Đánh giá thực trạng marketing địa phương trong thu hút FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing địa phương của tỉnh long an trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 51 - 60)

Chương 1 Giới thiệu

3.3. Hiện trạng marketing địa phương trong thu hút FDI của tỉnh Long An

3.3.2. Đánh giá thực trạng marketing địa phương trong thu hút FDI

các biến số marketing địa phương trong thu hút FDI

3.3.2.1. Đánh giá về môi trường đầu của tỉnh (Sản phẩm)

Có nhiều ý kiến cho rằng môi trường đầu tư của tỉnh Long An trong những

năm gần đây được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, so với một số tỉnh trong vùng như Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh như được xác định là đối thủ cạnh

tranh thì Long An cần tiếp tục cải thiện rất nhiều mặt.

Theo Báo cáo đầy đủ về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2008 thuộc Dự án Nâng cao Năng lực cạnh tranh của Việt Nam (VNCI) cho

thấy chỉ số tổng hợp về môi trường đầu tư của Long An đứng thứ 11 so với cả nước,

đứng sau Bình Dương (đứng thứ nhất), Thành phố Hồ Chí Minh (thứ 2), Đồng Nai

(thứ 9) và cao hơn các tỉnh Tây Ninh (thứ 33), Tiền Giang (thứ 36). Tuy chỉ số này chỉ khảo sát doanh nghiệp trong nước nhưng qua đó cho thấy những yêu cầu của

có thể những yêu cầu của các doanh nghiệp FDI đặt ra sẽ cao hơn các doanh nghiệp

trong nước. Từ đó, tỉnh có thể đánh giá lại tình hình của tỉnh trong thời gian qua để

có những chính sách thích hợp hơn trong thu hút FDI.

Chỉ số tổng hợp về môi trường đầu tư được cấu thành bởi 3 chỉ số chính gồm: (1) chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) có trọng số, (2) chỉ số Cơ sở hạ tầng và (3) chỉ số Công nghệ thông tin – Truyền thông (CNTT-TT).

Sau đây, chúng ta đi vào phân tích, so sanh từng chỉ số trên của Long An so

với các tỉnh trong vùng.

(1) Chỉ số PCI có trọng số8

Kết quả đánh giá PCI tỉnh Long An cho thấy sự nỗ lực vượt bậc trong việc cải thiện, nâng cao thứ hạng, như sau:

Trong 3 năm qua, tỉnh đã nỗ lực vượt bậc cải thiện thứ hạng chỉ số năng lực

cạnh tranh PCI, năm 2008 chỉ số PCI (63,99/100 điểm) cải thiện 15 thứ hạng so với

năm 2007 (58,82/100 điểm, từ vị trí 21 lên vị trí 6) và tăng 33 thứ hạng so với năm 2006 (50,40 điểm, từ vị trí 39 lên vị trí 6) (chi tiết đánh giá các chỉ số thành phần

xem phụ lục 3). Bảng 3.3c: Tóm tắt chỉ số PCI một số tỉnh, thành phố Tỉnh, thành phố Chi phí gia nhập thị trường Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất Tính minh bạch và tiếp cận thơng tin Chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước Chi phí khơng chính thức Ưu đãi đối với DNNN (Mơi trường cạnh tranh) Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân Đào tạo lao động Thiết chế pháp lý Chí số PCI 2008 (đã có trọng số) Bình Dương 8,50 7,74 7,72 6,25 6,98 8,08 8,45 6.14 6,76 6,24 71,76 Long An 8,20 7,59 7,22 6,02 7,02 7,89 6,95 4.08 5,92 6,37 63,99 TP.HCM 8,18 5,36 6,98 5,07 6,19 6,86 6,64 6.35 5,19 4,07 60,15 Tiền Giang 9,13 6,64 6,74 5,99 6,86 7,53 5,64 4.09 4,63 4,56 57,27 Đồng Nai 8,11 6,45 6,80 6,27 7,20 7,09 5,89 4.67 6,02 3,81 59,62 Tây Ninh 7,28 7,17 4,15 5,99 6,96 6,56 4,27 3,21 3,21 2,85 45,09

Nguồn: VNCI (2008) Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2008

8

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là chỉ số đánh giá và xếp hạng các tỉnh thành căn cứ vào chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân của địa phương đó. Đây là kết quả hợp tác nghiên cứu của VCCI và dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI - dự án của cơ quan tài trợ). Chỉ số này được cấu thành bởi mười chỉ số thành phần.

Với thứ hạng hiện có trong năm 2008, Long An so với các tỉnh khác trong vùng đã có cải thiện đáng kể, đứng hạng 3/10 tỉnh thuộc nhóm tốt, xếp thứ 2/8 tỉnh

trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (sau Bình Dương) và xếp thứ 3/13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (sau Vĩnh Long và Đồng Tháp).

Nhìn vào Bảng 3.3c cho thấy chỉ số PCI có trọng số năm 2008 Long An chỉ

đứng sau Bình Dương và đứng trên các tỉnh cịn lại: Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Đồng Nai, Tây Ninh.

Trong các chỉ số thành phần trong Bảng 3.3c trên, thì Long An có các chỉ số có thể cạnh tranh với các tỉnh lân cận: chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, tính minh bạch và tiếp cận thơng tin, chi phí khơng chính thức, ưu đãi đối với DNNN (Môi trường cạnh tranh). Các chỉ số này tỉnh Long An đạt khá cao nên cần duy trì và nâng cao.

Còn các chỉ số thành phần còn lại tỉnh Long An cần tập trung cải thiện nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của tỉnh (như đã phân tích kết quả đánh giá chỉ số PCI của tỉnh Long An nêu trên). Trong đó, Long An cần chú ý tập trung cải thiện các chỉ số trong những chỉ số có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp đó là: chỉ số về đào tạo lao động, tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước. (2) Chỉ số Cơ sở hạ tầng Bảng 3.3d: Tóm tắt Chỉ số cơ sở hạ tầng một số tỉnh, thành phố Tỉnh, thành phố Chất lượng và khả năng lấp đầy khu,cụm công nghiệp Chất lượng đường giao thơng và chi phí vận chuyển Dịch vụ cơng (điện, năng lượng) Cơ sở hạng tầng khác (cảng/sân bay) Chỉ số Cơ sở hạ tầng (không bao gồm cảng, sân bay) Chỉ số Cơ sở hạ tầng (bao gồm cảng, sân bay) Bình Dương 8,07 8,42 6,76 3,25 77,49 66,25 Long An 4,65 6,21 8,63 1,00 64,95 51,22 TP.HCM 6,21 6,43 5,57 10,00 60,71 70,54 Tiền Giang 3,48 6,26 7,33 3,25 57,24 51,06 Đồng Nai 7,73 6,89 6,28 3,25 69,69 60,40 Tây Ninh 3,80 7,20 6,85 1,00 59,48 47,11

Nhìn vào Bảng 3.3.d ta thấy chỉ số cơ sơ hạ tầng của Long An (không bao gồm cảng, sân bay) đứng sau Bình Dương, Đồng Nai và đứng trên thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Tây Ninh. Còn đối với chỉ số cơ sở hạ tầng của tỉnh Long An (bao gồm cảng, sân bay) thì Long An chỉ đứng trên Tiền Giang và Tây Ninh.

Trong các nhóm chỉ tiêu thành phần trong Bảng 3.3d trên cho thấy để nâng cao chỉ số cơ sở hạ tầng của tỉnh góp phần nâng cao chỉ số tổng hợp về môi trường

đầu tư để cạnh tranh với các tỉnh, Long An cần tập trung đầu tư nâng cao các nhóm

chỉ tiêu: chất lượng và khả năng lấp đầy khu, cụm công nghiệp, chất lượng đường giao thơng và chi phí vận chuyển, hệ thống cảng.

(3) Chỉ số Công nghệ thông tin – Truyền thơng (CNTT-TT)

Nhìn vào Bảng 3.3.đ cho ta thấy chỉ số CNTT-TT của Long An đứng sau thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và đứng trên Tiền Giang, Tây Ninh. Bảng 3.3đ: Tóm tắt Chỉ số CNTT-TT một số tỉnh, thành phố Tỉnh, thành phố Hạ tầng kỹ thuật CNTT Hạ tầng nhân lực CNTT-TT Ứng dụng CNTT-TT Sản xuất kinh doanh CNTT-TT thuộc khu vực tư nhân Mơi trường tổ chức và chính sách CNTT-TT Chỉ số CNTT-TT Bình Dương 0,32 0,54 0,39 0,36 1,00 33,8 Long An 0,27 0,28 0,19 0,00 0,89 21,0 TP.HCM 0,65 0,54 0,67 0,89 1,00 47,4 Tiền Giang 0,13 0,22 0,17 0,00 0,58 14,7 Đồng Nai 0,26 0,32 0,34 0,21 0,72 24,0 Tây Ninh 0,26 0,30 0,13 0,00 0,89 20,5

Nguồn: VNCI (2008) Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2008

Bảng 3.3.đ cũng cho ta thấy để nâng cao chỉ số CNTT-TT Long An cần tập trung kêu gọi đầu tư sản xuất kinh doanh lĩnh vực CNTT-TT cũng như tăng cường

đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng nhân lực, ứng dụng CNTT-TT trên địa bàn tỉnh.

Tóm lại, qua phân tích các chỉ số cấu thành nên chỉ số tổng hợp về môi

trường đầu tư cho thấy để nâng cao chỉ số tổng hợp về môi trường đầu tư của tỉnh,

Long An cần tập trung vào việc đào tạo lao động, cải thiện nâng cao chất lượng hạ tầng giao thơng và chi phí vận chuyển cũng như hạ tầng phục vụ nâng cao chất

một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu

tư.

Ngồi ra, chúng ta có thể tham khảo thêm đánh giá môi trường đầu tư của Long An qua việc nghiên cứu khảo sát9 trong Dự thảo Báo cáo Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn

đến năm 2030 (2009) để thấy được các vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư của

Long An cần tập trung cải thiện. Kết quả tổng hợp cho thấy: “Long An khơng có chỉ số nào vượt trội so với TP.HCM và các tỉnh cạnh tranh khác trong vùng KTTĐ phía

Nam, đặc biệt là Bình Dương và Đồng Nai. Ngồi ra, chỉ có một vài chỉ số có mức độ hài lòng trên 50% là đăng ký và cấp phép đầu tư (59%) và an tồn xã hội (53%).

Chỉ có 18% cơng ty hài lịng về giao thơng vận tải và 23% cơng ty hài lịng về kết cấu hạ tầng, 39% công ty đánh giá giao thông vận tải của tỉnh Long An ở dưới mức trung bình”.

3.3.2.2. Định vị

Theo Mai Đức Cường (2005) thì một trong hai tồn tại cơ bản của việc thu hút

FDI của Việt Nam đó là tun bố định vị khơng rõ ràng. Tác giả nhận thấy đây cũng chính là các tồn tại cơ bản của hầu hết các tỉnh trong cả nước trong thu hút FDI,

trong đó có Long An.

Phần lớn các địa phương điều định vị cho tỉnh mình với khẩu hiệu “Tỉnh…tiềm năng, cơ hội đầu tư” và Long An cũng trong tình trạng đó. Hiện tại chưa có trả lời cho các câu hỏi đặt ra cho Long An trong thu hút FDI như: Long An

đang định vị là điểm tiếp nhận FDI như thế nào? Long An sẽ là “sân sau”10 thu hút FDI cho thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương? Long An sẽ thu hút FDI theo sự phân công của các tỉnh thành viên trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước? Long An muốn trở thành vùng công nghiệp phụ trợ cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cả nước?...

9 Tổng số 181 công ty trong và ngồi nước thơng qua điều tra bằng bảng câu hỏi về môi trường đầu tư theo

ba nhóm là các cơng ty ở Long An, các công ty ở TP.HCM và các công ty ở tỉnh khác để so sánh. Các yếu tố

liên quan đến môi trường đầu tư được lựa chọn gồm: (i) đăng ký và cấp phép đầu tư, (ii) quy định về đất đai,

(iii) kết cấu hạ tầng, (iv) khu công nghiệp, (v) xây dựng, (vi) mua sắm trang thiết bị, (vii) mua nguyên vật liệu, (viii) tuyển dụng lao động, (ix) quy định về môi trường, (x) cơ sở giáo dục đào tạo, (xi) nhà ở và môi

Tỉnh Long An đã đưa ra các yếu tố hấp dẫn chính và cũng chính là những điểm mạnh của tỉnh trong thu hút FDI. Theo Báo cáo đánh giá hoạt động của Trung

tâm Xúc tiến và Tư vấn đầu tư của tỉnh năm 2008 cho rằng Long An đã đưa ra hàng loạt các yếu tố hấp dẫn thu hút FDI như: vị trí địa lý thuận lợi; quỹ đất sẵn sàng tiếp nhận đầu tư; lực lượng lao động, nguồn nguyên liệu khá dồi dào; có sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh; thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư được cơng khai minh

bạch,... Tuy nhiên, đó chỉ là nhận định của tỉnh đưa ra đối với nhà đầu tư. Hiện tại,

chưa có sự trả lời thống nhất giữa các ngành tỉnh về việc chọn một hoặc hai yếu tố

hấp dẫn chính.

Tuy có sự trả lời khác nhau như trên nhưng khi tác giả tham vấn các chuyên gia thì phần lớn các ý kiến đều thống nhất với đánh giá những đánh giá về những

điểm mạnh của Long An trong thu hút FDI so với các tỉnh trong vùng như đã nêu

trên. Đồng thời, phần lớn (hơn 2 phần 3) các ý kiến còn cho rằng lợi thế lớn nhất của tỉnh Long An trong thu hút FDI là có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, nhất là do có vị trí gần kề thành phố Hồ Chí Minh; điểm yếu nhất của Long An là hệ thống hạ tầng mới ở mức cơ bản và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu thu hút FDI.

3.3.2.3. Khách hàng mục tiêu

Như đã phân tích tại Mục 3.2.1.4 về cơ cấu thu hút vốn FDI theo đối tác cho thấy những quốc gia, lãnh thổ đang có đầu tư lớn vào tỉnh Long An không phải là những nước có thế mạnh về cơng nghệ tiến tiến, công nghệ nguồn.

Do tỉnh chưa xác định được mục tiêu marketing là tập trung thu hút đầu tư vào các ngành nào nên trong thời qua tỉnh tổ chức nhiều sự kiện xúc tiến đầu tư

trong nước và ngoài nước mà đối tượng khách hàng chủ yếu là với các nhà đầu tư ở các nước đã và đang đầu tư lớn vào tỉnh Long An như Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan,...

Mặt khác, theo báo cáo của Trung tâm Xúc tiến và Tư vấn đầu tư năm 2008, tỉnh chưa xác định thị trường mục tiêu cũng như chưa có chiến lược tiếp cận và vận

động các tập đồn, các cơng ty lớn có tiềm lực kinh tế cũng như công nghệ cao,

3.3.2.4. Phạm vi phân phối

Hiện tại, tỉnh Long An cũng như các tỉnh khác có 02 cơ quan đầu mối trong tiếp nhận thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư đó là Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban Quản lý các KCN.

- Về thủ tục cấp phép đầu tư

Nếu phân tích về thủ tục cấp phép đầu tư thì về mặt hồ sơ, thủ tục ở các tỉnh

đều thực hiện theo qui định chung của Chính phủ khơng có gì khác nhau.

Bảng 3.3e: Thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư (đối với giấy phép không phải thẩm tra) tại các tỉnh

Tên tỉnh Điều kiện Cơ quan đầu mối Thời gian cấp

Bình Dương - Ngoài KCN - Trong KCN

- Sở Kế hoạch và Đầu tư - BQL các KCN

- 15 ngày - 07 ngày

Long An - Ngoài KCN - Trong KCN

- Sở Kế hoạch và Đầu tư - BQL các KCN

- 15 ngày - 15 ngày

TP.HCM - Ngoài KCN - Trong KCN

- Sở Kế hoạch và Đầu tư - BQL các KCN

- 15 ngày - 15 ngày

Tiền Giang - Ngoài KCN - Trong KCN

- Sở Kế hoạch và Đầu tư - BQL các KCN

- 15 ngày - 15 ngày

Đồng Nai - Ngoài KCN - Trong KCN

- Sở Kế hoạch và Đầu tư - BQL các KCN

- 15 ngày - 7 ngày

Tây Ninh - Ngoài KCN - Trong KCN

- Sở Kế hoạch và Đầu tư - BQL các KCN

- 15 ngày - 7 ngày

Nhìn vào Bảng 3.3e ta có thể nhận định về mặt thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư khơng có gì khác biệt giữa các tỉnh (hầu hết đều theo qui định chung;

riêng đối với các dự án cần thẩm tra thì tất cả các tỉnh đều qui định thời gian cấp

giấy chứng nhận đầu tư 30 ngày kể cả trong và ngồi khu cơng nghiệp). Tỉnh Long An cần tiếp tục nghiên cứu rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư xuống còn 07 ngày đối với các dự án trong các khu cơng nghiệp như các tỉnh Bình Dương,

Đồng Nai, Tây Ninh.

- Hỗ trợ sau cấp phép đầu tư

Hiện tại, tỉnh đã thành lập tổ xúc tiến đầu tư do Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng và Trưởng, phó các sở ngành tỉnh tham gia là thành viên. Định kỳ 6 tháng tổ chức họp mặt doanh nghiệp với mục đích nghe doanh nghiệp phản ánh những

khó khăn trong q trình triển khai đầu tư để cùng họ tháo gỡ. Ngoài ra, tỉnh cũng đã tổ chức các buổi họp mặt doanh nghiệp nhân ngày doanh nhân Việt Nam cũng như các buổi tuyên dương sự đóng góp của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo phản ánh

của một số doanh nghiệp thì số lần gặp mặt định kỳ như thế cịn q ít, tỉnh cần tổ chức nhiều hơn nửa những buổi gặp gỡ, đối thoại giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án của các doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng như các địa phương khác tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing địa phương của tỉnh long an trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 51 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)