Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại này 77 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường chứng khoán việt nam hiện nay (Trang 84 - 87)

2.3. NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại này 77 

cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Một số nguyên nhân chủ yếu như sau: - Quá trình phát triển TTCK Việt Nam chưa đủ dài để có thể đúc kết nhiều kinh nghiệm phát triển phù hợp với đặc điểm riêng của nó. Bên cạnh đó, trong q trình vận hành, thị trường lại chịu sự tác động của nhiều biến động kinh tế khá nhạy cảm cả trong và ngoài nước, đặc biệt trong thời gian gần đây.

- Đội ngũ cán bộ quản lý điều hành TTCK Việt Nam thực tế chưa có kinh

nghiệm thực tiễn nhiều về hoạt động của TTCK, đồng thời sự hiểu biết của công

chúng về đầu tư chứng khốn và TTCK cịn nhiều hạn chế, tâm lý kinh doanh của nhà đầu tư cũng chưa vững vàng.

- Mặc dù các thể chế và thiết chế tổ chức và quản lý TTCK đã định hình, đi vào hoạt động bước đầu có hiệu quả, song vẫn chưa có tính chất ổn định và vẫn cịn phải liên tục được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động thực tiến của một thị trường đã và đang có nhiều biến chuyển.

- Số lượng và chất lượng các hàng hóa chứng khốn đưa lên trên thị trường, vốn đã chưa thực sự đa dạng, vẫn chưa ở mức cao và đồng đều. Việc kiểm

sốt và đảm bảo chất lượng thơng tin trước và sau khi niêm yết vẫn còn chưa thực sự có hiệu quả cao.

- “Văn hóa chứng khốn” minh bạch, công khai vẫn chưa được xây dựng và

bồi đắp thành truyền thống kinh doanh tốt đẹp trên thị trường. Điều này làm cho thị

trường tiềm ẩn nhiều yếu tố tiêu cực và sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. - Hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường như các CTCK, quỹ đầu

tư, tổ chức niêm yết… nhìn chung, chưa chuyên nghiệp và chủ động, chưa phát huy

được vai trò ổn định, tạo lập thị trường cần thiết.

- Hệ thống cơ sở vật chất, cơng nghệ thơng tin hỗ trợ cho q trình vận hành hiệu quả, an toàn của thị trường, cũng như cho việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý để điều hành, kiểm sốt thị trường cịn hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, để

phát triển các sản phẩm mới cho thị trường, vấn đề này càng đòi hỏi phải đi trước

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Chương II đã khái quát về TTCK Việt Nam ở các khía cạnh như lịch sử hình thành, tổ chức và hoạt động, chiến lược phát triển trong thời gian tới. Đồng thời, tác giả đã đi vào mô tả và phân tích cụ thể thực trạng hoạt động của TTCK Việt Nam

kể từ khi thành lập vào tháng 07/2008 đến năm 2009 và một số thời điểm gần đây,

trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm khác nhau. Có thể thấy, qua 10 năm hoạt động và phát triển TTCK Việt Nam đã có bước phát triển về chất thể hiện ở

nhiều mặt: quy mô thị trường, giá trị vốn hố, số lượng cơng ty niêm yết cũng như nhà đầu tư tham gia thị trường... đã mang lại lợi ích đáng ghi nhận cho nền kinh tế

nói chung. Tuy nhiên, những biến động ở mức độ lớn và thất thường, trên cả thị

trường tập trung và phi tập trung, thể hiện qua nhiều giai đoạn khác nhau cũng đã

cho thấy thị trường đang tồn tại nhiều yếu tố bất cập do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan và chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong đợi. Tất cả các điều này đã

được đề cập rất chi tiết trong Chương II nhằm rút ra đánh giá thích hợp về thực

trạng của thị trường hiện tại, từ đó định hướng giải pháp phát triển hoạt động của thị trường chứng khoán nước ta trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường chứng khoán việt nam hiện nay (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)