- Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt.
2.2.3 Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng.
Một quốc gia được xem là phát triển bền vững, không chỉ dựa vào mức tăng
trưởng GDP hàng năm của nền kinh tế, mà còn dựa vào chỉ số khoảng cách giàu -
nghèo giữa các tầng lớp dân c ư trong cộng đồng như thế nào. Và như vậy, mặc dùở
Chính phủ đã mang lại những hiệu quả hết sức to lớn, song trên thực tế, khoảng cách giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân c ư ngày càng nới rộng ra.
Theo Báo cáo phát triển con người 2007-2008 của Chương trình phát triển
Liên Hiệp Quốc (UNDP), chỉ số chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam là 34,4 lần. Theo số liệu thống kê của nước ta, nếu như năm 1993, thu nhập của 20% số hộ có thu nhập cao nhất gấp 4,43 lần số hộ có thu nhập thấp nhất, thì năm 1996, con số
này đã là 7,3 lần và năm 2005 đã là khoảng 9 lần. Như vậy khoảng cách giàu nghèo có xu hướng ngày càng rộng ra. Chênh lệch giàu nghèo là biểu hiện rõ nhất của bất
công xã hội.
Số liệu điều tra của UNDP cho thấy: nhóm 20% những ng ười giàu nhất ở Việt Nam hiện đang hưởng tới 40% lợi ích từ các chính sách an sinh xã hội của Nhà
nước; trong khi nhóm 20% những ng ười nghèo nhất chỉ nhận được 7% lợi ích từ
nguồn này. 10% dân số nghèo nhất chỉ chiếm 4,2% thu nhập và chi tiêu quốc gia.
10% giàu nhất chiếm 28,8% thu nhập và chi tiêu quốc gia. 20% dân số nghèo nhất chiếm 9% tổng thu nhập và chi tiêu quốc gia. 20% dân số giàu nhất chiếm 44,3% tổng thu nhập và chi tiêu quốc gia. Chênh lệch giữa 10% dân số giàu nhất với 10% dân số nghèo nhất là 6,9 lần.