Phát huy vai trò của nhà nước trong việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ở việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 62 - 64)

- Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt.

trường tất yếu cần đến sự can thiệp của các nhân tố chủ quan Trong điều kiện nước ta hiện nay, trong bối cảnh trong n ước và quốc tế có nhiều nhạy cảm, khơng ít

3.1.2 Phát huy vai trò của nhà nước trong việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.

với công bằng xã hội.

Đây không phải là vấn đề mới mẻ. Những thập ni ên trước đây, trong thế kỷ

XX, chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ cạnh tranh tự do đã để cho thị trường chi phối, thao túng nên đã xuất hiện những xung đột gay gắt làm xã hội bất ổn, đẩy nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Trước những hậu họa đó, các nhà kinh tế học tư bản đã ý thức được vấn đề và dần dần thấy được vai trị của “bàn tay hữu hình” của nhà nước

trong điều tiết nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.

Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, việc kết hợp giữa tăng tr ưởng kinh tế với

công bằng xã hội càng trở nên cần thiết hơn. Đó là u cầu khách quan, khơng chỉ

để tăng trưởng kinh tế mà còn đảm bảo mục tiêu chính trị đã lựa chọn. Điều này

không đến một cách tự nhiên mà cịn có sự tác động một cách chủ động của kiến trúc thượng tầng chính trị, trước hết là nhà nước.

Thứ nhất, nhà nước điều tiết bằng những định h ướng phát triển thông qua các chiến lược quy hoạch, kế hoạch v à cơ chế, chính sách.

Thứ hai, nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa cho quá trình phát triển kinh tế thị trường. Nhà nước không chỉ tác động vào các quá trình kinh tế - xã hội, tạo

điều kiện cho kinh tế tăng tr ưởng và phát triển mà còn đảm bảo cho tăng trưởng

kinh tế gắn với công bằng xã hội.

Thứ ba, vai trò của nhà nước được phát huy qua việc ban hành và thực thi hệ thống chính sách xã hội thông qua các tổ chức, thiết chế nh à nước có thể điều hành mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi đối tượng.

Tóm lại, sự điều tiết của nh à nước để giải quyết bài toán đầy mâu thuẫn là kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là điều không đơn giản trên thực tế.

Nếu quá ưu tiên cho tăng trư ởng kinh tế sẽ gây nguy c ơ bất ổn; ngược lại, nếu quá

ưu tiên cho công bằng xã hội sẽ tạo nên sự trì trệ cho nền kinh tế.

Chúng ta thực hiện nền kinh tế thị tr ường, kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tận dụng tối đa các tiềm năng của các thành phần kinh tế, tạo thêm nhiều cơ hội cho

người lao động có thể tìm được việc làm phù hợp với năng lực của mình và được hưởng những thành quả lao động theo đóng góp của mình, hạn chế thất nghiệp. Tất nhiên, chúng ta phải chấp nhận một thực tế là có thể có những người có cùng mức

độ đóng góp lao động nh ư nhau nhưng lại được hưởng những phần thu nhập không

ngang nhau do sự khác nhau giữa các thành phần kinh tế, khác nhau giữa các vùng, miền….Chúng ta phải chấp nhận sự phân hóa gi àu nghèo như là một đặc điểm của nền kinh tế thị trường, chấp nhận một bộ phận nhân dân gi àu trước do tiếp cận được những điều kiện làm việc, sinh sống, học tập…tốt h ơn như ở các thành phố lớn, các khu vực kinh tế trọng điểm, có s ự đầu tư nhiều hơn; chấp nhận sự giàu lên của một số người năng động, chịu khó, l àm ăn chính đáng, vư ợt qua được những yêu cầu của các quy luật của nền kinh tế thị tr ường, biết sử dụng trí tuệ, sức lực, tài sản…một cách có hiệu quả. Nhưng chúng ta khơng ch ấp nhận sự phân hóa giàu – nghèo theo

kiểu một số người lợi dụng luật pháp, l àm ăn phi pháp, trốn thuế, tham ô…mà trở thành những kẻ giàu kếch xù, khơng chấp nhận việc tầng lớp này giàu có dựa trên sự bần cùng của tầng lớp khác.

Trước mắt, Nhà nước với vai trò quản lý xã hội của mình phải có những

chính sách khuyến khích làm giàu chính đáng, t ạo điều kiện cho mọi đối t ượng có

cơ hội ngang nhau trong lao động, trong tổ chức sản xuất, kinh doanh…tùy theo khả

năng của từng đối tượng; nhà nước tạo môi trường, điều kiện cho sản xuất phát triển, thu hút lao động, giải quyết việc làm. Nhà nước cũng cần có những chính sách phân

phối thu nhập phù hợp theo lao động, theo đóng góp (vốn, tài sản, cơng sức…) và chính sách phân phối lại thu nhập thơng qua nhiều chính sách kinh tế để điều tiết

hợp lý thu nhập của các tầng lớp dân cư (chính sách thuế thu nhập). Đồng thời, Nhà

nước cần có các biện pháp, chính sách ưu tiên cho phát triển nơng thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa để hạn chế bớt khoảng cách phân hóa giữa các vùng này với các tỉnh thành phố lớn như chính sách hỗ trợ vốn, cho vay vốn lãi suất thấp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giáo dục nâng cao trình độ nhiều mặt cho nhân dân,

tạo điều kiện cho người dân ngày càng có nhiều cơ hội tiếp cận với những kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến, có những chính sách chăm sóc sức khỏe, phát triển y tế… có những chính sách hỗ trợ kịp thời khi họ gặp phải những rủi ro nh ư lũ lụt, hạn hán mất mùa, dịch bệnh…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ở việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)