NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỌAT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA BID

Một phần của tài liệu lời CAM ĐOAN (Trang 54 - 58)

6. Kết quả đạt được của luận văn

2.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỌAT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA BID

BIDV HỒ CHÍ MINH

2.3.1. Những văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động huy động vốn tại NH

Hệ thống các văn bản pháp luật về dịch vụ ngân hàng nói chung

o Hai Pháp lệnh NH đã được ban hành năm 1990, là cơ sở pháp lý cho sự thay đổi trong hoạt động của hệ thống NH. Trong đó, hệ thống NH chuyển đổi từ hệ thống NH một cấp sang hệ thống NH hai cấp:

Ngân hàng Nhà nước - là NH Trung ương, có chức năng quản lý nhà nước đối với hệ thống NH và các hoạt động của các tổ chức tín dụng, có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho các tổ chức tín dụng và cấp giấy phép hoạt

động NH cho các tổ chức khác theo qui định của Luật; [6]

NHTM và các tổ chức tín dụng có chức năng hoạt động kinh doanh tiền tệ, hoạt

động dịch vụ NH và các hoạt động khác được Luật cho phép [6].

o Năm 1997, Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các Tổ chức Tín dụng ra đời thay thế cho hai Pháp lệnh NH, hiệu lực thi hành từ

tháng 10/1998. Cùng với sự ra đời của Luật NH Nhà nước và Luật Các Tổ chức Tín dụng, các Nghị định, Quyết định, Thông tư

hướng dẫn đã được ban hành, điều chỉnh hoạt động của các tổ chức tín dụng tại Việt nam phù hợp với cơ chế kinh tế mới – cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

o Năm 2003 và 2004, một số quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng đã được sửa đổi, bổ sung, tạo cơ sở pháp lý cho việc định hướng hệ thống NH theo mơ hình tiên tiến hơn, hiện đại hơn, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Đặc biệt, việc mở rộng và quy định lại loại hình NH, chú trọng đến

tính thống nhất của các văn bản luật, hướng đến giảm bớt sự can

thiệp của các cơ quan quản lý Nhà nước vào hoạt động của NH

trong khung pháp lý mới đã đáp ứng yêu cầu đổi mới để phù hợp dần với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới khi Việt Nam gia nhập WTO.

• Hệ thống các văn bản liên quan hoạt động dịch vụ huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh.

o Văn bản của Ngân hàng Nhà nước qui định tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Theo Quyết định số 187/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 1 năm 2008 của Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam về điều chỉnh dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín

dụng, các tổ chức tín dụng phải duy trì tiền gửi dự trữ bắt buộc đối với toàn bộ các loại tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn5. Tuy nhiên, mức qui định tỷ lệ dự trữ bắt buộc lại khác nhau đối với một số tổ chức tín dụng, ví dụ giữa NH Nông nghiệp và phát triển Nông thôn với các NHTM nhà nước khác (như BIDV) là một bất cập, tạo thế cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM

Bảng số 2,4 : Mức qui định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín

dụng

Tiền gửi VND Tiền gửi ngoại tệ Loại Tổ chức Tín dụng Kỳ hạn <12 tháng Kỳ hạn từ 12 tháng trở lên Kỳ hạn <12 tháng Kỳ hạn từ 12 tháng trở lên Các NHTM Nhà nước (không bao

gồm NHNNo & PTNT), NHTMCP

đô thị, chi nhánh NH nước ngoài,

NH liên doanh, cơng ty tài chính,

11 % 5% 11% 5%

Cơng ty cho th tài chính, 5% 5%

Ngân hàng NHNo & PTNT 8% 4% 10% 4% NHTMCP nông thôn, NH hợp tác,

Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương 4% 4% 10% 4%

Nguồn: trang web Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam [12]

o Văn bản của Hiệp Hội NH qui định khung trần lãi suất huy động vốn:

Theo Thông báo số 304/HHNH ngày 05/09/2005 về việc qui định trần lãi suất huy động với tiền gửi của các NHTMQD đối với kỳ hạn 6, 12 tháng và tiền gửi không kỳ hạn (áp dụng đối với khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế) và

Thông báo số 85/TB-HHNH ngày 11/4/2007 do Hiệp Hội NH ban hành, trong

đó qui định trần lãi suất huy động với tiền gửi của các NHTMQD đối với kỳ hạn

3, 6, 9, 12 tháng và tiền gửi không kỳ hạn (áp dụng đối với khách hàng cá nhân và tổ chức). Tuy nhiên, theo qui định trong các thông báo của Hiệp Hội NH, cho phép các NHTMCP có mức trần lãi suất huy động vốn cao hơn tối đa

0,03%/tháng (0,36%/năm) so với các NHTMQD, điều đó đã tạo sự cạnh tranh

không lành mạnh giữa các NHTM trên cùng địa bàn, đặc biệt khi các NHTMCP

đã ngày càng mạnh lên và tạo được niềm tin trong khách hàng như hiện nay, Bên

các NH vi phạm qui định này, do vậy làm giảm tính pháp lý của qui định và gây thiệt thòi cho các NH như BIDV Hồ Chí Minh khi ln tn thủ triệt để qui định về trần lãi suất huy động vốn, sẽ bị giảm tính cạnh tranh trong hoạt động dịch vụ huy động vốn. Số liệu trong bảng 2.5 thể hiện lãi suất huy động vốn trên địa bàn TP.HCM cho thấy các NHTMCP không tuân thủ qui định trần LS của Hiệp Hội NH, ICB-HCMC không tuân thủ LS trần 12 tháng, nhưng đến nay chưa chịu bất cứ hình thức xử lý nào.

Bảng số 2,5 : Lãi suất tiền gửi VND tại TPHCM ngày 22/11/2007 (%/năm)

Kỳ hạn LS trần qui định của Hiệp Hội NH BIDV HCMC ICB-

HCMC ACB EXIM BANK SACOM BANK 3 tháng 7,20 7,20 7,20 8,56 8,52 8,46 6 tháng 7,56 7,56 7,56 8,76 8,76 8,70 9 tháng 7,80 7,80 7,80 9,00 9,00 8,94 12 tháng 8,28 8,28 8,40 9,18 9,24 9,12

Nguồn: Tham khảo bảng lãi suất huy động vốn của các NHTM

o Các văn bản của BIDV chi phối lãi suất huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh

BIDV chuyển đổi sang cơ chế quản lý vốn tập trung từ tháng 1/2007, trong

đó phương thức đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn và cho vay của các chi

nhánh tuân theo cơ chế tính giá điều chuyển vốn nội bộ được thống nhất toàn hệ thống BIDV. Theo cơ chế này, mỗi món tiền gửi BIDV Hồ Chí Minh huy động sẽ được Trung Tâm Vốn của BIDV mua lại theo giá (lãi suất) mua vốn nội bộ và mỗi món cho vay ra của BIDV Hồ Chí Minh sẽ được Trung Tâm Vốn BIDV

bán nguồn với giá (lãi suất) bán vốn nội bộ. Đối với một số đối tượng khách

hàng và từng sản phẩm huy động vốn cụ thể, BIDV còn qui định trần lãi suất huy động.

Như vậy, ngoài việc phải tuân thủ trần lãi suất huy động do Hiệp Hội NH qui

định, chính sách liên quan hoạt động huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh bị

động của BIDV. Điều này đã làm giảm tính chủ động và linh hoạt trong chính

sách về lãi suất huy động vốn, có thể làm giảm khả năng cạnh tranh trong hoạt

động dịch vụ huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh.

2.3.2. Mơi trường kinh tế - xã hội:

- Thuận lợi: Địa bàn TP.HCM là vùng kinh tế trọng điểm, tập trung đông

dân cư và các tổ chức kinh tế, xã hội, Kinh tế TP.HCM phát triển với tốc độ cao, dân cư và tổ chức có cơ hội tích luỹ và phát sinh nhu cầu đầu tư tiền nhàn rỗi. Do đó thuận lợi cho các NHTM trên địa bàn và BIDV Hồ Chí Minh phát triển dịch vụ huy động vốn.

- Khó khăn: Thị trường hoạt động của các NHTM trên địa bàn ngày càng

phát triển và mở rộng, Nhiều NHTM cổ phần ra đời với nhiều hình thức huy

động hấp dẫn và lãi suất cao đã gây khó khăn cho BIDV Hồ Chí Minh trong

hoạt động dịch vụ huy động vốn, Bên cạnh đó, ngày càng xuất hiện nhiều kênh huy động hấp dẫn, thu hút bớt tiền nhàn rỗi như thị trường bất động sản, thị

trường chứng khốn, cơng ty bảo hiểm, Quỹ Đầu tư, Bưu điện (Tiết kiệm bưu

điện)...làm cho nguồn tiền gửi dân cư tại BIDV Hồ Chí Minh giảm mạnh, đặc

biệt là tiền gửi VND.

Một phần của tài liệu lời CAM ĐOAN (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)