Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút các nguồn tài trợ phát triển thanh long bình thuận giai đoạn 2010 2020 (Trang 58 - 60)

2.4 Những kết quả và hạn chế trong đầu tư vốn đối với nông nghiệp

2.4.1 Kết quả đạt được

Trong những năm qua, với những chính sách đúng đắn và mơi trường đầu tư đã từng bước được cải thiện, việc huy động và thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh có kết quả đáng khích lệ, như:

Cơng tác thu ngân sách địa phương đạt kết quả nhất định, tổng thu ngân sách hàng năm đều gia tăng. Tổng thu ngân sách năm 2009 trên địa bàn tỉnh đạt 7.310 tỷ đồng, trong đó thu trợ cấp từ trung ương là 1.389 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 19% tổng thu ngân sách).

Việc điều hành chi ngân sách nhà nước tiến bộ, tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách tăng tương đối qua các năm. Trong giai đoạn 2005-2009, ngân sách tỉnh đã chi cho đầu tư pháttriển bình quânđạt 906,8 tỷ đồng/năm. Riêng năm 2009 là năm có số ngân sách chi cho đầu tư phát triển đạt1.066 tỷ đồng, chiếm 35% trong tổng chi ngân sách của tỉnh.

Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước đãđược tập trungxây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư cho các cơng trình trọng điểm, chú trọng đầu tư cho vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đã từng bước cải thiện, nâng cao mức sống của người dân. Nhờ việc bố trí và sử dụng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội ngày càng hợp lý và có hiệu quả đã góp phần khai tấc được thế mạnh, tạo đièu kiện đẩy nhanh tiến độ đầu tư kết cấu hạ tầng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Từ đó cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, từng bước chỉnh trang bộ mặt các vùng đô thị, nông thôn, miền núi.

Giai đoạn 2005-2009, Vốn đầu tư cho ngành nơng lâmthuỷ sản tăng bình qn tăng 34%/năm, chiếm tỷ trọng bình quân 16,3% trên tổng vốn đầu tư. Tỷ lệ huy động vốn đầu tư cho tồn xã hội so với GDP ln tăng cao, bình qn tăng khoảng 40% GDP. Trong đó vốn đầu tư chongành nông lâm thuỷ sản trên địa bàn luôn tăng, đặcbiệt năm 2009 tăng mạnh và đạt mức 1.736 tỷ đồng, tăng gấp 39,7 lần so với năm 2000 đã tạo nên sự phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng của địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tiến bộ.

Trong năm 2008 nguồn vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các cơ sở hoạt động trong ngành nông lâm thuỷ sản trong toàn tỉnh đạt 1.179 tỷ đồng; với tổng giá trị tài sản cố định của các doanh nghiệp hoạt động là 761,258 tỷ đồng.

Từ những việc đầu tư trên của Nhà nước và sự quan tâm của Đảng uỷ tỉnh và các Sở ban ngành, nông dân trồng Thanh long, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, thu mua và xuất khẩu Thanh long đã mang lại cho Bình Thuận những kết quả đáng kể. Tồn tỉnh đã có 14 cơng ty xuất khẩutrực tiếpThanh long ra thị trường thế giớivới sản lượng xuất khẩu đạt trên 20.000 tấn/năm.

Kim ngạch xuất khẩu Thanh long trên địa bàn tỉnh năm 1999 là 82 nghìn USD, tăng lên 6.520 nghìn USD vào năm 2004 và đến năm 2008 tăng

Sản lượng Thanh long trên địa bàn tỉnh trong vài năm gần đây tăng lên rất đáng kể, cụ thể là vào năm 1995 sản lượng 14.000 tấn, tăng lên 43.548 tấn vào năm 2000 và tăng lên đến 258.134 tấn vào năm 2009. Tốc độ sản lượng Thanh long tăng bình quân khoảng 26%. Việc đầu tư trồng Thanh long làm cho diện tích trồng phát triển mạnh, nếu năm 1995 diện tích trồng Thanh long tồn tỉnh chỉ mới đạt 1.100 ha thìđến năm 2009diện tích trồng Thanh long đã tăng lên đến 11.885 ha. Riênggiai đoạn 2006 -2009 phát triển rất mạnh, bình quân mỗi năm tăng trên 1.000 ha. Con số này cho ta thấy, các định hướng, chủ trương, chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, và tỉnh Bình Thuận cho nông dân đã bước đầu đã phát huy hiệu quả.

Việc quan tâm đầu tư vốn cho phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh nói chung và phát triển Thanh long nói riêng đã giải quyết được một số lượng lớn lao động của tỉnh nhà. Năm 2007 tồn tỉnh có 3.005 lao động làm việc trong ngành nông lâm thuỷ sản, tốc độ phát triển lao động tăng so với năm trước là 25%. Riêng cây Thanh long đã giải quyết đời sống cho hơn 20.000 hộ nông dân trong tỉnh, góp phần lớn trong cơng tác xố đói giản nghèo, tạo cơng ăn việc làm và từng bước nâng cao đời sống.

Việc đầu tư vốn cho phát triển trồng và tiêu thụ sản phẩmnông nghiệp ra nước ngoài đã từng bước nâng cao chất lượng và giá trịvà uy tín hàng nơng sản đặc biệt đối với loại sản phẩmchủ đạo trên địa bàn như trái Thanh long. Và đã góp phần ngân cao kim ngạch xuất khẩu, tăng dần thu nhập cho nông dân, làm cho đời sống kinh tế của nhân dân ngày càng được nâng cao rõ rệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút các nguồn tài trợ phát triển thanh long bình thuận giai đoạn 2010 2020 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)