Tổng quan về trách nhiệm của KTV đối với gian lận và sai sĩt theo chuẩn mực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện thủ tục kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính hằm phát hiện gian lận và sai sót tại các công ty đại chúng việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 33)

mực kiểm tốn quốc tế.

1.2.1 Lịch sử ra đời và phát triển trách nhiệm KTV đối với gian lận và sai sĩt

Kiểm tốn ra đời từ rất lâu nhưng trách nhiệm của KTV đối với gian lận và sai sĩt vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cải. Cho đến những năm giữa thế kỷ thứ 20, các quy định về trách nhiệm KTV mới xuất hiện sau các vụ kiện chống lại cơng ty kiểm tốn và KTV.

Vụ kiện đầu tiên liên quan đến trách nhiệm KTV là vụ kiện xảy ra vào năm 1931, tại Mỹ. Đây là vụ kiện mà các chủ nợ cơng ty Ultramares chống lại KTV, họ cho rằng KTV đã phạm tội bất cẩn khơng phát hiện các sai phạm trên BCTC. Cơng ty Ultramares đã khai khống khoản nợ phải thu 650.000 USD nhằm khai cao tài sản và thay đổi tình hình tài chính của cơng ty, thế nhưng KTV lại khơng phát hiện sai phạm này. Từ phán quyết của vụ kiện này đã hình thành nên quan điểm “sự bất cẩn bình thường khơng đủ để ràng buộc trách nhiệm đối với bên thứ ba vì

thiếu quan hệ theo hợp đồng giữa bên thứ ba với kiểm tốn viên. Nếu cĩ gian lận hoặc sự bất cẩn nghiêm trọng thì kiểm tốn viên cĩ thể bị xử là cĩ trách nhiệm đối với bên hưởng lợi thứ ba”.

Đến năm 1933, luật chứng khốn ra đời, tại điều 11 của luật này bắt buộc kiểm tốn viên phải cĩ trách nhiệm đảm bảo là các BCTC đã được trình bày trung thực đến ngày phát hành báo cáo và cĩ cả trách nhiệm cho đến sau ngày báo cáo được phát hành.

Năm 1934 Luật giao dịch chứng khốn liên bang ra đời cĩ đề cập đến trách nhiệm của kiểm tốn viên. Tại điều 10b-5 của Luật này cĩ quy định “ bất kỳ ai thực hiện mánh khĩe gian lận như lập báo cáo giả mạo, cố ý trình bày sai hay bỏ sĩt khơng báo cáo vấn đề trọng yếu hoặc tham gia vào bất kỳ hành vi gian lận nhằm lừa gạt người khác trong việc mua hoặc bán chứng khốn” thì phải cĩ trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người sử dụng báo cáo, nếu các đối tượng này dựa vào số liệu trên báo cáo để đưa ra các quyết định kinh tế của họ.

Sau khi luật chứng khốn liên bang ra đời, nhiều vụ kiện (như Hochfelder kiện cơng ty kiểm tốn Ernst & Ernst) khác áp dụng các luật này để xét xử nhưng khơng quy kết được trách nhiệm sai phạm thuộc về kiểm tốn viên.

Trước tình hình đĩ, đến tháng 11 năm 1972, Hiệp hội kế tốn viên cơng chứng Hoa Kỳ (AICPA) đã quyết định ban hành chuẩn mực kiểm tốn đầu tiên SAS1 quy định rõ trách nhiệm của KTV, chuẩn mực này phân định trách nhiệm giữa KTV và Ban giám đốc. Chuẩn mực cho rằng hiểu biết của KTV chỉ giới hạn qua cuộc kiểm tốn nên trách nhiệm của KTV là cho ý kiến về BCTC. Trách nhiệm của Ban giám đốc là áp dụng chính sách kế tốn thích hợp, thiết lập và duy trì hệ thống kiểm sốt nội bộ, lập BCTC trung thực và hợp lý.

Trên bình diện quốc tế, sau khi thành lập vào 1977 đến năm 1982 Ủy ban thực hành kiểm tốn quốc tế (IAPC) trực thuộc IFAC, đã ban hành hướng dẫn thực

hành kiểm tốn số 11 (IAG 11) trong đĩ đề cập đến trách nhiệm của KTV đối với gian lận và sai sĩt. Theo IAG11, trách nhiệm của KTV là thiết lập các thủ tục phát hiện gian lận và sai sĩt trên cơ sở rủi ro đã đánh giá, mục tiêu của kiểm tốn là cho ý kiến. Cịn trách nhiệm của Ban giám đốc là phát hiện và ngăn ngừa gian lận và sai sĩt.

Đến năm 1994, IAPC quyết định nâng cấp các “hướng dẫn – guidelines” thành “chuẩn mực – standards” kiểm tốn quốc tế ( International Standards on Auditing – ISA). IAPC đã ban hành chuẩn mực số 200 và 240 bàn về trách nhiệm của KTV đối với gian lận và sai sĩt, trong đĩ chủ yếu là chuẩn mực số 240.

Theo ISA 200, KTV phải chịu trách nhiệm đối với ý kiến về BCTC. Cịn ISA 240, cho rằng KTV khơng chịu trách nhiệm ngăn ngừa gian lận và sai sĩt. Nhưng phải cĩ trách nhiệm đánh giá rủi ro về những gian lận và sai sĩt nào đĩ cĩ thể làm cho BCTC bị sai sĩt trọng yếu và phải đảm bảo hợp lý rằng những sai sĩt do gian lận ảnh hưởng trọng yếu đến tồn bộ BCTC đều phải được phát hiện.

Đầu năm 2001, Uỷ ban thực hành kiểm tốn quốc tế (IAPC) đã chính thức đổi tên thành Ủy ban quốc tế về chuẩn mực kiểm tốn và dịch vụ đảm bảo (IAASB - International Auditing and Assurance Standards Board).

Sau năm 2002, do hậu quả của các sai phạm của một số cơng ty kiểm tốn, IAASB đã tiến hành hiệu đính các chuẩn mực kiểm tốn trong đĩ cĩ các chuẩn mực liên quan đến gian lận và sai sĩt.

Năm 2004, IAASB hiệu đính nội dung các chuẩn mực năm 1994. Chuẩn mực năm 2004 cĩ nhiều thay đổi so với năm 1994, chẳng hạn như ISA 200 quy định KTV khơng chỉ chịu trách nhiệm đối với ý kiến về BCTC mà cịn chịu trách nhiệm xem xét liệu các sai phạm khơng trọng yếu cĩ ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC hay khơng.

Chuẩn mực số 240 ( 2004) thì quy định KTV phải chịu trách nhiệm tiến hành cuộc kiểm tốn phù hợp với các quy định của chuẩn mực kiểm tốn quốc tế nhằm đảm bảo hợp lý rằng BCTC khơng cịn các sai lệch trọng yếu. Khi tiến hành kiểm tốn, KTV phải: duy trì thái độ hồi nghi mang tính nghề nghiệp trong suốt cuộc kiểm tốn, thu thập thơng tin về đơn vị, đánh giá rủi ro liên quan đến ghi nhận doanh thu, thảo luận giữa các thành viên trong nhĩm kiểm tĩan, trao đổi với Ban giám đốc và Hội đồng quản trị…để phát hiện sai phạm. Và phải luơn ý thức rằng các thủ tục kiểm tốn chỉ cĩ thể hữu hiệu cho việc phát hiện sai sĩt mà khơng thể hữu hiệu cho việc phát hiện gian lận. Vì vậy, KTV phải thiết lập những thủ tục kiểm tốn thích hợp nhằm đảm bảo hợp lý rằng các sai phạm trọng yếu do gian lận gây ra đều được phát hiện. Trong khi đĩ, ISA 240 năm 1994 khơng đề cập đến các nội dung này.

Để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế thế giới, ngày 15/12/2009 tới đây, IAASB sẽ tiếp tục hiệu đính chuẩn mực kiểm tốn quốc tế trên một số nội dung của chuẩn mực năm 2004. Tuy nhiên, nội dung các chuẩn mực về trách nhiệm KTV năm 2009 khơng cĩ nhiều thay đổi so với năm 2004. Chẳng hạn như ISA200 cũng quy định KTV phải chịu trách nhiệm đối với ý kiến của mình về BCTC. ISA240 yêu cầu KTV phải tuân thủ các quy định chuẩn mực kiểm tốn quốc tế, phải đảm bảo hợp lý rằng báo cáo tài chính khơng cịn chứa các sai sĩt trọng yếu, phải cĩ trách nhiệm duy trì thái độ hồi nghi mang tính nghề nghiệp….Và lưu ý thêm với KTV là phải luơn ý thức rằng cĩ khả năng Ban giám đốc vượt qua hệ thống kiểm sốt nội bộ.

Như vậy, các chuẩn mực bàn về trách nhiệm KTV đối với gian lận và sai sĩt năm 2004 và 2009 về cơ bản giống nhau nhưng so với năm 1994 thì cĩ nhiều đổi mới hơn.

1.2.2 Trách nhiệm đối với việc lập và trình bày BCTC theo chuẩn mực hiện hành hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện thủ tục kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính hằm phát hiện gian lận và sai sót tại các công ty đại chúng việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)