Chiến lược phát triển của tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing địa phương của tỉnh long an trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 64)

Chương 1 Giới thiệu

4.1. Chiến lược phát triển của tỉnh

4.1.1. Tầm nhìn và mục tiêu

Theo Dự thảo Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội (2006) thì đến năm 2020 Long An được định hướng trở thành tỉnh công nghiệp phát triển qua việc phát triển hơn nữa ngành công nghiệp – xây dựng theo hướng có tỷ trọng

trên 50% trong cơ cấu GDP của tỉnh. Để thực hiện điều đó, tỉnh ưu tiên mở rộng quy mô đầu tư phát triển phát triển công nghiệp và thu hẹp khoảng cách với các tỉnh khác trong vùng KTTĐ phía Nam và với các tỉnh khác trong nước. Trong khi đẩy

nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, cần chú trọng cải thiện ngành y tế, giải quyết các vấn đề xã hội như việc làm, giảm nghèo, cải tạo dịch vụ cơ sở hạ tầng xã hội. Phát triển kinh tế xã hội phải đảm bảo thân thiện và hài hịa với bảo vệ mơi trường. Duy trì mối quan hệ làng giềng hữu nghị với các tỉnh bạn phía bên kia biên giới Campichia.

Mục tiêu chung trên cho thấy Long An hướng tới phát triển bền vững đồng thời cũng cho thấy rằng Long An mong muốn bước sang một tầm phát triển mới cao

hơn, trở thành một tỉnh có nét riêng và có tính cạnh tranh trong vùng, trên toàn quốc và trên trường quốc tế. Để làm rõ hơn nữa mục tiêu cơ bản và đưa các chiến lược cụ

thể thì trước hết cần xác định những vai trò mà Long An mong muốn thực hiện trong vùng. Theo Dự thảo Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh

Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (2009) thì vai trị được thể hiện sơ bộ như sau:

(i) Long An là trung tâm dịch vụ cho vùng ĐBSCL: mạng lưới vận tải tương lai, bao gồm được vành đai 3, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành và các tuyến

đường chính khác sẽ giúp Long An đóng vai trị chức năng trung chuyển hàng hóa

và hành khách giữa ĐBSCL và vùng KTTĐ phía Nam, trong đó bao gồm nhiều địa

(ii) Long An cung cấp các dịch vụ bổ sung cần thiết cho sự tăng trưởng và mở rộng nhanh chóng của TP.HCM. Tuy nhiên, trong q trình này Long An phải cân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển bền vững của cả Long An và TP.HCM.

(iii) Long An xây dựng hệ thống kinh tế - xã hội gắn kết sao cho có thể phát

huy được tiềm năng phát triển của tỉnh nhà một cách hiệu quả nhất.

4.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế

Phát triển kinh tế là nền tảng để xây dựng tầm nhìn và mục tiêu cho tỉnh

nhưng cần phải xác định mục được mục tiêu cụ thể. Theo Dự thảo Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn

đến năm 2030 (2009) thì mục tiêu phát triển kinh tế được xác định như sau:

(i) Nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế

(ii) Phát triển kinh tế mà khơng phải hy sinh tính bền vững về văn hóa xã hội

và mơi trường

(iii) Xây dựng nền kinh tế có bản sắc riêng, có sự cân bằng giữa các khu vực nông nghiệp, công nghiệp xây dựng và dịch vụ.

Để cụ thể hóa tầm nhìn và chiến lược trên thì yếu tố chủ chốt là đầu tư, nhất là đầu tư từ bên ngoài tỉnh của các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Vì vậy, cần có

biện pháp thu hút đầu tư từ bên ngồi, nhất là những nhà đầu tư có cơng nghệ và thị

trường mới. Tỉnh cần có biện pháp xây dựng môi trường đầu tư “mời gọi” cũng như

tạo dựng hình ảnh hấp dẫn để có thể thu hút được nguồn đầu tư như mong muốn.

4.1.3. Nhu cầu thu hút FDI của tỉnh Long An đến năm 2010 và 2015

Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2006-2010) của tỉnh và quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 và thực tiễn phát triển các thành phần kinh tế trong 10 năm qua, tỉnh Long An đã đề ra mục tiêu phát triển các thành phần kinh tế như sau:

Giai đoạn 2006-2010:

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân chung trên địa bàn tỉnh là 13,5% (giai đoạn 2001-2005 đạt 9,4%), trong đó dự kiến thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước

ngồi: tốc độ tăng trưởng bình quân 35%/năm (giai đoạn 2001-2005 đạt 23,7%)

Giai đoạn 2011-2015:

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân chung trên địa bàn tỉnh là 15,5%, trong

đó dự kiến thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi: tốc độ tăng trưởng bình qn 22%/năm.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng như trên, tổng nhu cầu vốn cho nền kinh tế

tỉnh Long An và nhu cầu vốn cần có của thành phần có vốn đầu tư nước ngoài cho từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn 2006-2010:

Tổng nhu cầu vốn cho nền kinh tế tỉnh Long An là 47.000 tỷ đồng (bình quân 9.400 tỷ đồng/năm), trong đó nhu cầu vốn cần có của thành phần có vốn đầu

tư nước ngồi là 17.000 tỷ đồng (bình quân 3.400 tỷ đồng/năm).

Nếu so với lượng vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh Long An trong giai đoạn 2001-2005 bình quân là 1.650 tỷ đồng thì mục tiêu đặt ra trong giai đoạn này là khá

cao (tăng hơn 2 lần). Đồng thời, xét trong bối cảnh tình hình thế giới đang có nhiều

quốc gia và giữa các địa phương trong vùng cạnh tranh nhau thì việc đạt được mục

tiêu đề ra là không đơn giản. Theo nguồn số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh

Long An ta thấy qua lượng vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh Long An trong 3 năm

2006, 2007 và 2008 tương ứng chỉ đạt 1.690 tỷ đồng, 2.250 tỷ đồng và 3.260 tỷ đồng.

Giai đoạn 2011-2015:

Tổng nhu cầu vốn cho nền kinh tế tỉnh Long An là 81.650 tỷ đồng (bình quân 16.330 tỷ đồng/năm), trong đó nhu cầu vốn cần có của thành phần có vốn đầu

tư nước ngồi là 32.660 tỷ đồng (bình quân 6.532 tỷ đồng/năm).

Mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn này gần gấp đôi so với giai đoạn 2006-2010.

Như vậy, trong những năm tới nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ở đây chính là

nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI) sẽ tiếp tục giữ một vai trò rất quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Long An. Để đạt được mục

tiêu như trên đây, nhất là trong giai đoạn 2011-2015, thì ngay từ bây giờ cần phải đưa ra những chiến lược và giải pháp mới mang tính đột phá trong thu hút FDI.

4.1.4. Những ngành nghề mà tỉnh Long An ưu tiên thu hút đầu tư

Để thu hút đầu tư thành công, tỉnh Long An không chỉ quan tâm đến các mục

tiêu của mình mà cịn phải tính đến các mối quan tâm của các nhà đầu tư. Lợi ích cần phải được dung hịa giữa các bên.

Theo quan điểm lợi ích của nhà đầu tư, việc lựa chọn địa điểm đầu tư có thể tính đến các yếu tố sau:

- Quy mơ và tốc độ tăng trưởng của thị trường nội địa. - Mức độ cạnh tranh của thị trường nội địa.

- Lợi thế về địa lý và tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực. - Khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu.

- Chính sách ngành.

- Cạnh tranh về các yếu tố trên của các địa điểm khác.

Với các yếu tố trên, JICA Consultant và PriceWaterHouseCoppers đã xếp

loại các ngành được giới doanh nghiệp quan tâm đầu tư vào Việt Nam theo thứ tự xếp hạng sau đây:

Bảng 4.1a: Xếp hạng ngành ưu tiên đầu tư vào Việt Nam

Theo quan điểm lợi ích của nhà đầu tư

Tên ngành Thứ tự Tên ngành Thứ tự

Khai thác dầu khí 1 Sản phẩm da 15

Khai thác than 2 Xi măng 16

khác

Cơ khí 4 Năng lượng và cung cấp nước

sạch

18

Luyện kim 5 Vận tải 19

Điện tử 6 Viễn thông 20

Công nghệ thông tin 7 Tài chính-Ngân hàng 21

Hóa chất 8 Du lịch và Khách sạn 22

Chế biến thủy sản 9 Văn hóa – Y tế - Giáo dục 23

Chế biến nông sản 10 Phát triển đô thị 24

Chế biến lâm sản 11 Chung cư & Cao ốc văn phòng 25

May mặc 12 Cơ sở hạ tầng KCN&KCX 26

Dệt 13 Nông-lâm-thủy sản 27

Giày da 14

Nguồn: JICA Consultant và PriceWaterHouseCoppers, 2003

Về phía tỉnh Long An, loại bỏ những ngành trong danh mục trên mà tỉnh khơng có khả năng phát triển hoặc khơng khuyến khích đầu tư, chúng ta có thể xác

định được những ngành cơ bản cần tiếp cận để thu hút.

Các ngành tỉnh Long An khơng khuyến khích đầu tư bao gồm: - Ngành gây ô nhiễm.

- Ngành sử dụng lao động phổ thông với số lượng lớn; ngành vừa sử dụng nhiều lao động phổ thông vừa sử dụng nhiều đất.

- Ngành có giá trị gia tăng thấp. - Ngành độc hại có nguy cơ cao.

Từ những lợi thế của tỉnh, Long An cần hướng tới để ưu tiên xúc tiến đầu tư cụ thể như sau:

Bảng 4.1b: Danh mục ngành nghề và quốc gia ưu tiên thu hút đầu tư

STT Ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư Quốc gia mục tiêu

1 Chế biến thực phẩm nông thuỷ hải sản, sản phẩm phục vụ nông nghiệp; Sản phẩm nhựa; các sản phẩm phục vụ tiêu dùng

Hàn Quốc, Trung Quốc,

Đài Loan, Malaysia,

Newzealand.

2 Dịch vụ vận tải hàng hoá, dịch vụ xuất nhập khẩu

Singapore, Đan Mạch, Hà

Lan, Trung Quốc.

3 Sản phẩm điện tử, điện lạnh, công nghệ cao, phần mềm tin học

Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc.

4 Sản phẩm cơ khí chế tạo, sản xuất thiết bị và các phụ tùng thay thế, Các sản phẩm sản xuất công nghiệp ít gây ơ nhiễm mơi trường, sử dụng ít lao động, phát triển và sử dụng công nghệ cao

Các nước Châu Âu như: Đức, Đan Mạch, Phần

Lan, Thuỵ sỹ, Thuỵ Điển

Nguồn: Tham khảo các ngành kêu gọi đầu tư của tỉnh và tác giả đề xuất

4.2. Chiến lược, giải pháp marketing địa phương trong thu hút FDI

Trên cơ sở hiện trạng của địa phương qua phân tích SWOT và căn cứ tầm

nhìn, mục tiêu phát triển cũng như mục tiêu thu hút đầu tư trong thời gian tới của tỉnh Long An, tác giả đề xuất các chiến lược, giải pháp marketing địa phương trong

thu hút FDI như sau:

4.2.1. Chiến lược 1: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh của tỉnh đến các nhà đầu tư tiềm năng. tỉnh đến các nhà đầu tư tiềm năng.

Chiến lược 1 được đề xuất trên cơ sở kết hợp các điểm mạnh về vị trí địa lý kinh tế (S1), sự quyết tâm của lãnh đạo (S2), công khai minh bạch trong tiếp nhận

đầu tư (S5) với việc tận dung các cơ hội trong thu hút đầu tư (O1, O2) (tức kết hợp

4.2.1.1. Thiết kế hình ảnh ấn tượng

Đầu tiên trong việc tuyên truyền cho nhà đầu nước ngồi về hình ảnh của Long An như một nơi lý tưởng để đầu tư hoặc là những nỗ lực của tỉnh để tạo ra

hình ảnh đó. Có thể thuê những công ty chuyên nghiệp về quảng cáo trong hoặc

ngoài tỉnh để nhận dạng, phát triển và tun truyền hình ảnh tích cực này.

Hình ảnh được thiết kế phải tập trung vào ba yếu tố chính sau: Thứ nhất,

nhấn mạnh được các cơ hội mà tỉnh sẽ dành cho nhà đầu tư nước ngoài khi họ đến

đầu tư tại tỉnh Long An. Thứ hai, thể hiện được sự quyết tâm của tỉnh về những nỗ

lực cải thiện môi trường đầu tư. Thứ ba, nêu bật được những khác biệt tích cực của tỉnh so với các nơi khác.

Cơng cụ để tuyên truyền hiệu quả các hình ảnh này thường là những khẩu

hiệu (slogans), sự định vị (positions). Xin gợi ý bốn hình ảnh tiêu biểu và các công cụ kèm theo để tuyên truyền, quảng bá tỉnh Long An như sau:

Hình ảnh về cơ hội đầu tư: như đã phân tích phần thực trạng, tỉnh sẽ có bốn

cơ hội chính để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới. Như vậy, hình ảnh này phản ánh đúng thực tế là tỉnh Long An sẽ có nhiều cơ hội dành cho các nhà đầu tư và nó cũng sẽ gây ấn tượng tích cực cho các nhà đầu tư về những cơ hội này.

Khẩu hiểu để tuyên truyền hình ảnh này là: “Long An, tỉnh của những cơ hội đầu tư” (Long An, the Province of investment opportunities).

Hình ảnh về sự thơng thống: hiện nay tỉnh Long An đang đẩy mạnh việc áp dụng cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” nhằm tạo sự đơn giản và công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, nhất là trong cơng tác xét, cấp giấy phép đầu tư, cịn cơ chế quản lý pháp luật và hành chính cũng đang và sẽ thay đổi theo hướng

thơng thống hơn. Đây là điều mà các nhà đầu tư đang rất quan tâm bởi trước đây,

các thủ tục cấp giấy phép cịn q rườm rà và phức tạp, các chính sách pháp lý liên

quan đến đầu tư thì thiếu minh bạch đã tốn nhiều thời gian cũng như tiền bạc của

họ. Như đã phân tích ở phần hiện trạng đây một trong những điểm mạnh của tỉnh. Do vậy, phát huy điểm mạnh từ hình ảnh này sẽ khắc phục được những suy nghĩ tiêu cực của nhà đầu tư về tỉnh Long An. Khẩu hiệu để tuyên truyền hình ảnh này

Hình ảnh về sự đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư: lãnh đạo tỉnh Long An đã và đang rất quyết tâm trong việc nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Cam kết hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất từ khâu tiếp xúc, cung

cấp thông tin, các thủ tục về đầu tư, xây dựng, đất đai và đến khi dự án dự án đi vào hoạt động. Như đã phân tích ở phần hiện trạng đây một trong những điểm mạnh của tỉnh. Do đó, phát huy điểm mạnh từ hình ảnh này sẽ tạo ra những suy nghĩ tích cực của nhà đầu tư về tỉnh Long An. Khẩu hiệu để tuyên truyền hình hảnh này là: “Lãnh

đạo tỉnh Long An đồng hành cùng nhà đầu tư”.

Ngoài ra, tác giả cũng thống nhất với Hồ Đức Hùng và công sự (2006) về việc xây dựng hình ảnh “Long An-cơng nghiệp phụ trợ vùng kinh tế trọng điểm

phía Nam”.

Hiện nay, các nhà ĐTNN “thích” các tỉnh phía Bắc hơn phía Nam là phía Bắc gần “vùng công nghiệp phụ trợ” là Trung Quốc, cịn phía Nam hệ thống cơng nghiệp phụ trợ chưa hấp dẫn nhà đầu tư (www.vir.com.vn, báo đầu tư, số 42 ra ngày

7 tháng 4 năm 2006). Long An khơng chỉ phát triển nhanh chóng các ngành cơng

nghiệp phụ trợ trong tỉnh để thu hút đầu tư mà nên theo hướng để hỗ trợ cho vùng kinh tế trọng điểm để có thể phát triển nhanh, theo kịp các tỉnh thành khác trong vùng kinh tế trọng điểm.

4.2.1.2. Tuyên truyền hình ảnh ấn tượng

Sau khi đã thiết kế được hình ảnh ấn tượng cần phải tuyên truyền hình ảnh ấn tượng. Việc tuyên truyền này nhắm vào các nhà đầu tư đang trong giai đoạn đầu của

quá trình quyết định đầu tư. Tỉnh Long An có thể tun truyền thơng qua:

Tham gia quảng cáo qua các phương tiện truyền thông như: tạp chí kinh tế Viễn Đơng (FEER), Bloomberg và BBC, Vietnamnews, Thời báo kinh tế Việt Nam, Internet (thiết kế một trang web cập nhật đầy đủ các thông tin về những cơ hội, thế mạnh về thu hút FDI), trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các trang web về

đầu tư khác,…

Chủ động, tích cực tham gia vào các triển lãm đầu tư. Các chuyến đi của các lãnh đạo tỉnh để marketing đầu tư.

Giai đoạn này chỉ nhằm phổ biến các hình ảnh chung về đầu tư của tỉnh mà chưa đi vào cụ thể nên các đối tượng để tiếp xúc ở giai đoạn này chủ yếu là các hiệp

hội doanh nghiệp, các cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư của những nước mạnh về lĩnh vực mà tỉnh đang nhắm tới.

Trong quá trình tham gia vào các hoạt động trên, tỉnh có thể sử dụng những cuốn sách nhỏ (brochures), đĩa CD-Room chứa đầy đủ những thông tin về những cơ hội đầu tư cũng như các thế mạnh của tỉnh, nhằm phản ánh đúng với các hình ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing địa phương của tỉnh long an trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)