Mở rộng và phát huy dân chủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ở việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 67 - 68)

- Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt.

trường tất yếu cần đến sự can thiệp của các nhân tố chủ quan Trong điều kiện nước ta hiện nay, trong bối cảnh trong n ước và quốc tế có nhiều nhạy cảm, khơng ít

3.1.4 Mở rộng và phát huy dân chủ.

Dân chủ theo nghĩa rộng bao gồm nhiều khía cạnh: dân chủ là giá trị, là chế

độ chính trị, là nguyên tắc tổ chức, là mục tiêu xã hội…Ở đây, dân chủ được đề cập đến là phương thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời

sống xã hội, từ kinh tế đến chính trị xã hội nói chung nhằm hướng tới mục tiêu tăng

trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

Mở rộng và phát huy dân chủ trong kinh tế là yêu cầu số một hiện nay – với nội hàm chính là mọi thành phần kinh tế đều có điều kiện để phát triển trong khn khổ pháp luật. Đi liền với nó là bãi bỏ sự độc quyền cũng nh ư cơ chế xin - cho, làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Dân chủ trong kinh tế một mặt đòi hỏi phải động viên, khuyến khích và có cơ chế để mọi người làm giàu một cách chính đáng; mặt khác phải trừng trị những kẻ làm giàu bất chính, trái pháp luật. Mở rộng, phát huy dân chủ trong kinh tế phải đi

liền với dân chủ về chính trị, xã hội với những nội dung c ơ bản để mọi tầng lớp nhân dân nhận thức được trách nhiệm xã hội và tham gia vào các q trìn h chính trị xã hội với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Cần tăng cường và cải tiến các hoạt động mang tính dân chủ cao như chất vấn tại Quốc hội và Hội đồng

nhân dân, đối thoại trực tiếp với nhân dân qua truyền hình và Internet, thiết lập các đường dây nóng liên lạc với người dân, đổi mới các cuộc tiếp xúc với cử tri…Thực

tế cho thấy nơi nào phát huy tốt dân chủ cơ sở sẽ hạn chế được những hiện tượng tiêu cực, những biểu hiện sai trái vi phạm kỷ c ương, phép nước, những biểu hiện suy

thoái đạo đức của một số cán bộ có chức có quyền, các hiện t ượng quan liêu, tham

nhũng…

Việc mở rộng dân chủ hiện nay phải đi liền với kỷ cương pháp luật. Trên cơ sở đó phát huy vai trị chủ động, tích cực của mọi tầng lớp dân c ư tham gia vào quản lý kinh tế- xã hội, tham gia kiểm kê, kiểm soát lực lượng lao động, sản xuất và phân phối sản phẩm… Mục ti êu tăng trưởng kinh tế và cơng bằng xã hội ắt sẽ cơ sở đó phát huy vai trị chủ động, tích cực của mọi tầng lớp dân c ư tham gia vào quản lý

kinh tế - xã hội, tham gia kiểm kê, kiểm soát lực lượng lao động, sản xuất và phân phối sản phẩm… Mục tiêu tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ắt sẽ được thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ở việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)