VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC CƠNG TY CAO SU TRỰC THUỘC TẬP ĐỒN CAO SU VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các công ty cao su trực thuộc tập đoàn cao su việt nam (Trang 34 - 37)

CAO SU TRỰC THUỘC TẬP ĐỒN CAO SU VIỆT NAM

2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠNG TY CAO SU

Cây cao su cĩ tên khoa học là HévéaBrasiliensis thuộc họ thầu dầu (Euphotbiaceae), được con người biết đến từ thế kỷ XVIII, tại vùng châu thổ sơng Amazon thuộc Nam Mỹ. Đến cuối thế kỷ thứ XIX, khi con người đã nhận thức ra được những ích lợi to lớn của cây cao su, nĩ bắt đầu được trồng với quy mơ lớn trên thế giới, nhất là ở khu vực Đơng Nam Á và miền nhiệt đới châu Phi.

Sản phẩm chủ yếu của cây cao su là mủ (Natura/ Rubber - NR) với các đặc tính đặc biệt hơn hẳn cao su nhân tạo về độ giãn, độ đàn hồi cao, chống đứt, chống lạnh tốt, ít phát nhiệt khi cọ sát, dễ sơ luyện,... Mủ cao su là một trong những nguyên liệu cần thiết của nhiều ngành cơng nghiệp hiện đại trên thế giới, xếp thứ tư sau dầu mỏ, than đá và sắt thép.

Kinh doanh sản xuất cao su thiên nhiên cũng như các cây trồng khác đều cĩ những đặc điểm của sản xuất nơng nghiệp nĩi chung, đặc điểm quan trọng nhất là sản xuất mang tính sinh học. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh cần phải xác lập được những người chủ cụ thể trên từng thửa ruộng, vườn cây để kiểm sốt quá trình sinh học, chăm sĩc vườn cây đúng lúc, đúng cách đến từng cá thể cây trồng và bảo vệ được sản phẩm trên ruộng, vườn.

Chu kỳ kinh tế của cây cao su dài từ 25 - 32 năm (Indonesia 25 năm trong đĩ 18 năm khai thác, Việt Nam là 32 năm trong đĩ 25 năm khai thác). Thời kỳ vườn cây cao su kiến thiết cơ bản từ 6 - 7 năm, vốn đầu tư lớn so với các cây trồng khác, suất đầu tư kiến thiết cơ bản của doanh nghiệp nhà nước kinh doanh cao su thiên nhiên khoảng 20 - 30 triệu đồng Việt Nam /ha. Thời gian hồn vốn dài và phụ thuộc rất lớn vào mật độ, chất lượng trồng mới và chăm sĩc thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Sản phẩm chính của cây cao su là mủ nước, chiếm 75 - 85% tổng sản lượng vườn cây, số cịn lại là mủ tạp. Mủ nước được khai thác từ vườn cây phải được bảo quản tốt, chuyển tới nhà máy ngay trong ngày và được chế biến với cơng nghệ hiện đại, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong kinh doanh sản xuất cao su thiên nhiên.

(Tham khảo phụ lục 1)

2.1.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của ngành cao su trên thế giới

Trong thời gian qua, sản lượng mủ cao su sản xuất trên thế giới tương đối ổn định, bình quân ở mức 6.500.000 tấn. Sản lượng tăng giảm theo quy luật năm tăng, năm giảm; mức tăng giảm thấp trong khoảng dưới 6%. Sản lượng cao su tiêu thụ luơn tăng qua các năm. Nhìn chung sản lượng tiêu thụ tăng tương đối ổn định. Mức tăng thấp nhất là 2,5% và mức tăng cao nhất đạt 19,7%

Với động thái trên, chúng ta thấy khả năng cung sản phẩm cao su thiên nhiên thấp, trong khi nhu cầu về sản phẩm cao su thiên nhiên trên thế giới khơng ngừng gia tăng. Giá cao su vì thế vẫn cĩ thể giữ ở mức cao. Điều đĩ dự báo một tương lai khá xán lạn cho các doanh nghiệp cao su Việt nam trong nhiều năm tới.

Trong giai đoạn hội nhập WTO với bối cảnh nền kinh tế, khoa học kỹ thuật thế giới cĩ những bước tiến bộ “siêu tốc”, nhu cầu tiêu thụ cao su tăng mạnh, ngành cao su Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để thực hiện cuộc bứt phá ngoạn mục về kỹ thuật sản xuất cao su thiên nhiên, cơng nghệ chế biến cao su cơng nghiệp, về thị trường tiêu thụ cao su và khả năng thu hút đầu tư để mở rơng quy mơ diện tích cao su và thâm canh tăng năng suất vườn cây cao su của Việt nam

Những thuận lợi của ngành cao su:

Là ngành truyền thống, việc trồng cao su cung ứng nguyên liệu đầu vào cho chế biến và sản xuất được tiến hành trong nước, thị trường nguyên liệu dồi dào.

Ngành cao su được xác định là một ngành quan trọng, nhà nước đã cĩ quy hoạch chung phát triển diện tích trồng cây cao su và đã cĩ nhiều cố gắng đầu tư cho khâu chế biến nguyên liệu phục vụ xuất khẩu cũng như cho sản xuất trong nước. Hiện nay nước ta là quốc gia ổn định về chính trị, trồng và xuất khẩu cao su với sản lượng lớn của thế giới,

điều này đưa đến khả năng tạo được nguồn vốn đầu tư cho các nhà máy chế biến và sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật cao phục vụ cho các ngành cơng nghiệp khác đang phát triển, chế biến và sản xuất các sản phẩm cao su dân dụng.

Trong những năm tới, với đà phát triển nhanh của nền kinh tế quốc dân, dự đốn mức sản xuất trên 2 triệu bộ lốp xe/năm, số cao su tiêu dùng khoảng 40-50 ngàn tấn/năm. Ðể đồng bộ với số khối lượng cao su gia cơng chế biến này ngành cơng nghiệp cao su trong thời gian tới đã đề ra nhiều dự án phát triển trồng và chế biến cao su.

Những khĩ khăn của ngành cao su:

Thiết bị khơng hiện đại, chưa áp dụng đại trà các thiết bị cơng nghệ tiên tiến như máy ép tiêm, máy ép chân khơng. Cơng nghệ làm khuơn mẫu chưa cao và thiếu thơng tin về nguyên liệu đặc chủng.

Do năng suất lao động thấp nên cĩ một số mặt hàng cao su kỹ thuật của VN giá cao hơn các nước lân cận.

Cơng nghệ và trang thiết bị lạc hậu.

Trình độ quản lý ở cơ sở cịn thấp, chính sách hỗ trợ của nhà nước về tài chính, thuế chưa đầy đủ kịp thời.

Thị trường xuất khẩu chưa được khai thác triệt để, mặt hàng thiếu đa dạng.

Ðiểm xuất phát cịn thấp về lực lượng sản xuất, trang thiết bị máy mĩc, trang thiết bị đo đạc kiểm định chất lượng, các chính sách của nhà nước về hỗ trợ vốn, tài chính, ngân hàng... cịn một số điểm chưa phù hợp cho một ngành sản xuất thuộc ngành cơng nghiệp nặng; trình dộ quản lý, kinh doanh cịn chưa đạt yêu cầu của cơng nghiệp hĩa-hiện đại hĩa ngành hiện nay.

Thiếu sự định hướng, phân cơng phát triển, phân cơng trong cả nước; giữa cơng nghiệp nuơi trồng, cơng nghiệp chế biến mủ và cơng nghiệp sản xuất sản phẩm để vừa phối hợp, vừa hỗ trợ nhau cùng phát triển nhằm thực hiện được mục đích cơng nghiệp hĩa-hiện đại hĩa.

Sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt trong khai thác và xuất khẩu. Đến với hai thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam là Trung Quốc và Hoa Kỳ, cao su latex (mủ cao su cơ đặc) Việt Nam tuy đứng ở vị trí thứ ba (sau Thái Lan và Malaysia đối với thị trường

Trung Quốc và sau Liberia và Thái Lan đối với thị trường Hoa Kỳ) nhưng chỉ chiếm “số lẻ” so với nước dẫn đầu (chiếm tỷ lệ 6,73% so với 76,05% của Thái Lan vào thị trường Trung Quốc và 7,16% so với 57,36% của Liberia vào thị trường Hoa Kỳ). Sản lượng cao su Việt Nam cho đến nay cũng chỉ chiếm khoảng 5-7% sản lượng tồn cầu.

2.1.2. Đặc điểm quy trình cơng nghệ sản xuất cao su

Mủ cao su gồm hai loại chính là mủ nước và mủ tạp :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các công ty cao su trực thuộc tập đoàn cao su việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)