Chuẩn hóa luật và các họat động liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút các nguồn tài trợ phát triển thanh long bình thuận giai đoạn 2010 2020 (Trang 75 - 76)

3.3.1 Các giải pháp vĩ mô từ phía nhà nước và địa phương

3.3.1.2 Chuẩn hóa luật và các họat động liên quan

- Thời gian giao quyền sử dụng đất đai hiện nayngắn (15-20 năm với đất canh tác). Thời gian giao đất càng dài càng làm tăng sự an toàn về sở hữu và khuyến khích việc đầu tư để chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chẳng hạn chuyển từ đất trồng cây hàng năm sang cây lâu năm. Như vậy thời gian giao quyền sử dụng đất đai ngắn có thể tạo ra mức độ không chắc chắn và khơng khuyến khích việc đầu tư cải tạo đất. Do đó cần xem xét để mở rộng thời gian giao quyền sử dụng đất. Thanh long thuộc loại cây lâu năm và là cây ăn quả lợi thế của tỉnh Bình Thuận. - Hồn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất

lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông sản Thanh long một cách đồng bộ và hài hòa với quy định quốc tế.

- Hiệu ứng của chính sách thay đổi về lãi suất được thực hiện từ 30/5/2002 theo Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam nên được kiểm soát chặt chẽ để đáp ứng được nhu cầu về tín dụng ở nơng thơn.Mục tiêu là để sự tăng trưởng và phát triển của kinh tế nơng thơn khơng bị hạn chế bởi nguồn tín dụng. Sự kiểm soátcầnbao gồm:

 Hiệu chỉnh sự phân phối các khoản vaycho vùng nông thôn và phi nông thôn. Đồng thời so sánh sự phân phối này với trước khi có Quyết định trên.

 Kiểm sốt lượng tiền vay và lãi suất củangân hàng NN&PTNT và các ngân hàng thương mại khác cho các nơng hộ và trang trại lớn vay. Có thể tạo điều kiện thuận lợi cho nông hộ khi nộp hồ sơ vay tiền thông qua hệ thốngkhuyến nông.

- CầnXây dựng quy chế về hỗ trợ tài chính đối với nơng nghiêp và nông thôntrên địa bàn. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy họ đều có luật quy định về vấn đề này và vận hành rất hiệu quả.

- Đối với loại hình DNNVV trên địa bàn, tỉnh Bình Thuận cần có chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nông đặc sản của tỉnh bên cạnh các giải pháp hỗ trợ cho thành phần kinh tế này phát triển từ phía nhà nước, như mới đây nhất là Nghị định 56/2009/NĐ-CP nhằm tạo thêm cơ chế, chính sách thuận lợi cho DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển theo hướng tích cực, vững chắc, nâng cao chất lượng và đạt hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, hoạt động hỗ trợ của Chính phủ thời gian tới đối với DNNVV cần chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếpsang hỗ trợ gián tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút các nguồn tài trợ phát triển thanh long bình thuận giai đoạn 2010 2020 (Trang 75 - 76)