6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
1.4. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
1.4.3 Vai trò của thị trường bất động sản:
Thị trường bất động sản là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và nâng cao đời sống của các tầng lớp dân cư. Vì vậy, thị trường bất động sản có những vai trị cụ thể như sau:
- Thị trường bất động sản góp phần thúc đẩy sản xuất: Thị trường bất động
sản là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu về bất động sản, nơi chuyển hóa vốn từ hình thái hiện vật sang giá trị, là nhân tố quyết định tốc độ chu chuyển vốn, sự tăng trưởng
của kinh doanh bất động sản. Thị trường bất động sản phát triển cịn góp phần tạo điều kiện cho việc bố trí, sắp xếp, phân bổ sản xuất kinh doanh theo quy hoạch và
định hướng phát triển kinh tế của quốc gia, góp phần thúc đẩy áp dụng khoa học kỹ
thuật và công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng bất động sản, nâng cao hiệu quả
sử dụng tài nguyên đất. Ngược lại, khi thị trường bất động sản không được thơng suốt, ngưng trệ, sự chuyển hóa sẽ gặp khó khăn sẽ làm cho vốn luân chuyển chậm,
ảnh hưởng đến thị trường.
- Thị trường bất động sản góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển: Thị
trường bất động sản phát triển góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển đồng thời cũng làm tăng vốn đầu tư cho phát triển. Vì vậy phát triển thị trường bất động sản chính
là sự tăng lên của tài sản cố định trong xã hội và đó chính là nguồn vốn cho đầu tư phát triển xã hội quan trọng. Mặt khác khi thị trường bất động sản phát triển, tốc độ chu chuyển của đồng vốn nhanh hơn, đó chính là một cách bổ sung thêm vốn cho
đầu tư phát triển và các giao dịch bất động sản để vay vốn, góp vốn liên doanh bằng
bất động sản là những giao dịch làm tăng thêm vốn cho đầu tư phát triển... Thêm
vào đó, phát triển thị trường bất động sản làm tăng khối lượng hàng hóa bất động
sản giao dịch trên thị trường, mở rộng phạm vi các quan hệ giao dịch: mua bán, chuyển nhượng, cho thuê… làm tăng các quan hệ giao dịch cũng là tăng lượng bất
động sản nhất định trong giao dịch làm cho lượng hàng hóa như được tăng lên, do
đó tăng tốc độ chu chuyển vốn. Như vậy, phát triển đầu tư kinh doanh bất động sản đóng vai trị quan trọng trong việc chuyển các tài sản thành nguồn tài chính dồi dào
phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là đầu tư phát triển hạ tầng của nền kinh tế.
- Phát triển thị trường bất động sản làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà
nước: Thị trường bất động sản phát triển làm tăng khối lượng hàng hóa bất động
sản giao dịch trên thị trường càng nhiều là điều kiện cơ bản tăng nguồn thu của ngân sách nhà nước. Thị trường bất động sản phát triển góp phần mở rộng và tạo ra nhiều quan hệ giao dịch, làm cho cùng một khối lượng hàng hóa nhưng qua nhiều lần giao dịch là tăng khối lượng lưu chuyển, góp phần tăng nguồn thu của ngân sách
nhà nước (khi mua bán, chuyển nhượng, thuê…bất động sản nhiều lần trên thị
trường sẽ tạo điều kiện cho Nhà nước tăng nguồn thu từ thuế).
- Phát triển thị trường bất động sản góp phần mở rộng thị trường và quan hệ
đối ngoại: Thị trường bất động sản là một bộ phận của thị trường trong nền kinh tế
quốc dân, có mối quan hệ mật thiết đến thị trường vốn, thị trường lao động, thị
trường hàng hóa. Do đó, khi phát triển thị trường bất động sản nó ảnh hưởng trực
tiếp đến sự phát triển của các thị trường khác, cũng tức là góp phần mở rộng phát
triển thị trường chung. Thêm vào đó, trong điều kiện của một nền kinh tế phát triển thì quan hệ thị trường nói chung và thị trường bất động sản nói riêng khơng cịn chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia. Thị trường bất động sản phát triển vượt khỏi
một quốc gia chẳng những tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia giao dịch bất động sản trên lãnh thổ của mỗi nước mà còn tạo điều kiện cho họ đầu tư phát triển sản xuất, đầu tư kinh doanh bất động sản và họ cũng có thể cư trú, sinh sống… Đó là cơ sở hình thành phát triển các quan hệ xã hội tạo ra sự thuận lợi, hiểu biết lẫn nhau giữa các nước, giữa các dân tộc, giữa các cộng đồng… góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại.
- Thị trường bất động sản ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội: Thị trường đất
đai nói riêng và thị trường bất động sản nói chung giữ vị trí quan trọng đối với sự
ổn định xã hội. Thị trường bất động sản, mà nhất là thị trường đất đai ở bất cứ một
xã hội nào cũng đều gắn với chính sách đất đai của một quốc gia. Một khi thị trường bất động sản phát triển lành mạnh cũng tức là chính sách đất đai phù hợp, xã hội ổn
định. Mặt khác, do đất đai, nhà ở và cơng trình khác ln gắn chặt với hoạt động
sản xuất và đời sống con người và các hoạt động xã hội của con người nên khi thị
trường bất động sản không hoạt động hoặc hoạt động không lành mạnh (giá cả lên
xuống thất thường, người có tiền thực hiện đầu cơ trong buôn bán đất đai…) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội, gây mất ổn định, tác động xấu đến niềm tin của người dân vào chủ trương, chính sách của nhà nước.
- Thị trường bất động sản góp phần nâng cao đời sống của nhân dân: Thị
trường bất động sản phát triển thúc đẩy áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ,
nâng cao chất lượng nhà ở cũng như các cơng trình phục vụ cho các hoạt động trực tiếp của con người, cho nhu cầu văn hóa, xã hội, thể thao… Thị trường bất động sản phát triển ảnh hưởng vào sự phát triển của thị trường hàng hóa, thị trường vốn…góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của thị trường đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của đời sống con người.
- Phát triển thị trường bất động sản góp phần thúc đẩy đổi mới chính sách
đất đai, đổi mới quản lý đất đai, quản lý bất động sản: Thông qua hoạt động của thị
trường bất động sản sẽ giúp nhà nước đổi mới bổ sung, hoàn thiện chính sách đất
đai, bất động sản…và thực hiện đổi mới công tác quản lý nhằm tạo điều kiện cho
các giao dịch bất động sản được thực hiện hợp pháp thơng qua thị trường. Từ đó, mở rộng và phát triển thị trường bất động sản, khắc phục tình trạng của một thị
trường khơng chính thức, đầu cơ… cũng thông qua thị trường giúp nhà nước đổi
mới, bổ sung, hồn thiện cơng tác quản lý đất đai, quản lý bất động sản. Thị trường bất động sản hình thành và phát triển góp phần xác lập mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước với người sở hữu bất động sản, trên cơ sở đó bổ sung, hồn thiện cơ chế chính sách và hồn thiện công tác quản lý nhà nước.