Hỗ trợ qua công cụ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút các nguồn tài trợ phát triển thanh long bình thuận giai đoạn 2010 2020 (Trang 80 - 82)

3.3.1 Các giải pháp vĩ mô từ phía nhà nước và địa phương

3.3.1.2.2 Hỗ trợ qua công cụ thuế

Miễn và giảm thuế đất nông nghiệp được Quốc hội thông qua năm 2003 bằng Nghị quyết số 15/2003/QH11 (17/6/2003) và Nghị định 129/2003/NĐ-CP của Chính phủ (3/11/2003). Theo luật hiện hành, thuế được thu theo thuế suất cố định tính theo hạng đất nhưng nông dân trả thuế bằng thóc tính thành tiền theo giá thóc hàng năm. Tổng lượng thuế sử dụng đất

nông nghiệp hiện nay chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong GDP và trong tổng thu ngân sách của tỉnh Bình Thuận (bảng 3.4). Cần tiếp tục thực hiện miễn, giảm thuế sử dụng đất trồng Thanh long giai đoạn 2010-2020để góp phần xố đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho nơng dân; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư sảnxuất nơng nghiệp; trong 10 năm tới đời sống người nơng dân Bình Thuận sẽ được cải thiện nhưng vẫn cịn khó khăn so với mặt bằng chung của xã hội, việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho các đối tượng trồngThanh long là cần thiết và phù hợp với cáccam kết của Việt Nam khi trở thành thành viên chính thức của WTO.

Bảng 3.4: tỷ trọng thuế sử dụng đất nông nghiệp trong GDP và tổng thu ngân sách của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2005-2009

Diễn giải 2005 2006 2007 2008 2009

Thuế sửdụng đất nông nghiệp

(triệu đồng) 1.591 1.499 3.425 3.685 4.208

Tỷ lệ trong tổng thu ngân sách (%) 0.04% 0.04% 0.07% 0.07% 0.06%

Tỷ lệtrong GDP (%) 0.02% 0.01% 0.03% 0.02% 0.02%

(Nguồn: niên giám thống kê 2008, 2009)

Miễn, giảm thuế thực chất là chính sách ưu đãi về thuế. Vì vậy, việc miễn, giảm cần có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào lĩnh vực cụ thể, tránh ưu đãi dàn trải, kém hiệu quả.Phân loại đối tượng được miễn, giảm thuế theo mục đích sử dụng đất (đất trồng lúa, làm muối, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp,…), phân kỳ sử dụng đất (mới đưa vào sử dụng hoặc đã canh tác lâu năm) để có chính sách miễn, giảm phù hợp.

Tuy nhiên nếu kéo dài quá lâu một loại ưu đãi về thuế nào đó sẽ dẫn tới tình trạng làm suy yếu cạnh tranh, làm cho hoạt động của nền kinh tế trở nên kém lành mạnh, nên sự ưu đãi cũng nên có thời hạn nhất định. Về lâu dài, chính sách tiếp tục miễn và giảmthuế sử dụng đất nông nghiệp cần được xem xét lại nhằm đảm bảo bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế giữa các đối

tượng sử dụng đất đối với Nhà nước, bình đẳng giữa các lĩnh vực kinh tế và giữ được tính trung lập của chính sách thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút các nguồn tài trợ phát triển thanh long bình thuận giai đoạn 2010 2020 (Trang 80 - 82)