Phương pháp Quản lý theo mục tiêu – Management By Objectives

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại viễn thông thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 28)

Một phương pháp cố gắng khắc phục những hạn chế của phương pháp đánh giá theo kết quả là phương Quản trị theo Mục tiêu (Management By Objectives –

MBO). Quản trị theo mục tiêu là một triết lý quản lý do Peter Drucker đề xuất từ

năm 1954, với phương pháp này, nhân viên tự thiết lập mục tiêu (ví d như : chi phí

sản xuất, doanh số bán sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng, lợi nhuận) thông qua hội

ý với cấp trên và sau đó dùng chính những mục tiêu này để làm cơ sở đánh giá. Phương pháp MBO là một hệ thống vòng tròn bắt đầu bằng bước thiết lập những mục tiêu của tổ chức và cuối cùng quay trở lại bước đó. Hệ thống hoạt động như

cho Phòng Ban (bước 2) và cá nhân, người quản lý và nhân viên (bước 3) (xem Hình 1.2).

Qua hình 1.2, ta thấy một đặc điểm có ý nghĩa nhất của vòng tròn là việc nhân viên tự thiết lập những mục tiêu cụ thể nhưng những mục tiêu này dựa trên bản liệt kê trách nhiệm của nhân viên do người lãnh đạo chuẩn bị. Những mục tiêu do nhân viên thiết lập được thảo luận với lãnh đạo và cùng rà soát lại và điều chỉnh cho tới khi cả hai phía (nhân viên và lãnh đạo) cảm thấy hài lòng với những mục tiêu đặt ra (bước 4). Bản trình bày các mục tiêu sẽ được kèm với bản mô tả chi tiết những hoạt động nhân viên đề ra để thực hiện nhằm đặt mục tiêu đã nêu. Trong những lần rà sốt cơng việc định kỳ, khi những dữ liệu mục tiêu đã sẵn sàng, lãnh đạo sẽđánh giá tiến trình nhân viên thực hiện để đạt mục tiêu (bước 5). Mục tiêu có thể thay

đổi do dữ liệu mới hoặc bổ sung vừa nhận. Ở bản kết luận của kỳđánh giá (thường

là 6 tháng hoặc 1 năm), nhân viên sẽ thực hiện việc tự đánh giá những gì anh ấy

hoặc cơ ấy đã thực hiện và chứng minh cho phần tựđánh giá của mình bằng những dữ liệu sự kiện thực tế. “Phỏng vấn” là kỳ sát hạch giữa lãnh đạo và nhân viên về

kết quả tựđánh giá của nhân viên (bước 6). Bước cuối cùng (bước 7) rà soát lại sự

kết nối giữa việc thực hiện công việc của cá nhân và tổ chức.

Để đảm bảo thành công, phương pháp MBO nên được xem là một phần trong toàn bộ hệ thống quản lý, không nên xem đơn thuần chỉ là thêm việc cho người quản lý. Nhà quản lý nên quyết tâm phân quyền cho nhân viên để họ có thể chủ động hồn thành mục tiêu đã đề ra, cho họ toàn quyền chọn lựa phương pháp thực hiện (nhưng ràng buc trách nhim ca hđối vi hu qu).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại viễn thông thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)