho phép các cơng ty cổ phần có vốn nước ngoài được niêm yết trên TTCK, số lượng các công ty niêm yết không ngừng tăng lên.

Mặc dù vậy, diễn biến của TTCK Việt Nam đến cuối giai đoạn này khơng có gì thực sự nổi bật, ngồi việc chỉ số VN-Index tăng đều với tốc độ khá nhanh. VN- Index đạt cột mốc cao nhất ở giai đoạn này là 633 điểm, như vậy, sau hơn 4 năm

biến động chỉ số VN-Index lại tiến dần đến mốc cực đại của giai đoạn đầu khi

TTCK đi vào hoạt động, nhưng số lượng giao dịch trung bình gấp khoảng 7 lần,

khối lượng gấp khoảng 14 lần, giá trị khớp lệnh gấp khoảng 10 lần.

2.2.1.4. Giai đoạn từ ngày 25/04/2006 đến 31/12/2007:

Biểu đồ 2.4a: VN-Index và KLGD từ 25/04/2006 đến 31/12/2007

Nguồn: http://www.vietstock.com.vn

Có thể nói những tháng cuối năm 2006 và đầu năm 2007 đánh dấu sự phát triển ngoạn mục nhất trong lịch sử phát triển TTCK Việt Nam cho đến nay. Mặc dù giai đoạn từ 26/04/2006 đến 02/08/2006 thị trường giảm đi hơn 200 điểm (VN-

Index lúc này còn 399,80 điểm), nhưng kể từ sau đó trong vịng hơn 5 tháng thị trường đã tăng gần 800 điểm, tức VN-Index tăng gấp 3 lần tại thời điểm

02/08/2006. Bắt đầu từ sự kiện Việt Nam tổ chức thành công Hội Nghị APEC tháng 11/2007 và tiếp ngay sau đó là một loạt các sự kiện nổi bật như Việt Nam được chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), hứa hẹn triển

vọng của một lượng vốn lớn nước ngoài đổ vào Việt Nam, trong đó có TTCK. Cùng với kết quả phát triển kinh tế tốt đẹp của đất nước trong thời gian qua cũng như

triển vọng phát triển trong những năm tiếp theo (GDP dự đoán ở giai đoạn này đều trên 8%/năm), những sự kiện quan trọng này đã tác động trực tiếp đến TTCK vẫn

đang còn non trẻ của Việt Nam. Chưa bao giờ đầu tư chứng khoán lại cuốn hút

nhiều nhà đầu tư (cả trong và ngoài nước) đến vậy. Số lượng tài khoản giao dịch

của các nhà đầu tư mở tại các CTCK là trên 120.000 (trong đó, nhà đầu tư nước ngồi có khoảng 1.700) vào tháng 12/2006, gấp 3 lần cuối năm 2005 và hơn 30 lần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường chứng khoán việt nam hiện nay (Trang 48 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)