Hỗ trợ từ ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút các nguồn tài trợ phát triển thanh long bình thuận giai đoạn 2010 2020 (Trang 76 - 80)

3.3.1 Các giải pháp vĩ mô từ phía nhà nước và địa phương

3.3.1.2.1 Hỗ trợ từ ngân sách

Các khoản trợ cấp có ảnh hưởng khá lớn đến vấn đề nâng cao điều kiện sống, điều kiện sản xuất cho nông nghiệp và nông thôn. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy hỗ trợ từ ngânsách còn nhiều hạn chế, bất cập, mà hạn chế lớn nhất, tập trung nhất là hiệu quả nguồn tài chính sử dụng chưa cao. Hỗ trợ qua chi ngân sách cần được hồn chỉnh như sau:

Thứ nhất, tăng cường cơng tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao

tiến bộ kỷ thuật vào công tác trồng Thanh long, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ sạch và kỷthuật tăng năng suất cây trồng nhằm phát huy lợi thế vùng, thúc đẩy vùng sản xuất hàng hoá tập trung; phát triển cơ giới hóa sản xuất, chú trọng phát triển công nghệ sau thu hoạch và bảo quản Thanh long; đầu tư nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ cho các sở nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỷ thuật trên địa bàn.

Thứ hai, cần thiết phải đánh giá kết quả và hiệu quả các dự án, các chương trình đã vàđang thực hiện cho phát triển Thanh long theo từng vùng như dự án phát triển Thanh long, dự án Cạnh tranh nông nghiệp, dự án Nâng cao chất lượng an tồn sản phẩm nơng nghiệp, đặc biệt là đề tài nghiên cứu Đa dạng hoá sản phẩm từ Thanh long để có kế hoạch điều chỉnh hoặc đầu tư tiếp phù hợp với mỗi vùng thuộc địa bàn tỉnh. Từ các kết quả đánh giá hiệu quả thu được theo từng giai đoạn, mạnh dạn đề xuất giải pháp/ điều chỉnh chương trình hànhđộng phù hợp với điều kiện mới.

Các chương trình hỗ trợ nơng nghiệp, nơng thơn là các chương trình mang tính chất lâu dài, rất cần có sự gắn kết, lồng ghép vào nhau.Do đó các chương trình cần được chuyển giao về một Sở làm đầu mối quản lý và tổ chức thực hiện. Tác giả đề xuất UBND tỉnh Bình Thuận chuyển giao về Sở NN&PTNT làm đầu mối quản lý các chương trình hỗ trợ cho phát triển Thanh long, thực hiện cơ chế báo cáovà xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.

Thứ ba, tăng mức chi ngân sách (cơ cấu nguồn mà ngân sách phân bổ, mức bổ sung thêm từ ngân sách) cho đầu tư phát triển vùng trồng Thanh long trên địa bàn. Việcsử dụng ngân sáchcần lưu ý những vấn đề sau:

Đầu tư ngân sách để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế đầu tư cho phát triển Thanh long. Tranh thủ vốn đầu tư của TW và huy động vốn

+ Xác định rõ hướng ưu tiên vốn đầu tư từ ngân sách cho Thanh long, nên ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển vùng trồng Thanh long (thủy lợi, giao thông, điện phục vụ sản xuất Thanh long trái vụ) tập trung trên địa bàn tỉnh, nâng cao chất lượng giống, nâng cao khả năng cạnh tranh của nơng sản, nâng cao trình độ năng lực cho nơng dân, phịng chống và giảm dịch bệnh cho cây và quả.

o Về Thủy lợi: phát triển thủy lợi theo hướng đa mục tiêu. Giai đoạn 2010 -2015 cần đầu tư một số công trình phục vụ Thanh long và mục tiêu kinh tế lớn của tỉnh, cụ thể là công trình hồ Sơng Móng – Hàm Thuận Nam (năng lực tưới thiết kế 4.670 ha), hồ Cà Tót– Bắc Bình (năng lực tưới thiết kế 1.300 ha), dự án tưới Phan Rí –Phan Thiết giai đoạn 1 (năng lực tưới thiết kế mở rộng trong giai đoạn này khỏang 7.200 ha). Giai đoạn 2015 -2020, đầu tư cơng tình hồ Sông Phan – Hàm Tân (mở rộng diện tích tưới 4.400 ha), dự án tưới Phan Rí – Phan Thiết giai đoạn 2 (diện tích tưới mở rộng 1.000 ha).

o Về giao thông: đầu tư duy tu, sửa chữa và nâng cấp các tuyến đường vào vùng chuyên canh cây Thanh long hiện có đồng thời tiếp tục bê tơng hóa hệ thống đường và phát triển giao thông trong vùng sản xuất tập trung Thanh long.

o Về điện phục vụ sản xuất Thanh long trái vụ: cũng cố và xây dựng hoàn chỉnh hệ thống mạng lưới điện truyền tải để đáp ứng đủ nhu cầu chong đènthắp sáng cho Thanh long trái vụtrên các địa bàn các huyện, xã tập trung trồng Thanh long như huyện Hàm Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Bắc, huyện Bắc Bình. + Mặc dù chính sách đầu tư cả nhà nước đã chuyển từ trợ cấp xuất khẩu sang đầu tư nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp nhưng tinh trạng đầu tư giàn trãi, thất thoát, tham nhũng chậm khắc phục. Trong thời gian tới

cần tăng cường giám sát, nhất là xác định rõ trách nhiệm của cá nhân và đơn vịcụ thể trong sử dụng vốn nhà nước. Huy động mọi nguồn vốn đầu tư phát triển thủy lợi, đường giao thơng, chương trình giống, cơng nghệ sau thu hoạch, hệ thống điện theo từng giai đoạn quy hoạch đáp ứng nhu cầu phát triển vùng trồng Thanh long tập trung. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa “4 nhà” (nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp) trong sản xuất và tiêu thụ Thanh long.

+ Ngoài tăng vốn đầu tư trực tiếp cho phát triển Thanh long, NSNN đầu tư vào công nghiệp, dịch vụ liên quan như cơng nghiệp sản xuất phân bón, chế biến nông sản, xử lý nhiệt,các dịch vụ liên quan cần được lồng ghép để nâng cao năng lực cạnh tranh cho Thanh long nói riêng và nơng đặc sản nói chung.

Đi đơi với tăng chi cần đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động theohướng:

+ Căn cứ vào kết quả ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất để chi hỗ trợ và quyết tốn đối với một cơng trình nghiên cứu. Như đối với chương trình nghiên cứu đa dạng hố sản phẩm từ trái Thanh long Bình Thuận, kinh phí hỗ trợ phải được dựa trên kết quả các sản phẩm được ứng dụng đưa vào sản xuất và tiêu thụ trên thị trường. Như vậy kết quả nghiên cứu mới có khả năng ứng dụng thực tế và mang lại hiệu cao.

+ Kế hoạch tài chính giao cho chương trình hayđề tài nghiên cứu ứng dụng, bảo đảm đồng bộ từ khâu phịng thí nghiệm đến chuyển giao công nghệ, hướng dẫn người nông dân, nhà doanh nghiệp đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất đại trà.

Những năm qua, chi cho hoạt động khoa học công nghệ thuộc Bộ/Sở NN&PTNT liên tục tăng nhanh. Nhưng kinh phí dành cho hoạt động khoa học ứng dụng còn hạn chế dẫn đến tác động của hoạt động nghiên cứu tới sản

trung tăng chi vào các vấn đề trọng điểm cho Thanh long theo từng vùng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế vùng. Như đối với hoạt động khoa học công nghệ gắn trực tiếp với sản xuất và phục vụ phát triển theo vùng hàng hoá tập trung; trực tiếp giúp đỡ và hướng dẫn nông dân sản xuất theo quy trình sản xuất nơng nghiệp tốt-GAP; tăng chi cho việc phát hiện và trực tiếp cùng nông dân dập tắt, không để lây lan các dịch bệnh.

Thứ tư, hiện tại nông đặc sản của nước ta nói chung có tiềm năng nhưng chậm phát triển, khả năng tiếp cận thị trường thấp. Một trong các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do cơng nghệ chế biến kém. Vì vậy,Bình Thuậncần phảicó chính sách hỗ trợvà tập trung đầu tư có trọng điểm vào mộthoặchai doanh nghiệp để phát triển công nghệ chế biến các sản phẩm từ trái Thanh long, phát triển vùng nguyên liệu và làm động lực thúc đẩy phát triển Thanh long, nâng cao hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh cho sản phẩm.Nguồn tài chính thựchiện có thể được chuyển dịch từ nguồn hỗ trợ đầu tư của ngân hàng Phát triển cho các dự án theo luật khuyến khích đầu tư trong nướcmà phải loại bỏ theo cam kết với WTO hoặc thu hút vốn đầu tưtừ khu vực tư nhânvà vốn FDI.

Thứ năm, Cần có chủ trương và xây dựng chính sách liên kết với các

ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư hoạt động trên địa bàn tỉnh để khuyến khích/ưu đãi đầu tư cho phát triển Thanh long và công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút các nguồn tài trợ phát triển thanh long bình thuận giai đoạn 2010 2020 (Trang 76 - 80)