TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NGÀNH NGÂN

Một phần của tài liệu lời CAM ĐOAN (Trang 33 - 36)

6. Kết quả đạt được của luận văn

1.5. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NGÀNH NGÂN

NGÂN HÀNG 1.5.1. Cơ hội

- Với yêu cầu về mở cửa như nêu trên, các NHTM Việt Nam phải hoạt động

theo các nguyên tắc, chuẩn mực của thị trường và minh bạch thơng tin. Bên cạnh

đó, để tồn tại và phát triển, các NHTM Việt Nam phải cơ cấu lại bộ máy (cơ cấu các

khoản nợ, lành mạnh hố tình hình tài chính, nâng cao chất lượng tài sản có, sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mơ hình ngân hàng hiện đại...) , không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, nhận định và lựa chọn thị trường mục tiêu để xây dựng chính sách hoạt động. Qua đó, chắc chắn các NHTM Việt Nam sẽ nâng cao

được khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động.

- Hệ thống NHTM Việt Nam có cơ hội hợp tác với nhiều đối tác có trình độ cơng nghệ cao, từ đó có dịp học hỏi, nâng cao khả năng công nghệ qua việc đào tạo, chuyển giao công nghệ giữa hai bên.

- Việc tiếp cận với các dịch vụ NH có kỹ thuật tiên tiến từ các NH nước ngồi và phải cải tiến cơng nghệ tìm hướng đi nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sẽ thúc

đẩy và gián tiếp làm cho trình độ quản trị của hệ thống NHTM Việt Nam được

nâng cao.

- Hàng hố của nước ta có cơ hội lớn hơn và bình đẳng hơn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế do Việt Nam có lợi thế trong một số ngành, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp và dệt may. Đối với thương mại hàng nông sản, các thành viên WTO cũng đã và đang đưa ra nhiều cam kết về cắt giảm trợ cấp, giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế quan, từ đó mang lại cơ hội mới cho nước xuất

khẩu nông sản như Việt Nam [11]. Xuất khẩu phát triển, kéo theo các dịch vụ ngân hàng phục vụ xuất khẩu cũng phát triển .

- Vốn FDI vào Việt Nam tăng, kéo theo các dịch vụ ngân hàng liên quan chuyển tiền đến và đi quốc tế tăng.[11]

1.5.2. Thách thức

- So với các NH nước ngoài, năng lực và khả năng cạnh tranh của NHTM Việt Nam nói chung yếu về nhiều mặt như cơng nghệ, trình độ nhân sự, trình độ quản lý, kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động NH.

- Nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của thị trường ngày càng cao, trong khi sự đa dạng của sản phẩm và dịch vụ của NHTM Việt Nam còn hạn chế. Theo thống kế, hiện nay các NHTM Việt Nam chỉ cung cấp trên 300 sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, trong khi các ngân hàng trên thế giới có khác năng cung cấp khoảng 6.000 sản phẩm và dịch vụ ngân hàng.

- Sự bảo hộ của nhà nước đối với NH trong nước dần được xố bỏ theo lộ

trình hội nhập, lợi thế cạnh tranh của NHTM Việt Nam giảm, sẽ có nguy cơ giảm thị phần hoạt động.

- So với các NH nước ngoài, vốn của NHTM Việt Nam có qui mơ rất nhỏ bé, khả năng cạnh tranh trong việc tham gia các dự án lớn, trọng điểm bị hạn chế.

- Nền kinh tế còn yếu kém, dễ bị tổn thương trong quá trình hội nhập, dẫn đến sự phá sản của nhiều doanh nghiệp- những khách hàng của NH, ảnh hưởng đến hoạt

động của NHTM Việt Nam.

- Nguy cơ chảy máu chất xám khi NH nước ngoài xuất hiện với cơ chế lương, thưởng hấp dẫn và điều kiện làm việc có trình độ cao, mơi trường học hỏi tốt cho nhiều cán bộ có năng lực .

- Thương hiệu NHTM Việt Nam còn mờ nhạt so với các NH nước ngồi có từ hàng trăm năm, NHTM Việt Nam sẽ mất thị phần đối với nhà đầu tư và các

doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam .

) KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mở ra một trang sử mới cho nền kinh tế đất nước – Việt Nam chính thức mở cửa và hoà nhập nền kinh tế vào nền kinh tế chung của thế giới. Việc

hội nhập kinh tế quốc tế để bước vào sân chơi chung bình đẳng tạo ra nhiều cơ

hội cho nền kinh tế phát triển, nhưng cũng đặt ra những thách thức khơng nhỏ

cho nền kinh tế nói chung hay cho các ngành trong nền kinh tế nói riêng, trong

đó có ngành ngân hàng.

Qua các nội dung thể hiện trong Chương I đã nêu bật được vấn đề: theo

những yêu cầu về mở cửa dịch vụ ngân hàng trong quá trình hội nhập theo lộ trình cụ thể, các định chế tài chính nước ngồi (bao gồm tổ chức tín dụng) dần dần được gỡ bỏ những hạn chế về loại hình hoạt động, về lãnh vực hoạt động

dịch vụ và về qui mô hoạt động trong việc tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam nói chung hay thị trường dịch vụ ngân hàng nói riêng, trong đó có dịch vụ huy động vốn và dịch vụ thanh toán. Và thời hạn xoá bỏ các cam kết càng đến

gần theo lộ trình, tính cạnh tranh trong lãnh vực dịch vụ ngân hàng càng trở nên gay gắt. Chương I là cơ sở để các NHTM Việt Nam, trong đó có BIDV Hồ Chí Minh đánh giá thực trạng dịch vụ huy động vốn của mình, nhận định khả năng

cạnh tranh để đón đầu những cơ hội và giảm thiểu những tổn thất trong quá trình hội nhập của nền kinh tế nước nhà.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HUY

ĐỘNG VỐN TẠI BIDV HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu lời CAM ĐOAN (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)