Tình hình tiêu thụ ThanhLong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút các nguồn tài trợ phát triển thanh long bình thuận giai đoạn 2010 2020 (Trang 31 - 36)

2.2 Thực trạng về trồng và tiêu thụ trái Thanhlong Bình Thuận

2.2.2 Tình hình tiêu thụ ThanhLong

Tiêu thụ nội địa:

Mặt hàng trái Thanh long là mặt hàng mới so với các loại trái cây đang tiêu thụ trên thị trường nội địa. Tuy nhiên, do đặc tính thương phẩm cũng như màu sắc và khả năng bảo quản của loại trái cây này, nên chỉ trong một thời gian ngắn trái Thanh long đã có mặt hầu hết trên các thị trường trong cả nước; trong đó đặc biệt là thị trường các thành phốlớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, … Phần lớn lượng Thanh long được tiêu thụ tại các chợ, một phần được tiêu thụ tại một số siêu thị, nhà hàng. Thanh long được tiêu thụ thông qua hệ thống bán buôn bao gồm các doanh nghiệp, các cơ sở thu mua cung ứng tại địa phương và các chủ vựa tại các chợ đầu mối cung ứng cho các đại lý, các hộ bán lẻ và các nhà hàng. Toàn tỉnh có khoảng 230 cơ sở thu mua, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Thanh long.

Qua khảo sát tình hình thực tếcho thấy, việc tiêu thụ nội địa chỉ chiếm khoảng 20% sản lượng. Sở dĩ số liệusản lượng và kim ngạch xuất khẩu thống kê được đạt thấp do nhiều doanh nghiệp của tỉnh không trực tiếp xuất khẩu mà bán qua trung gian các doanh nghiệp ở biên giới phía Bắc để xuất khẩu sang Trung quốc, hoặc doanh nghiệp ngoài tỉnh thu mua trực tiếp tại tỉnh Bình Thuận để xuất khẩu. Để đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, vấn đề cơ bản là đầu tư tập trung mạnh cho công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thương mại, trong đó quan trọng là quảng bá giới thiệu về lợi ích và công dụng của Thanh long đối với sức khoẻ con người.

Thị trường xuất khẩu:

Năm 2009, tổng KNXK Thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đạt xấp xỉ 11,962 triệu USD. Trong đó KNXK sang thị trường châu Âu đạt 2,707 triệu USD (chiếm 21,80% kim ngạch xuất khẩu), thị trường châu Á đạt 9,284 triệu USD (chiếm 77,62%), thị trường châu Mỹ đạt 0,695 triệu USD (chiếm 0,58%).

Bảng 2.7: tình hình xuất khẩu Thanh long tươi của Bình Thuận phân theo thị trường giai đoạn năm2005 -2009

Đơn vị tính: 1.000 USD

Kim ngạch

xuất khẩu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng cộng: 10.435,60 13.587,02 15.306,62 14.915,40 11.961,50 - Hồng Kông 3.238,50 4.247,28 3.064,64 2.377,90 333 -Đài Loan 3.777,50 3.947,34 3.792,78 3.685,31 474 - Trung Quốc 126,60 337,33 2.288,42 868,30 2.717 - Singapore 1.110,40 1.780,03 1.582,25 1.647,19 1.801 - Thái Lan 1.001,10 1.699,41 1.972,52 2.127,60 1.933 - Malaysia 1.071,60 563,10 417,91 366,20 490 - Indonesia 54,16 879,30 1.200,70 1.508 - UAE 0,20 9,03 0,00 0,00 28,4

- Canada 54,98 268,40 78,80 0,00 -Đức 62,50 20,80 12,60 103,6 - Hà Lan 47,20 892,96 1.013,80 2.484,70 2.496,2 - Pháp 1,40 5,80 0,00 7,3 - Anh 26,00 0,00 - Hoa Kì 0,00 40,00 69,5 -Nước khác 0,00 0,10 0,00

(Nguồn:Sở Cơng thương Bình Thuận.KNXK chỉ thống kê đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xuất khẩu trực tiếp thể hiện trên tờ khai hải quan)

Tình hình xuất khẩu Thanh long vào một số thị trường chủ yếu được phản ánh qua biểu đồ về KNXK sau:

Biểu đồ2.3: KNXK Thanh long Bình Thuận vào một số thị trường chủ yếu ở nước ngoài (Nguồn: Sở Cơng thương Bình Thuận)

Hiện nay các nước nhập khẩu chính Thanh long Việt Nam chủ yếu là các nước châu Á, trong đó nhiều nhất là Đài Loan, Hồng Kơng chiếm khoảng 50-60%, cịn lại là Thái Lan, Singapore, Trung Quốc. Tuy nhiên, qua các chương trình khảo sát thực tế, thị trường Trung Quốc tiêu thụ rất lớn sản lượng Thanh long xuất khẩu của Bình Thuận nhưng chủ yếu là bán tại các tỉnh biên giới của Việt Nam và xuất sang Trung Quốc theo đường biên mậu.

Nguyên nhân chính là phía Trung Quốc khuyến khích ngoại thương biên giới với những nước có chung biên giới, các doanh nghiệp Trung Quốc ở Quảng Tây, Quảng Đơng khơng đặt hàng nhập khẩu chính ngạch mà chỉ đặt hàng với các doanh nghiệp phía Việt Nam để nhập khẩu khơng chính thức qua biên giới nhằm mục đích hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu tiểu ngạch của phía Trung Quốc. Dovậy một số doanh nghiệp của Bình Thuận khơng xuất khẩu trực tiếp mà chủ yếu là bán tại Bình Thuận hoặc tại các tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam và xuất sang Trung Quốc qua đường xuất khẩu khơng chính thức (chủ yếu mua đứt bán đoạn giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân Trung Quốc theo từng lô hàng).

Thị trường châu Âu bước đầu đã thâm nhập được thị trường Hà Lan, Đức, Pháp, Anh. HTX Thanh Long Hàm Minh đã được cấp chứng chỉ sản xuất Thanh long sạch theo tiêu chuẩn EUREGAP, nếu quy trình này được nhân rộng và sản xuất lớn thì Thanh long của Bình Thuận xuất khẩu sang thị trường các nước châu Âu sẽ phát triển đáng kể.

Đối với thị trường Hoa Kì, Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bình Thuận năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh: “trái Thanh long Việt Nam giờ đã có thêm thị trường mới là Hoa Kì. Do vậy Bình Thuận phải nắm lấy cơ hội này để xây dựng thương hiệu Thanh long an toàn, chất lượng cao, xuất khẩu sang Hoa Kì và Tây Âu, nâng cao thu nhập cho nơng dân và góp phần làm giàu cho đất nước”. Vào được thị trường Hoa Kì, trong tương lai thanh long Bình Thuận sẽ có “hộ chiếu” để được đến với các khách hàng khó tính khác trên toàn thế giới. Tuy nhiên, cái khó khi xuất Thanh long vào thị trường Hoa Kì là cơng tác vận chuyển. Nếu vận chuyển bằng đường hàng khơng thì đảm bảo mỹ quan của sản phẩm do thời gian vận chuyển ngắn nhưng giá cước phí quá cao, riêng đi Canada là 6 USD/kg, còn đi Hoa Kì phải mất từ 7-10 USD/kg. Nếu vận chuyển bằng đường biển thì thời gian q dài, ít nhất 28 - 40 ngày mới tới nơi, trong khi trái Thanh long

chỉ bảo đảm trong phòng lạnh21 ngày, quá 28 ngày sẽ bị hư hỏng 30% làm cho mỹ quan và chất lượng Thanh long giảm(ảnh chụp tạibang Texas).

Ảnh2: Thanh long Việt Nam được bán tạisiêu thị Trường Nguyên, bang Texas, Hoa Kì (nguồn: Trường Nguyễn, hiện sống tại bang Texas)

Tính đến đầu năm 2009, chỉ có 105 tấn Thanh long của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ sau khi thị trường này chính thức mở cửa cho trái Thanh long vào cuối tháng 7/2008, trong đó có 1 chuyến hàng (11,5 tấn) do Cơng ty TNHH Thanh long Hồng Hậu xuất khẩu trực tiếp. Xuất khẩu Thanh long sang Mỹ đã tạm ngừng từ cuối năm 2008 một phần do không thể chiếu xạ. Đến quý 2 năm 2009, Công ty cổ phần xuất khẩu thuỷ sản Sơn Sơn (thành phố Hồ Chí Minh) đã cơng bố qua báo Tuổi trẻ nhận chiếu xạ trở lại sau thời gian tạm ngưng để sửa chữa. Chođến nay, cơ quan Kiểm dịch thực vật Hoa Kì (APHIS) chỉ mới cấp giấy phép chiếu xạ cho chỉ một nhà máy củaCông tySơn Sơn.

Với diện tích Thanh long đã được cấp mã số vùng trồng (398,2 ha) sản lượng Thanh long có thể xuất khẩu vào thị trường Hoa Kì là 10.000 tấn/năm. Lô hàng Thanh long đầu tiên xuất khẩu đi thị trường Hoa Kì có trọng lượng 8 tấn, do trang trại Duy Lan (Hàm Thuận Nam- Bình Thuận) bán cho Cơng ty

cổ phần chế biến thủy sản Sơn Sơn xử lý chiếu xạ và trực tiếp xuất khẩu vào thị trường Hoa Kì. Phương thức mua bán giữa Trang trại Duy Lan và Công ty Sơn Sơn là mua đứt bán đoạn tạitrang trại, giá bán 9.500 đ/kg. Những lô hàng này hướng vào mục đích thăm dị thị trường và quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng Mỹ. Hiện nay, tỉnh cũng như doanh nghiệp đang theo dõi tình hình tiêu thụ tại thị trường trên để có những giải pháp kịp thời nhằm tăng nhanh lượng xuất khẩu vào thị trường này.

Đối với thị trườngNhật Bản, Thanh longhiện nay chưa tiếp cận được thị trường này. Do đó cần có biện pháp hỗ trợ cho các nhà sản xuất áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong quy trình sản xuất đạt được tiêu chuẩn, chất lượng. Vấn đề cơ bản là phải giải quyết triệt để nhằm khắc phục được tình trạng ruồi đục quả và đảm bảo vệ sinh an toàn của sản phẩm.

Đầu tháng 10/2008 cơ quan Kiểm dịch thực vật Hoa Kì (APHIS) đã cấp Giấy chứng nhận cho 3 cơ sở đạt tiêu chuẩn nhà đóng gói xuất khẩu trái cây qua Mỹ là HTX sản xuất Thanh long Hàm Minh và Cơng ty TNHH Thanh long Hồng Hậu, Cơng ty TNHH Bảo Thanh; và chuẩn bị cấp chứng nhận cho nhà đóng gói của Cơng ty SADACO tại Thị trấn Thuận Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút các nguồn tài trợ phát triển thanh long bình thuận giai đoạn 2010 2020 (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)