Bổ sung vào VSA 320 “Tính trọng yếu trong kiểm tốn” phần hướng dẫn xác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện thủ tục kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính hằm phát hiện gian lận và sai sót tại các công ty đại chúng việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 92 - 95)

3.2 Giải pháp hồn thiện

3.2.1.2 Bổ sung vào VSA 320 “Tính trọng yếu trong kiểm tốn” phần hướng dẫn xác

dẫn xác định mức trọng yếu.

Đoạn 5 của VSA 320 hiện hành nêu mục tiêu của kiểm tốn báo cáo tài chính là kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn phải đưa ra ý kiến xác nhận xem báo cáo tài chính cĩ được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế tốn hiện hành (hoặc được chấp nhận), cĩ tuân thủ pháp luật liên quan và cĩ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay khơng. Việc xác định mức trọng yếu là cơng việc xét đốn mang tính nghề nghiệp của kiểm tốn viên.

Cần bổ sung vào chuẩn mực này hướng dẫn cách xác định mức trọng yếu như sau:

- ISA 320 yêu cầu kiểm tốn viên:

+ Khi thiết lập chiến lược kiểm tốn tổng thể, kiểm tốn viên phải xác định mức trọng yếu cho tồn bộ báo cáo tài chính. Trong những trường hợp cụ thể, cĩ những giao dịch, số dư hoặc thơng tin cần cơng bố tồn tại những sai lệch nhỏ hơn mức trọng yếu của tổng thể BCTC mà cĩ thể ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC thì KTV phải xây dựng mức trọng yếu để áp dụng cho những loại giao dịch, số dư hoặc thơng tin cần cơng bố này.

Như vậy, theo yêu cầu của ISA 320, KTV phải xây dựng ít nhất hai mức trọng yếu: trọng yếu cho tổng thể BCTC và trọng yếu cho các khoản mục.

- Hướng dẫn cách xác định mức trọng yếu

+ Việc xác định tính trọng yếu và mức trọng yếu là vấn đề thuộc về xét đốn nghề nghiệp của kiểm tốn viên, thơng thường một tỷ lệ phần trăm trên một tiêu chí được chọn được sử dụng để xác định mức trọng yếu cho tồn bộ báo cáo tài chính. Chuẩn mực kiểm tốn quốc tế số 320 chia mức trọng yếu thành hai cấp độ: trọng yếu cho tổng thể BCTC và trọng yếu cho các khoản mục riêng biệt.

- Cách xây dựng mức trọng yếu cho tổng thể BCTC

Đoạn A3, ISA 320 đưa ra những nhân tố thích hợp để chọn làm tiêu chí xác lập mức trọng yếu như sau:

- Các yếu tố của BCTC (ví dụ: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí).

- Bất kỳ khoản mục nào mà người sử dụng BCTC quan tâm nhất (ví dụ: khi đánh giá về năng lực tài chính, người sử dụng báo cáo quan tâm đến: lợi nhuận, doanh thu, tài sản thuần).

- Bản chất của doanh nghiệp, chu kỳ hoạt động kinh doanh, lĩnh vực và mơi trường kinh tế mà doanh nghiệp đang hoạt động.

- Cơ cấu vốn và cách thức sử dụng nguồn tài trợ của đơn vị ( Ví dụ: nếu một doanh nghiệp sử dụng phần lớn nợ phải trả để trang trải cho tài sản thay vì vốn chủ sở hữu, khi đĩ người sử dụng BCTC quan tâm tới tài sản và khoản lợi nhuận từ tài sản tạo ra hơn là quan tâm tới thu nhập do vốn chủ sở hữu mang lại); và

- Tính ổn định của những tiêu chí được chọn.

Tùy vào từng đơn vị cụ thể, KTV cĩ thể sử dụng các tiêu chí thích hợp để xác lập mức trọng yếu, thơng thường là lợi nhuận trước thuế, tổng doanh thu, lợi nhuận gộp, tổng chi phí... Lợi nhuận trước thuế thường được sử dụng nhiều nhất để xác

lập mức trọng yếu cho tổng thể BCTC vì thơng thường các doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận.

Việc chọn tỷ lệ phần trăm trên tiêu chí được chọn là vấn đề thuộc về xét đốn nghề nghiệp của KTV. Tỷ lệ phần trăm được chọn sẽ cĩ mối quan hệ với tiêu chí được chọn, chẳng hạn như tỷ lệ phần trăm tính trên lợi nhuận trước thuế thơng thường sẽ cao hơn tỷ lệ phần trăm tính trên tổng doanh thu. Ví dụ: KTV cĩ thể chọn tỷ lệ 5% của lợi nhuận trước thuế đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh vì lợi nhuận, trong khi đĩ KTV cĩ thể chọn tỷ lệ 1% của tổng doanh thu hoặc tổng chi phí đối với doanh nghiệp hoạt động khơng vì lợi nhuận. Việc sử dụng tỷ lệ phần trăm cao hay thấp tùy thuộc vào từng tình huống và từng doanh nghiệp cụ thể.

- Mức trọng yếu áp dụng cho các khoản mục riêng biệt.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của KTV khi xây dựng mức trọng yếu cho các khoản mục riêng biệt cĩ thể là:

+ Những quy định hoặc các yêu cầu của chuẩn mực về việc xác định giá trị và cơng bố các thơng tin mà người sử dụng BCTC quan tâm (ví dụ: các giao dịch với các bên liên quan, thu nhập của Ban lãnh đạo)

+ Cơng bố những thơng tin chính liên quan đến lĩnh vực mà đơn vị đang hoạt động (ví dụ: chi phí phục vụ cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm của một cơng ty dược)

+ Những thơng tin đặc biệt thu hút sự quan tâm của người sử dụng báo cáo cần được cơng bố riêng lẻ trên BCTC (ví dụ: một bộ phận mới được mua lại).

Xuất phát từ những đặc điểm trên, chuẩn mực khơng đưa ra những hướng dẫn cụ thể trong việc xác lập mức trọng yếu cho các khoản mục riêng biệt mà tùy vào từng trường hợp cụ thể KTV cĩ thể xác lập mức trọng yếu cho các khoản mục riêng biệt. Những nội dung nêu trên cần được bổ sung vào chuẩn mực hiện hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện thủ tục kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính hằm phát hiện gian lận và sai sót tại các công ty đại chúng việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)