Tốc độ lạm phát cao và khó kiểm sốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ở việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 51 - 52)

- Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt.

f. Một số hiện tượng tiêu cực trong giáo dục còn tồn tại nhưng chậm được giải quyết.

2.2.6 Tốc độ lạm phát cao và khó kiểm sốt.

Giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát có mối quan hệ với nhau, nh ưng không phải lúc nào tăng trưởng kinh tế và lạm phát cũng đồng biến với nhau, mà lạm phát có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế nếu nó vượt qua một ngưỡng nhất

định. Mối quan hệ giữa tăng tr ưởng kinh tế và lạm phát là phi tuyến tính. Nghĩa là,

khi lạm phát tăng ở mức độ th ấp, mối quan hệ này mang tính đồng biến, khi lạm phát ở mức độ cao thì mối hệ này có thể là nghịch biến. Một nhà kinh tế học đã nghiên cứu quy luật về mối quan hệ giữa tăng tr ưởng kinh tế và lạm phát, ơng đã tìm ra mức giới hạn của lạm phát mà nếu tỷ lệ lạm phát vượt quá mức giới hạn đó sẽ có

tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giới hạn này của các nước công nghiệp là 1- 4%, của các nước đang phát triển là 11-12%.

Bảng 12: Mối quan hệ giữa tăng tr ưởng kinh tế và lạm phátở Việt Nam thời gian qua (1996-2007).

Năm Lạm phát Tăng trưởng kinh tế

1996 4,5 9,34 1997 3,6 8,15 1998 9,2 5,76 1999 0,1 4,77 2000 -0,6 6,79 2001 0,8 6,89 2002 4,0 7,08 2003 3,0 7,34 2004 9,5 7,79 2005 8,4 8,43 2006 6,6 8,17 2007 12,6 8,48 Nguồn:[11,31]

Phân tích số liệu bảng trên cho thấy, việc kiểm soát lạm phát của VIệt Nam

trong các năm 1996, 1997 có k ết quả tốt, lạm phát từ 2 chữ số trong những năm trước đã giảm xuống, song tốc độ tăng tr ưởng kinh tế cũng giảm xuống sau một thời

gian tăng trưởng cao.

Sang năm 1998, lạm phát tăng cao tới 9,2% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á năm 1997. Hậu quả của cuộc khủng hoảng làm suy giảm tốc độ phát triển kinh tế của khu vực và ảnh hưởng của chu kỳ suy thối kinh

tế tồn cầu làm cho kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng giảm phát, tỷ lệ lạm phát giảm còn 0,1% vào năm 1999, tốc độ tăng trưởng kinh tế rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 1990- đạt 4,77%.

Những năm tiếp theo, với việc tăng dần của tỷ lệ lạm phát, tăng tr ưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, lạm phát tăng tỷ lệ thuận với tăng tr ưởng kinh tế.

Đỉnh điểm là lạm phát tăng cao vào năm 2004 – đạt 9,5% cùng với tốc độ tăng

trưởng 7,7%, năm 2005, lạm phát là 8,4% bằng với tốc độ tăng tr ưởng. Năm 2006, lạm phát chỉ còn 6,6% thấp hơn tốc độ tăng trưởng 1,6%. Năm 2007, lạm phát ở mức cao kỷ lục trong vòng 11 năm qua, đạt 12,6%, trong khi tốc độ tăng tr ưởng chỉ

đạt 8,48%.

Tăng trưởng cao thì lạm phát sẽ cao, nhưng kết quả tăng trưởng có thể bị triệt

tiêu bởi lạm phát cao. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, tốc độ tăng cao của lạm phát và những tác động tiêu cực của nền kinh tế đã lấy đi thành quả tăng trưởng trên 8% của Việt Nam, tạo ra sự chênh lệch giàu nghèo nghiêm trọng hơn giữa các tầng lớp dân cư và giữa các khu vực kinh tế. Những tác động tiêu cực đó làm cho mức sống của một bộ phận lớn dân c ư – những người làm nông nghiệp và những người làm công ăn lương giảm do thu nhập thực tế giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ở việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)