XÁC ĐỊNH XUẤT HUYẾT
1. xuất huyết (chảy máu dưới da) biểu hiện bằng những nốt đỏ thâm: khi lấy ngón tay đè lên không biến mất. 2. tùy độ lớn nhỏ: nhỏ -> vết xuất huyết, lớn -> mảng xuất huyết.
3. xuất huyết dù lớn hay nhỏ đều có đặc điểm chung: 1) tự phát
2) chủ yếu ở da - niêm
3) không bao giờ ở trong cơ, xương, khớp.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
4. phân biệt xuất huyết với ban đỏ:
+ ban đỏ: nốt đỏ hồng or đỏ thâm -> ấn ngón tay lên thì mất + xuất huyết: nốt đỏ thâm -> ấn ngón tay không mất.
SINH LÝ BỆNH
5. 2 yếu tố chính gây xuất huyết:
1) tiểu cầu: giảm về số lượng hoặc chất lượng 2) thành mạch: giảm sức bền vững.
Chảy máu do tiểu cầu
6. tiểu cầu đóng vai trò chủ yếu trong việc thành lập 'nút trắng' do 2 tính chất: dính - kết tụ.
7. tiểu cầu còn có nhiệm vụ bảo vệ trương lực của các mạch máu: khi tiểu cầu thoái hóa đi, nó phóng thích ra những chất gây co mạch có tác dụng lên cả nội quản.
8. vì vậy, XH do giảm tiểu cầu bao giờ cũng kèm rối loạn chảy máu và các rối loạn khác do tiểu cầu chi phối (thời gian co cục máu kéo dài). Có thể kèm dấu hiệu buộc thắt (Lacet (+) ).
10. vì tủy xương sinh sản ra tiểu cầu, còn lách là nơi tích trữ và tiêu hủy nên số lượng - chất lượng tiểu cầu có thể giảm do: 1) các bệnh của tủy xương: bệnh xơ tủy, bệnh bạch huyết.
2) các bệnh của lách: cường lách, bệnh chảy máu Werlhof.
Chảy máu do thành mạch
11. ở đây yếu tố thành mạch là chủ yếu, không có rối loạn tiểu cầu - huyết tương nên XH do thành mạch bao giờ cũng: + không kèm rối loạn về chảy máu hoặc đông máu.
+ kèm dấu hiệu buộc thắt (Lacet (+) ).
12. những yếu tố làm thành mạch kém bền vững: viêm nhiễm, nhiễm khuẩn, dị ứng.
PHÂN LOẠI
13. Nguyễn Xuân Huyên dựa vào tính chất Rối loạn chảy máu kèm theo để phân loại Xuất huyết: @ Có kèm rối loạn chảy máu:
1) bệnh Werlhof (xuất huyết do thiếu tiểu cầu) 2) hội chứng chảy máu kéo dài trong bệnh bạch cầu 3) hội chứng chảy máu kéo dài trong suy tủy