Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động M&A nói chung và LBO nó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động mua lại doanh nghiệp việt nam bằng vốn vay của quỹ đầu tư tư nhân (Trang 82 - 83)

Hình 3.1 : LBO thành công

3.2. Một số giải pháp hỗ trợ phát triển hoạt động mua lại doanh nghiệp VN

3.2.2. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động M&A nói chung và LBO nó

riêng.

Điều quan tâm đầu tiên ở hầu hết các nhà đầu tư tài chính nào cũng chính là

trong chương 2, mặc dù, về cơ bản, khuôn khổ pháp lý điều tiết hoạt động M&A ở

Việt Nam đã được hình thành, nhưng vẫn chưa có pháp luật về M&A, mà cịn nằm rải rác ở nhiều văn bản Luật khác nhau. Điều đáng quan tâm nhất là Chính phủ cần hồn thiện trong quy định về M&A có yếu tố nước ngồi vì giao dịch M&A là sự lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập vào thị trường VN (trong khi đó VN có tỉ lệ thâm nhập của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường PE đã đứng đầu trong các

nước Châu Á vào năm 200731). Bằng chứng là với việc nới lỏng tỉ lệ sở hữu cổ phần từ 30% đến 49% trong các công ty niêm yết đã dẫn đến kết quả hoạt động M&A tăng

vượt bậc về số lượng cũng như giá trị trong năm 2007 và 2008. Hơn nữa, khi trở thành

thành viên của WTO, VN phải tuân thủ những qui định mang tính quốc tế. Theo đó, trong những năm sắp đến, những cải cách ở VN sẽ phải tiếp tục được thực hiện, đặc biệt cải cách về khn khổ pháp lý.

Chính vì vậy, để làm phong phú thêm sản phẩm cung cấp cho thị trường M&A,

trước hết các qui định về M&A có yếu tố nước ngồi cần mở ra nhiều hơn các hình

thức mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, chẳng hạn như chào mua công khai, lôi kéo cổ

đông bất mãn với Hội đồng quản trị, mua lại tài sản, đặc biệt là hình thức mua lại và

sáp nhập bằng vốn vay (LBO). Ngoài ra, luật liên quan đến M&A phải qui định rõ ràng về quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp VN ở các ngành nghề khác nhau, mà trong thực tế các chuyên gia về luật M&A đã vấp phải khơng ít nhọc nhằn và lúng túng.

Mặt khác, việc xây dựng và hoàn thiện những qui định trong các tổ chức tín dụng về cho vay mua lại cũng cần được chú trọng, đặc biệt về những qui định giám sát quản lý rủi ro của các định chế tài chính vì mức độ rủi ro trong các thương vụ LBO

thường rất cao. Vì vậy, có thể khẳng định giải pháp này rất cần thiết để mơ hình cấu

trúc LBO triển khai hoạt động một cách an toàn và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động mua lại doanh nghiệp việt nam bằng vốn vay của quỹ đầu tư tư nhân (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)