6. Kết quả đạt được của luận văn
2.5. PHÂN TÍCH SWOT VỀ DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV HỒ CHÍ
2.5.3. Về cơ hội (Opportunities)
+ Việc Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực cho tất cả các ngành trong nền kinh tế phát triển. Kinh tế càng phát triển, càng có nhiều giao dịch thanh tốn được thực hiện .Và BIDV có cơ hội phát triển dịch vụ khi các doanh nghiệp, cá nhân thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
+ BIDV sẽ bị cổ phần hoá trong tương lai. Việc cho các đối tác là NH nước ngồi tham gia góp vốn vào BIDV sẽ là cơ hội giúp khả năng điều hành, quản trị của
BIDV sẽ có điều kiện cải thiện tốt hơn. Bên cạnh đó, việc tên tuổi BIDV được gắn với một NH nước ngoài khi NH nước ngồi tham gia vào BIDV với tư cách cổ
đơng, sẽ làm cho uy tín và vị thế của BIDV-HCMC trên thương trường quốc tế được tăng lên. Khi đó BIDV sẽ có nhiều cơ hội hơn để hợp tác quốc tế nhằm phát
triển dịch vụ. Bên cạnh đó, BIDV sẽ có điều kiện học hỏi thêm từ đối tác về mặt công nghệ, kinh nghiệm hoạt động dịch vụ cũng như kinh nghiệm quản trị điều
hành và quản lý và phát triển nguồn nhân lực.
+ Khi hội nhập quốc tế, các NH nước ngoài được thực hiện tất cả các hoạt động
huy động vốn tại Việt Nam. Để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả huy động
vốn các NH nước ngoài thường hợp tác với các NHTM Việt Nam (như BIDV)
để tận dụng lợi thế về nguồn nhân lực và mạng lưới rộng của NHTM Việt Nam ,
như vậy BIDV-HCMC có cơ hội phát triển loại hình dịch vụ và tăng thu phí dịch vụ.
+ Chỉ thị 20/2007/CT-TTg về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước đã được Thủ tướng chính phủ ký ngày 24/08/2007, Trong đó việc thực hiện chi lương cho đối tượng hưởng lương ngân sách qua ngân hàng tại địa bàn TP.HCM sẽ được thực hiện từ đầu năm 2008 [10], là một cơ hội cho BIDV Hồ Chí Minh phát triển dịch vụ chi hộ lương và một số dịch
vụ khác đối với các đơn vị, cơ quan hưởng lương ngân sách và người lao động của các đơn vị này.
+ Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế tổ chức và họat động cơng ty chứng khóan đã được Bộ Tài chính ký ngày 24/04/2007. Trong đó chức năng “quản lý tiền gửi giao dịch chứng khốn của khách hàng (nhà đầu tư chứng khóan)” được quy định tại khỏan 1, điều 32, mục 1, chương V như sau [2]:
a) Cơng ty chứng khốn phải quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng tách biệt khỏi tiền của chính cơng ty chứng khốn. Cơng ty chứng khốn khơng được trực tiếp nhận tiền giao dịch chứng khoán của khách hàng;
b) Khách hàng của cơng ty chứng khốn phải mở tài khoản tiền tại ngân hàng thương mại do cơng ty chứng khốn lựa chọn…
Như vậy BIDV Hồ Chí Minh có cơ hội phát triển dịch vụ mới – dịch vụ quản lý tài khỏan tiền gửi của nhà đầu tư chứng khóan. Trong dịch vụ này, BIDV-HCMC sẽ thay mặt các Cơng ty chứng khóan phục vụ khách hàng của họ qua nghiệp vụ mở tài khỏan và nhận tiền gửi chứng khoán của nhà đầu tư. Với công nghệ hiện đại, kết nối trực tuyến trên tồn hệ thống, các cơng ty chứng khóan có thể kiểm tra số dư tiền gửi nhà đầu tư một cách nhanh chóng và dễ dàng qua chương trình BIDV@Sercurities, dù nhà đầu tư mở tài khỏan tại bất cứ BIDV nào trên toàn quốc, Phát triển tốt dịch vụ này, BIDV Hồ Chí Minh có cơ hội tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn.