Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút các nguồn tài trợ phát triển thanh long bình thuận giai đoạn 2010 2020 (Trang 60 - 75)

2.4 Những kết quả và hạn chế trong đầu tư vốn đối với nông nghiệp

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả có thể được xem là thành tựu kể trên, việc đầu tư vốn đối với nông nghiệp trên địa bàn tỉnh nói chung và đối với việc phát triển Thanh long Bình Thuận nói riêng vẫn còn một số hạn chế nhất định:

- Thời gian giao quyền sử dụng đất đai ngắn (15-20 năm với đất canh tác) có thể tạo ra mức độ khơng chắc chắn và khơng khuyến khích việc đầu tư cải tạo đất. Thời gian giao đất càng dài cànglàm tăng sự an tồn về sở hữu và khuyếnkhích việc đầu tư để chuyển đổi mục đíchsử dụng đất.

- Chưa có chính sách liên kết với ngân hàng, và các tổ chức tín dụng nhằm tập trung hỗ trợ vốn đầu tư cho ổn định sản xuất và tiêu thụ cho Thanh long. Những thay đổi về chính sách lãi suất được thực hiện từ 30/5/2002 theo Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Quyết định này cho phép có sự thoả thuận trực tiếp về lãi suất với người vay cho mục đích tín dụng thương mại bằng tiền đồng Việt Nam. Những nội dung chính của chính sách (Quyết định 546) Ngân hàng thương mại có thể thương lượng trực tiếp với khách hàng về lãi suất tiền vay trong hợp đồngtín dụng thương mại bằng tiền đồng Việt Nam. Ngân hàng có thể xác định lãi suất dựa vào cung cầu vốn trên thị trường. Ngoài ra, ngân hàng cũng xem xét mức độ tin tưởng đối với khách hàng hay nhóm khách hàng. Chính sách lãi suất này có rất nhiều ưu điểm cũng như một số nhược điểm nhất là đối với kinh tế nông thôn. Cụ thể như sau:

 Ưu điểm: lãi suất sẽ được xác định bởi thị trường. Như vậy, chính phủ sẽ khơng kiểm sốt và qui định lãi suất; Sự giải phóng này sẽ dẫn đến sự tạo lập của thị trường tín dụng và nó sẽ thích hợp với nền kinh tế thị trường.Những hạnchế về lượng tiền vay được xố bỏ khi đó nơng dân trồng Thanh long sẽ được vay lượng tiền lớn hơn mà khơng địi hỏi phải có tài sản thế chấp nếu như họ chứng minh được khả năng hồn trả tín dụng và dự án họ đề xuất được ngân hàng chấp nhận; Chính sách mới nên tạo ra điều kiện tốt hơn cho nông dân

và các chủ trang trại trồng Thanh long để họ có thể vay được vốn cần thiết cho mởrộng sản xuất theo nguồn tài chính mà họ có.

 Hạn chế: sản xuất nông nghiệp luôn chứa đựng rủi ro. Ngân hàng thương mại có thể sẽ có xu hướngcho vay các khách hàng mà có ít rủi ro hơn. Như vậy, nó sẽ có khả năng ảnh hưởng tới việc cho vay tiền nông dân và sẽ làm hạn chế nguồn tài chính của họ và những dự án họ đề xuất; Những ngân hàng ở lĩnh vực nông thơn có thể sẽ chuyển vốn sang lĩnh vực phi nơng thơn vì những lĩnh vực này lợi nhuận cao hơn. Lượng tiền vay lớn nói chung có lãi suất thấp hơn, ví dụ như NH NN&PTNT đã định ra mức lãi suất khác nhau từ ngày 8/8/2002.

Nói chung, lượng tiền vay lớn thường ở lĩnh vực phi nông nghiệp hoặc không ở nông thôn. Quyết định trên là một trong những cải cáchvề chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý nguồn tài nguyên vốn. Sự thương lượng trực tiếp lãi suất với từng khách hàng của ngân hàng là sự thay đổi cơ bản mà các ngân hàng thường làm trong kinh doanh.Các ngân hàng thương mại sẽ có sự thay đổi để hoạt động như những tổ chức kinh doanh định hướng thị trường.

- Mức đầu tư từ ngân sách cho nông nghiệp thấp và kép dài, chưa tương xứng với vai trò kinh tế xã hội. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp và các vùng trồng Thanh long chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ phát triển. Chất lượng các khoản đầu tư cho nơng nghiệp nơng thơn cịn thấp, thể hiện ở chi phí cao, hiệu quả ứng dụng cho sản xuất nông nghiệp thấp. Nhiều cơng trình kiên cố hóa kênh mương do khơng nghiên cứu kỹ nên hiệu quả sử dụng không cao.

- Chưa chú trọng đầu tư kịp thời vào công tác quy hoạch vùng trồng Thanh long theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt –GAP để đáp ứng thị trường khó

tính như Châu Âu, Mỹ, Nhật, … Cơng tác này mới được triển khai vào đầu năm 2008.

- Khoa học kỷ thuật và công nghệ liên quan đến Thanh long chưa được đầu tư đúng mức, chưa mạnh dạn mua công nghệ và thiết bị xử lý mạnh ruồi đục quả Thanh long để nâng cao chất lượng an toàn vệ sinh đáp ứng tiêu chuẩn của các thị trường khó tính.

- Chưa có tiềm lực vốn mạnh và phối hợp được với nguồn vốn ODA đầu tư vào công tác nâng cao chất lượng Thanh long, cơ sở hạ tầng nông thôn cho vùng trồng Thanh long, … để khơi thông nguồn vốn FDI và nguồn vốn đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân trong và ngồi nước cho phát triển Thanh long.

Hạn chế từ phía các tổ chức tín dụng nơng thơn

- Về nguyên tắc, nơng dân có thể vay tín dụng từ nhiều nguồn khác nhau. NH NN&PTNT cung cấp tín dụng cho sản xuất nông nghiệp và được bảo đảm bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mặc dù ngân hàng có chính sách cấp tín dụng khơng cần thế chấp, song trên thực tế các hộ muốn vay vốn phải xuất trình giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho NH NN&PTNT và ngân hàng giữ giấy này làm bằng chứng xác nhận rằng người vay vốn khơng sử dụng nó làm vật đảm bảo cho các khoản vốn vay khác. Ở những vùng tình trạng đói nghèo ln đi đơi với hiện tượng khơng có đất hay ở những nơi mà các nhóm dân cư nghèo đang sinh sống trên đất chưa có giấy tờ chứng nhận chính thức (như ở miền núi) thì việc khơng có giấy chứng nhận chứng nhận quyền sử dụng đất có thể là một rào cản đối với người nghèo trong tiếp cận tín dụng. - Đối với trường hợp của ngân hành Chính sách xã hội Việt Nam càng ít

sáng sủa hơn, nếu chỉ dựa vào dữ liệu thống kê chung thì rất khó có thể đánh giá được mức độ tiếp cận tín dụng của ngân hành Chính sách xã

phân chia hộ nghèo thành 3 nhóm chính là hộ chăm chỉ làm ăn; hộ thiếu lao động và có thái độ ỷ lại; hộ có vấn đề xã hội. Chỉ có nhóm hộ chăm chỉ làm ăn được vay tín dụng.

- Hiện nay chỉ có NH NN&PTNT là có các chi nhánh ở các huyện, xã. Đa phần các ngân hàng chỉ tập trung hoạt động ở thành phố Phan Thiết màchưa mở rộng ra địa bàn toàn tỉnh và các địa bàn trồng chuyên canh Thanh long.

- Thủ tục cho vaycủa các ngân hàng đang áp dụng trên địa bàn tỉnh chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi và khuyên khích người dân trồng và kinh doanh Thanh long, đặc biệt chưa khuyến khíchnơng dân thực hiện. Do thủ tục cịn nhiều và người dân có hạn chế về trìnhđộ.

- Các quỹ tín dụng, quỹ đầu tư chưatập trung tiếpcận mạnh đếnkhu vực nông nghiệp và các DNNVVkinh doanh phát triển Thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

- Nhìn chung quy mơ vốn tín dụng cịn nhỏ so với nhu cầu đầu tư, các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay trung và dài hạn cho phát triển Thanh long còn nhiều hạn chế, nhất là các doanh nghiệp tư nhân ở ngồi tỉnh vào đầu tư phát triển ở tỉnh. Vì vậy, nguồn vốn tín dụng hiện chưa phát huy đúng nghĩa vai trò là một trong những kênh chủ lực để huy động đầu tư cho phát triển Thanh long nói riêng và cho nơng nghiệp nói chungtại Bình Thuận.

- Các hộ nơng dân ngày càng khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng mặc dù chúng ta có khơng ít định chế tín dụng hướng vào phục vụ cho nơng dân như Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân,... với các chương trình cho vay ưu đãi từ 50 triệu đồng, thậm chí tới 500 triệu đồng mà không cần thế chấp, đi đôi với việc phát triển tài chính vi mơ với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền và cả các tổ chức

nước ngoài. Kết quả là nông nghiệp nông thôn thiếu cả vốn dành cho sản xuất kinh doanh cũng như vốn dành cho đời sống sinh hoạt, thị trường tín dụng đen vẫn cịn nhiều đất sống,

Hạn chế từ phía doanh nghiệp, HTX, nơng dân (bản thân khu vực nơng thơn)

- Nguồn vốn cịn hạn chế và còn ảnh hưởng của tư tưởng sản xuất nhỏ, sợ rủi ro trong đầu tư cho sản xuất và phát triển Thanhlong.

- Trìnhđộ quản lý và nhân lực cịn nhiều hạn chế, chất lượng nguồn lao độngvà trình độ nơng dâncịn yếu kémlàm hạn chế trong việc tiếp cận thị trường vốn, thị trường tiêu thụ và phát triển Thanh long.

- Nơng dân vẫn tồn tại những thói quen, tâm lý lạc hậu không phù hợp với yêu cầu của phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và hội nhập quốc tế, biểu hiện chủ yếu như: chưa có thói quen, tập quán liên kết, hợp tác lâu dài. Một bộ phậnkhơng có nhu cầu cao trong học tập, nâng cao trìnhđộ, thiếu tầm nhìn dài hạn trong phát triển; Một bộ phận nơng dân thiếu tầm nhìn dài hạn, thiếu chữ tín trong kinh doanh. Biểu hiện rõ nhất là ý thức trong chấp hành hợp đồng, giao ước kinh doanh, chấp hành quy trình sản xuất/cơng nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an tồn kém, …

- Bản thân khu vực nơng nghiệp chưa có ý thức liên kết trong khâu sản xuất, tiêu thụ Thanh long nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.

- Nội lực trong nông nghiệp thấp, không hấp dẫn đầu tư tư nhân trong và ngoài nước. Cùng với tỷ lệ đầu tư NSNN cho nơng nghiệp có xu hướng giảm nên tốc độ tăng trưởng đầu tư cho nông nghiệp thấp, trên địa bàn tỉnh thấp hơn nhiều so với các ngành khác.

Kết luận chương 2

Với những lợi thế và lợi ích mà trái Thanh long mang lại cho người dân, cho xã hội và nhà nước của tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua, Đảng và nhà nước sở tại của địa phương đã xácđịnh cần tập trung đẩy mạnh và thu hút đầu tư cho phát triển vùng chuyên canh nông đặc sản là Thanh long. Qua các số liệu và phân tích, nhìn chung các nguồn vốn đầu tưcho Thanh long nói riêng và nơng nghiệp trên địa bàn tỉnh nói chung đang từng bước đang được cải thiện. Các nguồn vốn đầu tư cho phát triển Thanh long bao gồm nguồn đầu tư từ ngân sách, nguồn đầu tư từ tín dụng nơng thơn, nguồn đầu tư từ khu vực nông thôn (doanh nghiệp, HTX, nông dân), nguồn đầu tư từ kinh tế tư nhân, nguồn tài trợ nước ngồi. Trong đó nguồn vốn từ bản thân khu vực nơng nghiệp và nguồn vốn tín dụnglà nguồn vốn ban đầu và chủ lực đang đầu tư để phát triển Thanh long Bình Thuận. Nguồn vốn ngân sách cần phát huy mạnh vai trò định hướng phát triển Thanh long theo hướng công nghiệp, là vốn “mồi”phối hợp với nguồn vốn ODA để thu hút nguồn vốn FDI và nguồn vốn tư nhân, các tổ chức quốc tế vào đầu tư phát triển Thanh long.

CHƯƠNG 3:

CÁC GIẢIPHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN THANH LONG BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020

3.1 Mục tiêu phát triển nơng nghiệp tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

Hiện tại và trong tương lai khi tỷ trọng GDP nơng nghiệp của tỉnh được dự báo cịn 8% vào năm 2020 và cơ bản trở thành tỉnh cơng nghiệp ngành nơng nghiệp ln ln có vị trí hết sức quan trọng trong đời sống xã hội: cung cấp lương thực, thực phẩm cho đời sống con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp, nông sản xuất khẩu, giải quyết việc làm, …, và tham gia đóng góp vào ngân sách nhà nước…, đảm bảo cho xã hội ổn định và phát triển bền vững. Mục tiêu phát triển ngành nơng nghiệp tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 là:

Phát huy mạnh mẽ nội lực và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngồi, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư khai thác các nguồn tài nguyên để phát triển nông nghiệp tồn diện, bền vững theo hướng hàng hố gắn với cơng nghiệp chế biến và thị trường. thực hiện nhanh tiến trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Tập trung phát triển một số cây trồng , vật nuôi lợi thế của tỉnh nhà. Ưu tiên phát triển các loại nông sản xuất khẩu như Thanh long, Điều, Cao su;

tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất mới. Thực hiện quy trình sản xuất nơng nghiêp an toàn - GAP (Good Agricultural Practices), áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học vào thực tiễn sản xuất, đầu tư thâm canh đạt được năng suất và chất lượng sản phẩm cao; gia tăng đời sống ở khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Giai đoạn 2008 – 2015: tập trung điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật ni.Ổn định diện tích trồng lúa, ổn định diện tích một số cây trồng chính có tỷ trọng giá trị sản xuất và xuất khẩu lớn như cây Cao su, cây Điều, cây

Thanh long, ổn định các vùng sản xuất tập trung chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến… phát triển chăn nuôi tập trung trang trại, chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. Hạn chế chăn nuôi phân tán quy mơ nhỏ hộ gia đình, từng bước đưa chăn ni phân tán nhỏ lẻ ra khỏi khu dân cư.

Riêng đối với cây Thanh long trên địa bàn tỉnh, mục tiêu đặt ra là Phát triển cây Thanh long một cách bền vững và đẩy mạnh sản xuất Thanh long theo hướng sản xuất hàng hóa với số lượng lớn, chất lượng cao bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng thị trường trong và ngoài nước.

Giai đoạn 2016 –2020: tập trung đầu tư thâm canh cao, ứng dụng rộng

rãi nghệ cao ở tất cả các khâu sản xuất từ trồng trọt đến thu hoạch và chế biến, bảo quản, tạo ra bưóc đột phá về năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, đưa nền nông nghiệp của tỉnh hồ nhập bình đẳng với các nền kinh tế trong khu vực và thế giới.

Khái toán vốn đầu tư ngành nông nghiệp tỉnh Bình Thuận gia đoạn 2010 -2020 theo các bảng sau:

Bảng 3.1: nhu cầuvốn đầu tư ngành nơng nghiệptheo hạng mục đầu tư Đơn vị tính: tỷ đồng Hạng mục Tổng 2008-2010 2011-2015 2015-2020 1. Vốn đầu tư xây dựng

cơ bản 10.989,6 1.682,8 6.600,6 2.706,2

a. Nông nghiệp 3.675,9 1.215,7 2.206,8 253,4 b. Cơ giới hóa nơng nghiệp 155,2 17,2 57,5 80,5 c. Thuỷ lợi 8.048,5 450,0 5.329,5 2.269,0 2. Vốn khuyến nông,

hỗ trợ hạ tầng 393,0 180,0 175,0 38,0

Đơn vị tính: tỷ đồng Hạng mục Tổng 2008-2010 2011-2015 2015-2020 1. Ngân sách 8.433,6 557,6 5.474,7 2.401,3 + Nông nghiệp 285,2 125,6 137,5 22,1

+ Cơ giới hóa nơng nghiệp 19,9 2,1 7,7 10,1

+ Thủy lợi 8.148,5 450,0 5.329,5 2.369,0 2. Vốn vay 1.683,4 743,6 736,1 203,7 + Nông nghiệp 1.568,0 731,8 691,1 145,1 + Cơ giới hóa nơng nghiệp 115,6 12,0 45,0 58,6 3. Nguồn khác 853,0 361,8 389,9 101,3 + Nơng nghiệp 500,2 35,7 378,3 86,2

+ Cơ giới hóa nơng nghiệp 29,8 3,1 11,6 15,1

Tổng cộng: 1.097,0 1.663,0 6.600,7 2.706,3

 Vốn ngân sách: bao gồm ngân sách địa phương và ngân sách TW đầu tư vào hệ thống thủy lợi, trạm trại 100%. Trồng mới chăm sóc

Thanh long, Điều, Cao su, rau sạch, cơ giới hóa nơng nghiệp 10 - 15%; hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu chăn nuôi tập trung 20-30%, ...

 Vốn vay: trồng Thanh long 60-65%; cơ giới hóa nơng nghiệp 70%;

trồng cỏ 30%; xây dựng hạ tầng khu chăn nuôi tập trung 60%; cải tạo trồng và chăm sóc vườn điều, trồng rau sạch 50-55%, ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút các nguồn tài trợ phát triển thanh long bình thuận giai đoạn 2010 2020 (Trang 60 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)