Khái quát những tác động tích cực của FDI đến nền kinh tế tỉnh Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing địa phương của tỉnh long an trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 46 - 49)

Chương 1 Giới thiệu

3.2. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Long An

3.2.3. Khái quát những tác động tích cực của FDI đến nền kinh tế tỉnh Long

1995 đã tăng lên 7.014 người vào cuối năm 2000. Đến cuối năm 2005 đã tăng gấp 4,7 lần so với năm 2000, thể hiện số lượng các doanh nghiệp đi vào triển khai dự án

tăng lên. Trong 3 năm 2006-2008 do lượng dự án vào nhiều và triển khai khá nhanh

nên số lượng lao động trong khu vực ĐTNN tính đến cuối năm 2008 gấp 2,37 lần so với cuối năm 2005.

Hiệu quả đầu tư ngày của doanh nghiệp có vốn FDI thay đổi theo hướng tích cực. Theo Hồ Đức Hùng và cộng sự (2006), thì hệ số ICOR từ 12,05 trong giai đoạn 2000-2002 đã giảm xuống còn 6,18 trong giai đoạn 2003-2005.

Tóm lại, các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh Long An hoạt động ngày càng hiệu quả và đã thu được nhiều kết quả đáng kể khi đầu tư trên địa bàn tỉnh Long An nhờ những nổ lực của tỉnh trong việc điều chỉnh các chính sách cũng

như những hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp. Điều này có tác động tích cực là các nhà đầu tư tiềm năng sẽ yên tâm hơn khi quyết định chọn Long An là địa điểm đầu tư vì

thấy những kết quả khả quan của các doanh nghiệp đi trước.

3.2.3. Khái quát những tác động tích cực của FDI đến nền kinh tế tỉnh Long An An

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế cua tỉnh và là khu vực có tốc độ phát triển năng động nhất.

Theo Báo cáo tổng kết 20 năm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Long An của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An năm 2008 đã đánh giá

khái quát FDI đã có những đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển của nền kinh

tế tỉnh nhà. Đó là:

Thứ nhất, đầu tư nước ngoài là nguồn vốn quan trọng bổ sung cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của toàn xã hội và tăng trưởng kinh tế tỉnh.

Đóng góp của vốn FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội có biến động lớn, từ tỷ

của khủng hoảng tài chính khu vực (năm 2000 chiếm 30,9%) và hồi phục trong 5

năm 2001-2005 chiếm trung bình khoảng 34,5% tổng vốn đầu tư xã hội; ba năm 2006-2008 chiếm khoảng 31%. Riêng năm 2008, đạt 31,6%.

Vốn FDI đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh. Từ năm 1991-2000,

GDP tăng liên tục qua các năm với tốc động tăng bình quân mỗi năm 7,6%, trong

đó: (i) 5 năm 1991-1995: tăng 7,5%; (ii) 5 năm 1996-2000: tăng 7,7%. Nhờ vậy,

đến năm 2000 tổng sản phẩm trong nước tăng gấp hơn 2 lần năm 1990; (iii) 5 năm

2001-2005: tốc độ tăng GDP đạt 9,4%; (iv) 3 năm 2006-2008 đạt 13,1%. Riêng năm 2008 tốc độ tăng GDP đạt 14,5%.

Thứ hai, đầu tư nước ngoài góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp.

Đến cuối năm 2008, khu vực có vốn FDI đã tạo giá trị sản xuất công nghiệp

chiếm trên 65% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh so với 11,0 % năm 1995 và 46,6% năm 2000. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực có vốn FDI cao hơn mức tăng trưởng công nghiệp chung của tỉnh (năm 2007 tăng 63% so với 28,1%), góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Tỷ trọng cơng nghiệp tăng từ 22,4% năm 2000 lên 33,7% năm 2007; tỷ trọng nông nghiệp trong GDP liên tục giảm, từ 48,1% xuống còn 36,4%. Tỷ trọng ngành

thương mại - dịch vụ ổn định ở mức 29,5-29,9%.

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi đã chuyển hóa các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước từ vùng đất bạc màu, sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp, giá trị sản xuất công nghiệp không đáng kể thành vùng trọng điểm sản xuất công nghiệp của tỉnh với tốc độ tăng trưởng GDP đạt gấp 1,3 đến 1,5 lần so với mức tăng chung của tỉnh và góp phần rất lớn vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Đầu tư nước ngoài đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và công nghiệp

chế biến nông sản thực phẩm, da giày, dệt may…Hiện các doanh nghiệp FDI đóng góp tỷ trọng khá lớn trong một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của địa phương: 100% sản lượng vải thành phẩm, 90% thức ăn gia súc, 72% cặp túi da các loại, 70%

Thứ ba, đầu tư nước ngồi góp phần chuyển giao trình độ kỹ thuật, cơng nghệ mới và kinh nghiệm quản lý.

Công nghệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời

gian ban đầu chủ yếu là loại công nghệ thâm dụng lao động, sử dụng nguồn nguyên liệu dễ tìm trên thị trường như: các ngành dệt may, lắp ráp và chủ yếu là gia công xuất khẩu.

Dần dần về sau, nhất là khoảng thời gian từ 2005, với thực tế lao động ở địa

phương và yêu cầu phát triển bền vững, tỉnh ưu tiên thu hút các dự án thâm dụng

vốn, công nghệ cao, khai thác nguyên liệu tại địa phương. Đến nay, các nhà đầu tư nâng cao trình độ cơng nghệ, nhiều dự án đầu tư mới vào những lĩnh vực cơng nghệ

cao như cơ khí chính xác, tự động hóa.

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, chịu ảnh hưởng hệ thống quản lý của công ty mẹ. Thời gian gần

đây, các công ty đã chuyển giao dần việc quản lý và điều hành sản xuất cho người lao động Việt Nam, bố trí và sử dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí, chức

danh cơng việc quan trọng.

Thứ tư, tác động lan toả của đầu tư nước ngoài đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế.

Tác động lan tỏa đến các thành phần khác của nền kinh tế thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn ĐTNN với các doanh nghiệp trong nước, cơng nghệ

và năng lực kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Sự lan

tỏa này có thể theo hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong ngành dọc hoặc theo hàng ngang giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành. Mặt khác, các doanh nghiệp

ĐTNN cũng tạo động lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh tồn cầu hóa.

Thứ năm, đầu tư nước ngồi đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước, đồng thời góp phần quan trọng trong tạo ra việc làm cho người lao động.

Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, mức

đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào ngân sách ngày càng tăng. Các doanh nghiệp khu vực đầu tư trực tiếp nước ngồi đóng góp quan trọng

vào nguồn thu ngân sách của tỉnh, tăng từ 42 tỷ đồng năm 2000 lên 67 tỷ đồng năm 2005 và đạt khoảng 200 tỷ đồng vào năm 2008.

Sự gia tăng của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thu hút, giải quyết

việc làm ngày càng nhiều cho người lao động kể cả lao động của tỉnh và các tỉnh

khác. Lao động làm việc trong các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục tăng qua các năm. Tính đến cuối năm 2008, các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút được khoảng 79.000 lao động (năm 2005 có 33.253 lao động, năm 2000 là 7.014 lao động).

Thứ sáu, đầu tư nước ngoài giúp doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu.

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tăng nhanh, cao

hơn mức bình quân chung của cả tỉnh, đóng góp quan trọng vào việc gia tăng kim

ngạch xuất khẩu của cả tỉnh. Thời kỳ năm 2001-2005, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 656 triệu USD bằng 3,6 lần so với 5 năm trước, chiếm hơn 51% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh. Trong ba năm 2006-2008 đạt 1.358 triệu USD chiếm 68% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; năm 2008 chiếm 71,5%. Tính đến

cuối năm 2008, có 100 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tham gia xuất khẩu.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm một tỷ trọng cao trong xuất khẩu một số

sản phẩm như hạt điều nhân, may mặc, thủy sản chế biến, gạo.

Thông qua mạng lưới tiêu thụ của các tập đoàn xuyên quốc gia, nhiều sản phẩm sản xuất trong tỉnh đã tiếp cận được các thị trường trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing địa phương của tỉnh long an trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)