Qui mô dự án Số dự án Cơ cấu (%) Vốn đầu tư (tr. USD) Cơ cấu (%)
Dưới 1 tr. USD 65 22,8 32,67 1,2 Từ 1 đến 5 tr. USD 140 50,9 323,47 12,0 Từ 5 đến 10 tr. USD 21 7,5 134,39 5,0 Từ 10 đến 40 tr.USD 40 14,2 740,45 27,4 Từ 40 đến 100 tr. USD 11 3,9 696,67 25,8 Trên 100 tr. USD 4 1,4 774,61 28,6
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An năm 2009
3.2.1.4. Cơ cấu vốn đầu tư FDI:
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Long An phân theo ngành nghề
Giai đoạn 1992-2000
Công nghiệp và xây dựng là lĩnh vực thu hút hầu hết các dự án FDI của tỉnh Long An, trong đó cơng nghiệp là chủ yếu chiếm 96,5% số dự án và 97,2% về vốn
đăng ký. Trong giai đoạn này thu hút FDI của tỉnh Long An chỉ tập trung vào công
nghiệp và xây dựng phần nào do ảnh hưởng từ chính sách chung của cả nước. ‘Từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Việt Nam đã chú trọng thu hút đầu
tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp – xây dựng’ (Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ
Kế hoạch và Đầu tư. 2008).
Giai đoạn 2001-2005
Tỷ trong thu hút FDI của công nghiệp tuy có giảm so với giai đoạn trước
nhưng vẫn là lĩnh vực vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu hút FDI của tỉnh. Lĩnh
6
vực công nghiệp thu hút 96% về dự án và 96,4% về vốn đăng ký; lĩnh vực xây dựng
không thu hút được dự án. Trong giai đoạn này, tỉnh đã thu hút FDI đầu tư vào lĩnh
vực mới đó là nơng nghiệp.
Giai đoạn 2006-2008
Ngoài các lĩnh vực đã thu hút nêu trên, tỉnh đã thu hút FDI đầu tư vào các
lĩnh vực khác như vận tải, kho bãi (03 dự án), kinh doanh bất động sản (04 dự án). Mở ra dấu hiệu đa dạng nghành nghề trong thu hút FDI trong thời gian tới.
Bảng 3.2c: FDI vào tỉnh Long An theo ngành nghề giai đoạn 1992-2008 (chỉ tính dự án còn hiệu lực)
Ngành Số dự án Phần trăm (%) Tổng vốn đăng ký (tr. USD)
Phần trăm (%)
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
36 13,6 347,0 13,1
Công nghiệp 214 80,8 2.103,8 79,6
Xây dựng 8 3,0 82,0 3,1
Vận tải, kho bãi 3 1,1 21,5 0,8
Kinh doanh bất
động sản
4 1,5 90,5 3,4
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An năm 2009
Theo Bảng 3.2c ta có thể nhận định tỉnh Long An thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 83,8% về số dự án và 82,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 13,6% về số dự án và 13,1% về số vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực kinh doanh bất động sản và vận tải, kho bãi. Điều này cho thấy sự phù hợp định hướng phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian qua và những năm tới là phát triển
theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và thương mại - dịch vụ, giảm tỷ
trọng nông nghiệp.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Long An phân theo đối tác đầu tư
Tính đến cuối năm 2008, có 26 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Long
An. Theo Bảng 3.2d cho thấy trong năm quốc gia, lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào tỉnh Long An dẫn đầu là Đài Loan hiện với số vốn đăng ký 1.020,8 triệu USD, chiếm 37,8% tổng vốn đăng ký, tiếp đến là Hàn Quốc 477,7 triệu USD, chiếm 17,7% về vốn đăng ký, tiếp theo Island, Thái Lan, Singapore,...7 Tuy nhiên, các dự án mà các quốc gia này đầu tư chủ yếu là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, sử dụng nhiều
lao động, đất đai không phải là những nước có thế mạnh về cơng nghệ tiến tiến,
công nghệ nguồn.
Việc thu hút các dự án từ các quốc gia có cơng nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn cịn rất ít nhất là các quốc gia như Nhật, Mỹ, các nước EU,... Tuy ngay từ
năm 1992 đã thu hút 01 dự án liên doanh Pháp sản xuất, kinh doanh nước khoáng nhưng tính cuối năm 2008 chỉ mới thu hút được 23 dự án (chiếm 6% về dự án) với vốn đầu tư hơn 250 triệu USD (chiếm 8% tổng vốn đăng ký).
Bảng 3.2d: Năm quốc gia, lãnh thổ đầu tư lớn nhất ở tỉnh Long An giai đoạn 1992-2008 (chỉ tính dự án còn hiệu lực) Quốc gia/lãnh thổ Số dự án Phần trăm (%) Tổng vốn đầu tư (tr.USD) Phần trăm (%) Đài Loan 110 41,5 1.020 38,6 Hàn Quốc 50 18,9 476 18,0 Island 10 3,8 302 11,4 Thái Lan 15 5,7 163 6,2 Singapore 9 3,4 109 4,1
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An năm 2009
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Long An phân theo hình thức đầu tư
Tính đến hết năm 2008, chủ yếu doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thực hiện
theo hình thức 100% vốn nước ngồi, có 218 dự án với tổng vốn đăng ký 2.402 triệu USD, chiếm 77,6% về dự án và 88,9% về vốn đăng ký. Theo hình thức liên doanh có 63 dự án với tổng vốn đăng ký 300,3 triệu USD, chiếm 22,4% về dự án và 11,1% về vốn đăng ký. Có thể so sánh tỷ trọng các dự án hoạt động theo hình thức 100% vốn nước ngồi tính đến hết năm 1997 là 28,6% số dự án và 19,5% vốn đăng ký theo hình thức liên doanh và hình thức khác (hợp đồng hợp tác kinh doanh) để thấy được hình thức 100% vốn nước ngồi được các nhà đầu tư lựa chọn hơn.
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An năm 2009
3.2.1.5 Tình hình thu hút FDI vào các khu cơng nghiệp (KCN)
Đến năm 1997, các khu công nghiệp tỉnh Long An bắt đầu hình thành, lúc đầu chỉ có 2 KCN (Đức Hòa 1 và Đức Hòa 2), đến cuối năm 2008 trên địa bàn tỉnh đã hình thành hệ thống 18 KCN với tổng diện tích được quy hoạch là 7.221,18 ha, có 4.151,13 ha đã hồn tất việc chi trả bồi thường cho dân, đủ điều kiện giao cho nhà đầu tư thuê lại, chiếm tỷ lệ 62% tổng diện tích các KCN của tỉnh.
Bảng 3.2đ cho thấy trong 18 KCN được quy hoạch có 14 KCN được thành lập với tổng diện tích 3.719,59 ha, đã giải phóng mặt bằng được 3.059,25 ha, đạt tỷ lệ 82,3%; có 10 KCN đi vào hoạt động.
Theo báo cáo của Ban Quản lý các KCN tỉnh Long An, trong hơn 10 năm xây dựng và phát triển KCN cho thấy khu vực này có đóng góp ngày càng quan trọng trong việc thu hút vốn FDI, đến cuối năm 2008 đã đã thu hút 110 dự án FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 1.069,1 triệu USD (số dự án còn hiệu lực là 102 với vốn đăng ký là 1.046,4 triệu USD), chiếm 39,2% về số dự án và 40,4% tổng vốn
đăng ký của cả tỉnh. Các dự án đầu tư cơng nghiệp đang có xu hướng tăng nhanh tại
các KCN. Cụ thể tính cả giai đoạn 1992-2000, các KCN chỉ thu hút 8 dự án với vốn
đăng ký là 70,6 triệu thì giai đoạn 2001-2005 tăng lên 22 dự án vốn đăng ký là
304,5 triệu USD vào và trong ba năm 2006-2008 các KCN đã thu hút 80 dự án, tăng 3,64 lần so với cả giai đoạn 2001-2005 với vốn đăng ký 694 triệu USD, tăng 2,28
gian trước do hạ tầng ngày càng hoàn chỉnh. Mặt khác, từ năm 2006 để tăng cường
quản lý các dự án đầu tư, nhất là quản lý tác động của sản xuất công nghiệp đến mơi
trường nên tỉnh có chủ trương hạn chế tiếp nhận dự án đầu tư ngồi các khu cơng
nghiệp tập trung.
Các dự án đầu tư trong và ngoài nước đã thuê lại 504,4 ha đất KCN, chiếm 12,1% diện tích đủ điều kiện cho thuê ở các KCN của tỉnh và chiếm 16,5% diện tích
các KCN đã được thành lập. Trong đó, các dự án FDI đã thuê lại là 411,5 ha (chiếm
gần 10% diện tích đủ điều kiện cho thuê ở các KCN của tỉnh và chiếm 13,2% diện tích các KCN đã được thành lập). Với tỷ lệ này cho thấy, tiềm năng về diện tích đất
để thu hút các nhà đầu tư nước ngồi của Long An cịn rất lớn. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm hơn là chất lượng và khả năng lấp đầy của các KCN tức phải đòi hỏi
hệ thống hạ tầng và các dịch vụ đi kèm phải được quan tâm đầu tư thỏa đáng. Phần này sẽ được phân tích ở bên dưới khi đánh giá về môi trường đầu tư của tỉnh.
3.2.2. Tình hình triển khai hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
3.2.2.1. Vốn giải ngân từ năm 1992 đến năm 2008
Trong số 265 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 2.644,4 triệu USD, đã có 162 dự án triển khai góp vốn thực hiện đạt hơn 1.120 triệu USD (bao gồm cả vốn thực hiện của các dự án giải thể trước thời hạn), chiếm 42,4% tổng vốn đăng ký,
trong đó, vốn của bên nước ngoài đưa vào (gồm vốn góp và vốn vay) khoảng
1.075,2 triệu USD, chiếm 96,1% tổng vốn thực hiện, các dự án đầu tư nước ngoài
đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh qua
từng thời kỳ theo mục tiêu kế hoạch đề ra.
Vốn thực hiện có xu hướng tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậm trong khi vốn đăng ký và số lượng dự án cấp mới biến động tăng mạnh. Nếu như cả giai
đoạn 1992-1995 vốn thực hiện mới đạt 64,2 triệu USD, chiếm 35,5% tổng vốn đăng
ký mới thì trong thời kỳ 1996-2000, mặc dù có ảnh hưởng tiêu cực của khủng
hoảng kinh tế khu vực, vốn thực hiện đã đạt 159 triệu USD, tăng gần 150% so với 5
năm trước, chiếm 74,5% tổng vốn đăng ký mới. Trong 5 năm 2001-2005 vốn thực
hiện đạt 337,5 triệu USD, chiếm 67,5% tổng vốn đăng ký mới, tăng 112% so với 5
năm trước. Riêng ba năm 2006-2008 tổng vốn thực hiện đạt 559,3 triệu USD, tuy
3.2.2.2. Triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án
Trong những năm qua, khu vực kinh tế có vốn FDI đã góp phần đáng kể
trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh
thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu, cũng như đóng góp tích cực vào ngân
sách và tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Đồng thời, tiếp tục khẳng định vai trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của tỉnh và thực sự trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế tỉnh. Từ mức đóng góp khơng đáng kể, trung bình 0,3% của GDP trong giai đoạn 1993-1995, khu vực doanh nghiệp FDI đã tăng lên 7,4% GDP của 5 năm 1996-2000. Trong thời kỳ 2001-2005, tỷ trọng trên đạt trung bình là 14,5%. Riêng năm 2005, khu vực doanh nghiệp FDI đóng góp khoảng 17,6%
GDP. Trong ba năm 2006-2008 khu vực doanh nghiệp FDI đóng góp trên 24% GDP. Riêng năm 2008, đóng góp khoảng 26,2% GDP.
Nếu trong giai đoạn 1996-2000 tổng giá trị doanh thu đạt 458,6 triệu USD
(trong đó giá trị xuất khẩu 181,3 triệu USD, chiếm 39,5% tổng doanh thu) thì giai
đoạn 2001-2005 tổng giá trị doanh thu đạt 1.205,3 triệu USD (trong đó giá trị xuất
khẩu đạt 656,6 triệu USD, chiếm 54,5% tổng doanh thu), gấp 2,6 lần so với 5 năm 1996-2000. Trong ba năm 2006-2008 tổng giá trị doanh thu đạt 2.270 triệu USD,
trong đó giá trị xuất khẩu đạt 1.358,8 triệu USD, chiếm 59,8% tổng doanh thu.
Khu vực kinh tế đã tích cực đóng góp vào ngân sách nhà nước, thể hiện qua việc thu nộp ngân sách tăng dần qua các năm. Giai đoạn 1994-1995 do chính sách
ưu đãi, khuyến khích đầu tư nước ngoài (ĐTNN) của Nhà nước ta đồng thời các
doanh nghiệp FDI tại Long An mới triển khai xây dựng nên các doanh nghiệp
ĐTNN đóng góp ngân sách cịn hạn chế 5,4 tỷ đồng, nhưng con số này trong thời
kỳ 1996-2000 là 180 tỷ đồng. Lý do một số doanh nghiệp FDI đã đi vào triển khai hoạt động và đã qua thời gian hưởng chính sách ưu đãi thuế của nhà nước. Giai
đoạn 2001-2005 khu vực doanh nghiệp FDI đã nộp ngân sách hơn 250,7 tỷ đồng, tăng gấp hơn 39,3% so với 5 năm trước. Ba năm 2006-2008 con số này đạt 423,3 tỷ đồng. Riêng năm 2008, các doanh nghiệp FDI nộp ngân sách khoảng 200 tỷ đồng.
trực tiếp, chưa kể số lao động gián tiếp khác làm việc trong khu vực dịch vụ mà theo kết quả điều tra của Ngân hàng Thế giới, cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho khoảng từ 2-3 lao động gián tiếp khác. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI cũng tăng lên qua từng giai đoạn, từ 1.000 người vào cuối năm 1995 đã tăng lên 7.014 người vào cuối năm 2000. Đến cuối năm 2005 đã tăng gấp 4,7 lần so với năm 2000, thể hiện số lượng các doanh nghiệp đi vào triển khai dự án
tăng lên. Trong 3 năm 2006-2008 do lượng dự án vào nhiều và triển khai khá nhanh
nên số lượng lao động trong khu vực ĐTNN tính đến cuối năm 2008 gấp 2,37 lần so với cuối năm 2005.
Hiệu quả đầu tư ngày của doanh nghiệp có vốn FDI thay đổi theo hướng tích cực. Theo Hồ Đức Hùng và cộng sự (2006), thì hệ số ICOR từ 12,05 trong giai đoạn 2000-2002 đã giảm xuống cịn 6,18 trong giai đoạn 2003-2005.
Tóm lại, các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh Long An hoạt động ngày càng hiệu quả và đã thu được nhiều kết quả đáng kể khi đầu tư trên địa bàn tỉnh Long An nhờ những nổ lực của tỉnh trong việc điều chỉnh các chính sách cũng
như những hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp. Điều này có tác động tích cực là các nhà đầu tư tiềm năng sẽ yên tâm hơn khi quyết định chọn Long An là địa điểm đầu tư vì
thấy những kết quả khả quan của các doanh nghiệp đi trước.
3.2.3. Khái quát những tác động tích cực của FDI đến nền kinh tế tỉnh Long An An
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế cua tỉnh và là khu vực có tốc độ phát triển năng động nhất.
Theo Báo cáo tổng kết 20 năm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Long An của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An năm 2008 đã đánh giá
khái quát FDI đã có những đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển của nền kinh
tế tỉnh nhà. Đó là:
Thứ nhất, đầu tư nước ngồi là nguồn vốn quan trọng bổ sung cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của tồn xã hội và tăng trưởng kinh tế tỉnh.
Đóng góp của vốn FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội có biến động lớn, từ tỷ
của khủng hoảng tài chính khu vực (năm 2000 chiếm 30,9%) và hồi phục trong 5
năm 2001-2005 chiếm trung bình khoảng 34,5% tổng vốn đầu tư xã hội; ba năm 2006-2008 chiếm khoảng 31%. Riêng năm 2008, đạt 31,6%.
Vốn FDI đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh. Từ năm 1991-2000,
GDP tăng liên tục qua các năm với tốc động tăng bình quân mỗi năm 7,6%, trong
đó: (i) 5 năm 1991-1995: tăng 7,5%; (ii) 5 năm 1996-2000: tăng 7,7%. Nhờ vậy,
đến năm 2000 tổng sản phẩm trong nước tăng gấp hơn 2 lần năm 1990; (iii) 5 năm
2001-2005: tốc độ tăng GDP đạt 9,4%; (iv) 3 năm 2006-2008 đạt 13,1%. Riêng năm 2008 tốc độ tăng GDP đạt 14,5%.
Thứ hai, đầu tư nước ngồi góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp.
Đến cuối năm 2008, khu vực có vốn FDI đã tạo giá trị sản xuất công nghiệp
chiếm trên 65% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh so với 11,0 % năm 1995 và 46,6% năm 2000. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực có vốn FDI cao hơn mức tăng trưởng công nghiệp chung của tỉnh (năm 2007 tăng 63% so với 28,1%), góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại