Tổng quan về tỉnh Long An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing địa phương của tỉnh long an trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 33 - 37)

Chương 1 Giới thiệu

3.1. Tổng quan về tỉnh Long An

3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Long An là tỉnh có vị trí khá đặc biệt, vừa nằm ở khu vực Tây Nam Bộ vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐ) của cả nước; phía đơng giáp với

TP.HCM và tỉnh Tây Ninh, phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang, phía Bắc giáp với Vương quốc Camphuchia, với đường biên giới dài 137,7 km. Do thông thương với hai vùng kinh tế lớn của đất nước nên Long An chịu

những tác động, cũng như ảnh hưởng sâu sắc của quá trình phát triển kinh tế xã hội của hai vùng kinh tế này.

3.1.1.2. Diện tích tự nhiên và dân số, lao động

Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 4.492,39 km2, bằng 1,43% so với diện tích cả nước, 16,3% so với diện tích vùng KTTĐ phía Nam và 11,8% so diện tích của

vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Dân số là 1.444.660 người, chiếm 1,7% dân số cả nước, 10,1% dân số vùng KTTĐ phía Nam, 8,1% vùng ĐBSCL.Trong đó, dân số trong độ tuổi lao động là 907.246 người, chiếm 62,8% dân số

Nguồn: Thống kê Việt Nam 2008, Niên giám thống kế tỉnh Long An năm

2008.

Khí hậu: Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm, được chia

thành 2 mùa: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,5oC. Lương mưa hàng năm biến động từ 1.450 – 1.550 mm. Độ ẩm trung bình hàng năm là 80%.

3.1.1.3. Đất đai, thổ nhưỡng

Phần lớn diện tích đất của Long An được xếp vào vùng đất ngập nước. Các khu vực địa hình tương đối cao ở phía bắc và đơng bắc (Đức Hịa, Đức Huệ). Khu

lũ lụt hàng năm. Khu vực Đức Hòa, một phần Đức Huệ, bắc Vĩnh Hưng, bắc Mộc Hóa có một số khu vực có nền đất tốt, sức chịu tải cao, việc xử lý nền móng ít phức tạp. Còn lại hầu hết các vùng đất khác đều có nền đất yếu, khi xây dựng địi hỏi phải gia cố nền móng khá tốn kèm và phức tạp.

3.1.1.4. Tổ chức hành chính

Tỉnh Long An có 1 thị xã Tân An (tháng 9/2009 là thành phố Tân An-đơ thị loại 3) và 13 huyện, trong đó có 6 huyện nằm trong khu vực ĐTM, bao gồm Tân

Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa và Đức Huệ các huyện còn lại là Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa, Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước và Cần Giuộc.

Nguồn: Dự thảo Báo cáo qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh

Long An đến năm 2020 (2006) và Niên Giám thống kê tỉnh Long An năm 2008.

3.1.2. Sơ lược vị thế kinh tế của tỉnh Long An trong vùng

Theo Dự thảo Báo cáo Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 (2009) thì vị thế kinh tế của tỉnh Long An ở vùng Đồng bằng sơng Cửu Long tương đối khá cịn ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thì lại thấp. Cụ thể, GDP của Long An chiếm 1,5% cả nước,

3,7% vùng KTTĐ phía Nam và 8,7% vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

3.1.3. Các tiềm năng kinh tế chính

Theo nhận định của Viện Chiến lược phát triển và Công ty truyền thông

thương mại – dịch vụ nhịp cầu Việt (2008) thì tỉnh Long An có các tiềm năng kinh

tế chính như sau:

- Về phát triển các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: tỉnh đã qui hoạch 18 KCN với diện tích trên 7.222 ha và 34 cụm cơng

nghiệp với diện tích khoảng 4727 ha có hạ tầng cơ bản để tiếp nhận nhà đầu tư thứ cấp.

-Tiềm năng phát triển cảng biển: Hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây

của Long An hợp lưu qua cửa sơng Sồi Rạp thông ra biển Đông với chiều dài khoảng 15 km có thể vận chuyển hàng hóa phục vụ xuất nhập khẩu. Hiện nay tỉnh

đã chủ trương xây dựng cảng Đông Nam Á nằm trong hệ thống cụm cảng số 5 của

I:2010) và trên 30.000 tấn (giai đoạn II: 2015) rất thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc giao thương. Ngoài ra, hiện nay tỉnh cịn có cảng sơng Bourbon do Pháp đầu tư với tàu có tải trọng 5.000 tấn cập cảng.

- Tiềm năng về nguồn nguyên liệu nông – thủy sản: Nguồn nguyên liệu từ nông – thủy sản hàng hóa của tỉnh khá dồi dào như: lúa gạo, mía, đậu phộng, theo, heo, bị, cá, tơm,… cần được đầu tư công nghiệp chế biến.

- Tiềm năng về tài nguyên đất: phần lớn đất đai Long An được tạo thành ở

dạng phù sa bồi lắng, lần nhiều tạp chất hữu cơ nên đất có tính chất cơ lý rất kém, các vùng thấp, trũng tích tụ nhiều độc tố làm cho đất trở nên chua phèn. Có 6 nhóm

đất: nhóm đất xám, nhóm đất phù sa ngọt, nhóm đất phù sa nhiễm mặn, nhóm đất phèn, nhóm đất phèn nhiễm mặn, nhóm đất than bùn. Trong 6 nhóm đất của Long An, 2 nhóm đất phèn và đất xám chiếm trên 56% tổng diện tích tự nhiên (245.350

ha).

Tác giả thống nhất với nhận định trên về các tiềm năng kinh tế chính của tỉnh Long An. Tuy nhiên, theo tác giả ngoài các tiềm năng kinh tế chính trên thì tỉnh Long An cịn một tiềm năng chính quan trong nửa đó là tiềm năng phát triển kinh tế cửa khẩu. Vì Long An có đường biên giới dài 137,7 km và có 02 cửa khẩu quốc gia là cửa khẩu Bình Hiệp (xã Bình Hiệp, huyện Mộc Hóa) và cửa khẩu Tho Mo (xã Mỹ Quý Tây huyện Đức Huệ) đã được Chính phủ 02 nước Việt Nam và Campuchia quy hoạch phát triển thành cửa khẩu quốc tế vào giai đoạn 2010-2015.

3.1.4. Khái quát về cơ sở hạ tầng

- Đường bộ: Long An có khoảng cách 47 km đường bộ so với thành phố Hồ

Chí Minh – trung tâm thương mại – tài chính – tiền tệ của cả nước và trục giao thông vùng đã và đang hình thành như các quốc lộ: 1A, 50, 62, N2, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương và đường Xuyên Á. Tổng chiều dài các tuyến đường bộ trong tỉnh khoảng 1.689 km. Hiện tại, tỉnh có gần 90% số xã có

đường ơ tơ đến trung tâm, trong đó đường nhựa chiếm 28%.

- Đường thủy: Tồn tỉnh có 2.651 km đường thủy nội địa. Hai sông Vàm Cỏ

Đông và Vàm Cỏ Tây là 2 trục thủy lộ chính. Hệ thống này kết hợp với hệ thống kênh đào ĐTM trở thành mạng lưới giao thông thủy nối liền với hệ thống sông Cửu

Hệ thống đường thủy của tỉnh nối liền biển Đông, hệ thống sơng Sài Gịn –

Đồng Nai, Nhà Bè và hệ thống sông Cửu Long là một trong những hệ thống giao thông đường thủy quan trọng của Việt Nam, tuy nhiên giao thông đường thủy chưa đầu tư khai thác được hết tiềm năng hiện có.

- Cấp điện: Nguồn điện cung cấp của tỉnh Long An lấy từ hệ thống điện miền Nam và điện lưới quốc gia, bao gồm:

+ Thủy điện: Trị An công suất 400 MW, Đa Nhim sông suất 160 MW, Thác

Mơ công suất 2 x 75 MW.

+ Nhiệt điện: Thủ Đức công suất 160 MW, Cần Thơ cơng suất 33 MW. + Tua bin khí: Thủ Đức công suất 126 MW, Cần Thơ công suất 20 MW, Bà Rịa cơng suất 122 KW

Ngồi ra, đường điện 500 kW Bắc – Nam đưa điện từ tỉnh Hịa Bình về trạm

Phú Lâm (TP.HCM) 500/220/110 kW – 900 MVA. Tỉnh Long An có nhiều thuận lợi trong việc khai thác nguồn thuộc hệ thống lưới điện miền Nam.

- Cấp nước: Tỉnh Long An đã tập trung đầu tư xây dựng các nhà máy nước

Tân An, Gị Đen, Thủ Thừa với cơng suất 40.000 m3/ngày đêm,… và đang tiếp tục đầu tư nhà máy nước tại Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước,.. phục vụ yêu cầu phát

triển sản xuất công nghiệp và sinh hoạt.

- Thông tin liên lạc: Năng lực cung cấp thiết bị viễn thơng của ngành bưu

chính viễn thông Long An tăng lên rõ rệt trong thời gian gần đây. Trong đó, nổi bật là trang bị số máy điện thoại tăng trung bình 26,5%/năm giai đoạn 2001-2008. Mật

độ điện thoại hiện nay đã gần 70 máy /100 dân. Dịch vụ điện thoại di động phát

triển khá, số thuê bao di động trên địa bàn tỉnh khoảng 800.000 máy. Nhìn chung, hoạt động bưu chính, viễn thơng hiện nay ở Long An đã đáp đứng yêu cầu thông tin liên lạc của khách hàng.

Nguồn: Viện Chiến lược phát triển và Công ty truyền thông thương mại – dịch vụ nhịp cầu Việt (2008) và số liệu cập nhật từ Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2009.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing địa phương của tỉnh long an trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)