Tình hình thu hút đầu tư của các tỉnh trong vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing địa phương của tỉnh long an trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 49 - 51)

Chương 1 Giới thiệu

3.3. Hiện trạng marketing địa phương trong thu hút FDI của tỉnh Long An

3.3.1. Tình hình thu hút đầu tư của các tỉnh trong vùng

Trong những năm gần đây khi mà một số khu công nghiệp ở các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang,... đang ra sức cạnh tranh

thu hút các nhà đầu tư nước ngồi đến với mình. Tuy nhiên, chỉ có một số tỉnh đang được nhà đầu tư nước ngồi quan tâm đến mơi trường đầu tư đó là Bình Dương, Đồng Nai.

- Về số lượng thu hút FDI (số dự án và vốn đăng ký)

Theo Bảng 3.3.a cho thấy vốn FDI vào Long An so với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm vẫn còn khiêm tốn nhưng so với Tây Ninh, Bình Phước và các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long thì có phần khả quan hơn.

- Về qui mơ của dự án: cũng theo Bảng 3.3a cho thấy vốn đầu tư trung bình

trên một dự án của Long An thấp hơn Đồng Nai, Tiền Giang nhưng lại cao hơn TP.HCM, Tây Ninh, Bình Dương và các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long. Điều này

chưa thể đưa ra nhận định về xu hướng các dự án lớn chuyển từ TP.HCM về Long An để đầu tư, vì phần lớn dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh chỉ là dự án có qui mơ trung

bình (xem phần 3.1.2.3) và nếu so về số dự án lớn (vốn đăng ký từ 100 triệu USD trở lên) thì tỉnh Long An cịn rất khiêm tốn.

Bảng 3.3a: FDI vào một số tỉnh từ 1988-2007 (tới ngày 22/12/2007- chỉ tính các dự án cịn hiệu lực)

Địa phương Số dự án Vốn đăng ký (tr.USD) Vốn đăng ký/dự án TP. HCM 2.398 16.583,4 6,9 Đồng Nai 987 12.423,9 12,6 Bình Dương 1.570 8.468,6 5,4 Long An 188 1.864,4 9,9 Tây Ninh 149 575,8 3,9 Tiền Giang 15 215,4 14,4

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Về tỷ lệ vốn đăng ký trên vạn dân: Theo Bảng 3.3b cho thấy xét trong

giai đoạn 2000-2007 thì tỷ số này trung bình của Long An là 1,3 thấp hơn so với

Bình Dương là 3,4, Đồng Nai là 2,8, TPHCM 1,6 và cao hơn Tây Ninh 0,47 và Tiền Giang 0,05.

- Về tỷ lệ vốn FDI trong GDP: cũng theo Bảng 3.3b cho thấy từ năm 2000

đến năm 2007 tỷ số này của tỉnh Đồng Nai tăng lên, cịn Bình Dương khơng thay đổi lớn. Tỷ số này của tỉnh Long An tuy tăng lên qua các năm nhưng tỷ số trung bình giai đoạn 2000-2007 chỉ bằng ¾ (ba phần bốn) so với tỉnh Đồng Nai và Bình

Dương, cao hơn TP.HCM và các tỉnh Tây Ninh, Tiền Giang. Tỷ lệ này cũng cho

thấy rằng, nguồn vốn FDI giữ vị trí quan trọng như thế nào trong GDP so với các tỉnh, thành phố. Đây là lý do mà các tỉnh ra sức cải thiện môi trường đầu tư để thu

hút FDI như vừa qua.

Đến đây ta có thể khẳng định rằng, có sự khác nhau giữa các địa phương về

phong cách quản lý, các thế mạnh cũng như những bất lợi về thu hút nguồn FDI. Do

đó, tỉnh Long An có thể xem các tỉnh lân cận trong khu vực là đối thủ cạnh tranh

trong vấn đề này. Có như vậy thì tỉnh Long An mới nhận ra những thế mạnh cũng

như những mặt hạn chế của mình nhằm đề ra các chính sách thu hút FDI hiệu quả hơn. Đồng thời thơng qua đây, các địa phương cũng có thể hợp tác với nhau để phát huy được tối đa lợi thế riêng của mình và của cả vùng với tư cách là một không gian

kinh tế thống nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng và xu thế phát triển của các địa phương trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing địa phương của tỉnh long an trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)