Hỗ trợ xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút các nguồn tài trợ phát triển thanh long bình thuận giai đoạn 2010 2020 (Trang 82 - 83)

3.3.1 Các giải pháp vĩ mô từ phía nhà nước và địa phương

3.3.1.2.3 Hỗ trợ xuất khẩu

Theo xếp hạng của Tổ chức nông lương liên hiệp quốc –FAO, về xuất khẩu mặt hàng trái cây tươi năm 2009, Việt Nam được xếp hạng là nước đứng thứ hai trên thế giới sau Ấn độ, với kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi đạt 438,65 triệu USD; đứng thứ ba là Trung Quốc.

Hiện nay, Cây Thanh long của tỉnh Bình Thuận được phát triển mạnh, sản lượng Thanh long thu hoạch khoảng 250.000 tấn/năm. Thanh long đã có một vị trí đặc biệt quan trọng trong cơ cấu kinh tế của ngành nông nghiệp của tỉnh và là mặt hàng nhóm rau quả xuất khẩu chiến lược của Bình Thuận nói riêng và của Việt Nam nói chung. Trái Thanh long Bình Thuận đãđược đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hoá và đã xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm.

Hỗ trợ tài chính xúc tiến thương mại cần tập trung vào trọng điểm. Hiệnnay hỗ trợ tài chính của nhà nước cho các chương trình xúc tiến thương mại mới chỉ tập trung vào giải quyết tình thế.Các dự án xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ kinh phí thì chủ yếu là các hoạt động tham gia triển lãm, hỗ trợ các doanh nghiệp đi khảo sát thị trường. Trong khi đó, khâu yếu là sản phẩm thiếu sự hiện diện thường xuyên tại thị trường nước ngồi, khơng được tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng.

Nhằm khắc phục nhược điểm trên, hỗ trợ tài chính xúc tiến thương mại cần tập trung vào trọng điểm, hỗ trợ xây dựng và phát triển các trung tâm xúc tiến thương mại, đặc biệt là trung tâmở nước ngoài. Tuy nhiên, việc này cần được phối kết hợp ban ngành liên quan để mang lại hiệu quả quảng bá cao cho sản phẩm nông đặc sản.

Thành lập qũy hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu nơng sản tỉnh Bình Thuận:

Cần thiết phải thành lập qũy hỗ trợxuất khẩu nếu muốn đẩy mạnh xuất khẩu Thanh long nói riêng và nơng đặc sản nói chung của tỉnh sang thị trường MỸ, EU cũng nhưcác thịtrường khác. Vì các lý do sau:

 Do đặc thù của Thanh long là mặt hàng nơng sản thuộc nhóm hàng mà sự cung cấp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên, có tính chất thời vụ, rủi ro rất lớn và giá cả biến động rất thất thường, nên thành lập qũy này có tác dụng ổn định giá cả cho các nhà sản xuất và xuất khẩu Thanh long nói riêng và nơng sản nói chung.

 Qũy hỗ trợ xuất khẩunơng sản (Thanh long) khơng chỉ có tác dụng duy trì sự ổn định giá cả trong sản xuất, chế biến nơng sản xuất khẩu mà cịn là sự trợ giúp cần thiết khi muốnđổi mới trang thiết bị để nâng cao mức độ chế biến, cải thiện chất lượng và an toàn vệ sinh hàng thực phẩm, hỗ trợ thâm nhập thị trường mới, phát triểnsản phẩm mới.

 Nguồn tài chính của qũy này sẽ bao gồm: nguồn thu thuế đối với hàng nông sản (Thanh long), nguồn đóng góp của các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệpvà hỗ trợ phát triển quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút các nguồn tài trợ phát triển thanh long bình thuận giai đoạn 2010 2020 (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)