Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút các nguồn tài trợ phát triển thanh long bình thuận giai đoạn 2010 2020 (Trang 36 - 43)

2.3 Thực trạng các nguồn tài trợ phát triển vùng trồng cây Thanhlong

2.3.1 Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách là vốn đầu tư cho nông nghiệp từ ngân sách của nhà nước. Vốn này được dùng vào khai hoang và xây dựng vùng kinh tế mới, nông trường quốc doanh, trạm trại kỹ thuật nông nghiệp, thuỷ lợi, nghiên cứu khoa học, chương trình giải quyết việc làmở nơng thơn.

Việt Nam đã và đang từng bước phát triển kinh tế nơng nghiệp theo mơ hình sản xuất hàng hóa thơng qua viêc đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp; mở rộng thị trường tiêu thụ

nông sản phẩm trong và ngoài nước. Trong bối cảnh đó, Bình Thuận đã và đang đầu tư ngân sách và nhân lực để phát triển Thanh long. Cụ thể như:

Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm cạnh tranh nơng nghiệp cho Thanh long Bình Thuận:

Cơng tác tập trung phát triển và đầu tư cho Thanh long được Nhà nước, tỉnh Uỷ, các Sở ban ngành chú trọng và đẩy mạnh trong vài năm trở lại đây. Đánh dấu bằng việc thành lập Trung tâm nghiên cứu phát triển cây Thanh long vào đầu năm 2007 theo quyết định số 3104/QĐ-UBND ngày 06/12/2006 với nhiệm vụ thực hiện một số nghiên cứu cơ bản về cây Thanh long.

Thực hiện những quy định của Nhà nước về quản lý sản xuất rau quả tươi an toàn, gần đây UBND tỉnh Bình Thuận đã ra quyết định chỉ đạo việc quản lý dư lượng thuốc trừ sâu trong Thanh long. Sở NN & PTNT đã ban hành qui trình sản xuất và thu hoạch Thanh long theo hướng an toàn (GAP). Đây là hai tài liệu hướng dẫn về quản lý kỹ thuật quan trọng mà các nhà sản xuất, kinh doanh và quản lý cần tuân thủ nghiêm túc và thực hiện để Thanh long được đảm bảo về mặt an toàn thực phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao giá trị xuất khẩu.

Dự án Cạnh tranh nơng nghiệp (ACP: Agriculture Competitiveness Project), có 8 tỉnh tham gia, do Ngân hàng Thế giới(WB) tài trợ, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quyết định số 1572/QĐ-UBND ngày 10/06/2009 về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể (năm 2009-2013) Dự án Cạnh tranh nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và Quyết định số 457/QĐ-UBND ngày 24/02/2010 về việc phê duyệt kế hoạch năm 2010 Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Bình Thuận với sốvốn ODA riêng tỉnh Bình Thuận là 8,24 triệu USD (tương đương 133 tỷ đồng), trong đó vốn đối ứng của tỉnh Bình Thuận là 0,284 triệu USD (tương đương4,6 tỷ đồng).

phê duyệt kế hoạch tổng thể (2009-2015) tại công văn 5318/SKHĐT-HTĐT 07/12/2009. Và UBND tỉnh Bình Thuận đã ra Quyết định số 3451/QĐ-UBND ngày 10/12/2009 về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể dự án. Tổng vốn đầu tư cho tỉnh Bình Thuận là 3.265.000 USD, tương đương 55,505 tỷ đồng (17.000 đ/USD). Trong đó, vốn dự án ADB là 2,838 triệuUSD(tương đương 47,991 tỷ đồng); Vốn đối ứng của tỉnh Bình Thuận chiếm 10% là 0,427 triệu USD (tương đương 7,259 tỷ đồng).

Dự án triển khai 3.000 ha Thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch triển khai dự án này đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1081/QĐ-UBND ngày 20/4/2009. Trước đó, từ đầu tháng 9/2008 Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận đã triển khai cho số nông hộ chuyên canh Thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap tiến tới nâng dần đến định hướng cao hơn là theo tiêu chuẩn GlobalGap để phục vụ thị trường và xuất khẩu ổn định.

Dự án và đềtài nghiên cứu khoa học về cây Thanh long Bình Thuận do Sở KH&CN Bình Thuận làm chủ đề tài. Nghiên cứu xây dựng quy trình phịng trừ sâu bệnh gây hại trên Thanh long, đa dạng hoá sản phẩm từ trái Thanh long.

Sở Khoa học và cơng nghệ Bình Thuận đã phối hợp với Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh triển khai nghiên cứu đề tài “Định hướng nghiên cứu và phát triển sản phẩm từ trái Thanh long Bình Thuận” trong thời gian 2 năm (tháng 08/2006 –tháng 10/2008). Xuất phát từ ý nghĩa tìm hướng đi bền vững cho trái Thanh long Bình Thuận đề tài chính thức được nghiệm thu và công bố vào đầu năm 2009 với quy trình cơng nghệ chế biến ra 6 loại sản phẩm từ Thanh long là: nước Thanh long nha đam, Thanh long mãng cầu, nước ép Thanh long, Thanh long dứa đóng hộp, jelly Thanh long và vang Thanh long. Trong đó có 3loại sản phẩm được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng, giá thành và an toàn thực phẩm. Theo ơng Hồ Trung

Phước, Phó giám đốc sở Khoa học công nghệ Bình Thuận thì bên cạnh tiếp tục nghiên cứu nâng cao chất lượng hạ và giá thành sản phẩm, Bình Thuận sẽ có một chiến lược quảng bá, giới thiệu sản phẩm Thanh long ra thị trường cũng như đây mạnh xúc tiến đầu tư để lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực tài chính và cơng nghệ để chế biến các sản phẩm từ Thanh long.

Đến nay, thực tế ở Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng chưa có cơ sở/doanh nghiệpsản xuất các chế phẩm từ Thanh long mặc dù Sở khoa học và cơng nghệ Bình Thuận đã đầu tư và phối hợp nghiên cứu đề tài “Đa dạng hoá sản phẩm cho trái Thanh long Bình Thuận” và đã được nghiệm thu và công bố vào đầu năm 2009, nhưng đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp, cơ sở chế biến áp dụng đưa vào sản xuất.

Đầu tư cho cơng trình thuỷ lợi

Nhận thức rất rõ tầm quan trọng của việc đầu tư cơ sở hạ tầng có đóng góp lớn trong việc phát triển nông thôn, phát triển đời sống xã hội, tỉnh Bình Thuận đã đầu tư kinh phí cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng như nước, điện, đường sá để phục vụ vùng sản xuất nông nghiệp. Riêng đối với cây Thanh Long, tỉnh Bình Thuận cũng đã đầu tư kinh phí cơ sở hạ tầng cho các vùng tập trung sản xuất.

So với yêu cầu của sản xuất nơng nghiệp theo hướng hiện đại hóa, phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, mở rộng đất sản xuất cho đồng bào các dân tộc miền núi, vùng cao thì khả năng cung cấp nước từ các cơng trình thuỷ lợi vẫn cịn nhiều khó khăn. Mặc dù, hiện nay tồn tỉnh có trên 260 cơng trình thuỷ lợi vừa và nhỏ (15 hồ chứa, 50 ao bàu nhỏ, 100 đập dâng kiên cố, 85 đập tạm, 8 trạm bơm, 8 công trình kè) với tổng năng lực thiết kế tưới cho 41.519 ha, song do đa số là đập dâng và ao bàu nhỏ nên khả năngtrữ nước để cung cấp trong mùa khô rất hạn chế.

đập Phùm, đập Mắc Cỡ, đập Tà Mú, Cần Răng…) góp phần phát huy năng lực tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của địa phương đặc biệt là cho vùng chuyên canh cây Thanh Long.

Việc đầu tư về thủy lợi của tỉnh Bình Thuận đạt được những kết quả nhất định, nhưng ở một số khu vực vẫn cịn tình trạng thiếu chủ động trong việc cung cấp nước tưới, đặc biệt trong mùa khơ. Vì vậy, trong tương lai ngoài việc thường xuyên nạo vét, tu bổ, nâng cấp, mở rộng hệ thống này, cần phải đầu tư xây dựng mới thêm các cơng trình vàđặc biệt chú trọng thực hiện chương trình “kiên cố hóa kênh mương”, nhằm đảm bảo tưới tiêu theo yêu cầu và tiết kiệm.

Đầu tư chogiao thông nông thôn

Tổng chiều dài các tuyến đường giao thơng nơng thơn chính trong tỉnh là 1.533,1 km, trong đó chỉ có 46.5 km đường cấp phối sỏi, còn lại là đường đất (chiếm 9%). Các tuyến chính trong khu vực dân cư đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A hoặc B, số còn lại hầu hết chưa đạt cấp đường giao thông nông thôn theo quy định.

Một số xã trồng Thanh long lớn ở hai huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc chưa có đường tốt để vận chuyển sản phẩm. Do vậy, tỉnh đãđầu tư 93,8 tỷ đồng kinh phí cho việc xây dựng đường giao thơng nơng thôn tại các vùng tập trung sản xuất Thanh long trên địa bàn tỉnh đó là huyện Hàm Thuận Nam và huyện Hàm Thuận Bắc. Kinh phí đầu tư cụ thể theo địa bàn thểhiện qua bảng sau:

Bảng 2.8: kinh phí xây dựng đường giao thông tại hai huyện tập trung trồng Thanh long trên địa bàn tỉnh

S tt Tên cơng trình Số km Đơn giá (tỷ đồng) Thành tiền (tỷ đồng) Thuộc địa bàn Tổng cộng: 67 18,2 93,8 A. Huyện Hàm Thuận Bắc 40 8,4 56

1 Tuyến tỉnh lộ 718 (Hàm Hiệp – Mường Mán) 5 1,4 7 2 Tuyến ga Phú Hội – đập Cẩm Hang 9 1,4 12,6 Xã Hàm Hiệp

3 Tuyến đường số 6 5 1,4 7 Xã Hàm Liêm

4 Tuyến Bình An – đập Cà Giang 7 1,4 9,8 5 Tuyến cầu 14 – Trũng Liêm 4 1,4 5,6 Xã Hàm Chính

6 Tuyến ngã 3 hồ suối đá 10 1,4 14 Xã Hồng Sơn

B. Huyện Hàm Thuận Nam 27 9,8 37,8

1 Đường từ UBND xã Hàm

Thạnh đến thôn Ba Bàu

10 1,4 14 Xã Hàm

Thạnh 2 Đường vào bàu đất sét

thôn Phú Lộc

3 1,4 4,2 Xã Hàm

Cường

3 Tuyến đường PAM 2 1,4 2,8

4 Tuyến vào xóm 1 thơn Minh Tiến

1.5 1,4 2,1 Xã Hàm Minh

5 Tuyến đường vào xóm 4 thơn Minh Thành

2.5 1,4 3,5

6 Đường Suối Ké –Dốc Be 1 1,4 1,4 Xã Tân Thuận

7 Tuyến 712 đi sông Đợt 7 1,4 9,8

(Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận)

Đầu tư cho hệ thống điện nông thôn

Đầu tư thực hiện các dự án tăng cường nguồn điện cung cấp cho tỉnh gồm đường dây 220 KV Hàm Thuận – Phan Thiết, trạm 220 KV Phan Thiết 125MVA, xây dựng đường dây 110 KV Đại Ninh– Phan Rí, đường dây 110 KV Xuân Trường – Đức Linh để cung cấp điện phát triểm phụ tải Thanh long nhằm giải quyết việc thiếu nguồn điện thắp sáng Thanh long.

Tỉnh đã đầu tư kinh phí 39,94 tỷ đồng cho đường điện trung thế, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất Thanh long trái vụ tại các vùng tập trung sản xuất

Thanh long ở huyện Hàm Thuận Nam và huyện Hàm Thuận Bắc. Kinh phí đầu tư cụ thể theo địa bàn thể hiện trong bảng sau:

Bảng2.9: kinh phí xây dựng đường điện trung thế hai huyện tập trung trồng Thanh long trên địa bàn tỉnh

Stt Tên cơng trình Số km Đơn giá Thành tiền

(tỷ đồng) (tỷ đồng) Tổng cộng: 83,2 39,94 A. Huyện Hàm Thuận Bắc 31 14,88 1 Xã Hàm Hiệp 12 0,48 5,76 2 Xã Hàm Liêm 7 0,48 3,36 3 Xã Hàm Chính 4 0,48 1,92 4 Xã Hồng Sơn 4 0,48 1,92 5 Xã Hàm Thắng 4 0,48 1,92

B. Huyện Hàm Thuận Nam 52,2 25,06

1 Xã Hàm Thạnh 16 0,48 7,68

2 Xã Hàm Cường 20 0,48 9,6

3 Xã Hàm Minh 2,2 0,48 1,056

4 Xã Hàm Mỹ 12 0,48 5,76

5 Xã Mường Mán 2 0,48 0,96

(Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận)

Xét về cơ sở hạ tầng như đường sá, điện và thủy lợi cho tỉnh Bình Thuận nói chung và hai huyện hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam nói riêng

đã được đầu tư khá tốt so với trước, nhưng nhìn chung vẫn cịn thiếu, khơng đủ tải đểphục vụ sản xuất và phát triển vùng sản xuất Thanh long tập trung sản lượng lớn ở Bình Thuận hiện nay. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách hiện nay còn hạn chế và chưa đủ mạnh để đóng vai trò định hướng tiên phong,

phối hợp với nguồn vốn ODA nhằm khơi thông nguồn vốn FDI và nguồn vốn

tư nhân đầu tư cho phát triển Thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nói

riêng và Thanh long Việt Nam nói chung để phát triển theo hướng sản xuất công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút các nguồn tài trợ phát triển thanh long bình thuận giai đoạn 2010 2020 (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)