Thực hiện kiểm tốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện thủ tục kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính hằm phát hiện gian lận và sai sót tại các công ty đại chúng việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 74 - 77)

2.2 Thực trạng áp dụng các thủ tục phát hiện gian lận tại các cơng ty kiểm

2.2.3.1.2 Thực hiện kiểm tốn

a) Khi thực hiện kiểm tốn, KTV cần thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp để thỏa mãn các mục tiêu sau:

- Tính cĩ thật về sự tồn tại các khoản mục trên BCTC: yêu cầu KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm tốn để khẳng định rằng tài sản, nợ phải trả là cĩ tồn tại trong thực tế, các nghiệp vụ được hạch tốn là cĩ thật, đúng với bản chất kinh tế, đúng niên độ.

- Quyền và nghĩa vụ: tài sản thuộc quyền kiểm sốt của đơn vị và các khoản nợ phải trả là nghĩa vụ của đơn vị.

- Sự đầy đủ: KTV phải chứng minh sự đầy đủ của các nghiệp vụ, đảm bảo rằng mọi nghiệp vụ đều được ghi nhận và phản ánh trên sổ sách kế tốn và BCTC. - Phân loại đúng đắn khi hạch tốn: Các nghiệp vụ phát sinh phải được phản ánh đúng đắn vào các tài khoản tương ứng. Lưu ý: tuyệt đối khơng được bù trừ cơng nợ, hạch tốn từ nguồn này sang nguồn khác, tài sản này sang tài sản kia. KTV phải kiểm tra tính đúng đắn của việc phân loại nghiệp vụ, nếu đơn vị khơng hạch tốn đúng cần nêu rõ ảnh hưởng của việc hạch tốn sai này đối với các khoản mục trên BCTC.

- Đánh giá tài sản và sự phân bổ: KTV phải khẳng định rằng phương pháp định giá của đơn vị là phù hợp với loại tài sản, phù hợp với chuẩn mực kế tốn.

- Việc trình bày trên BCTC: KTV phải thu thập bằng chứng về các chỉ tiêu trình bày trên BCTC là trung thực, đầy đủ và đúng đắn theo đúng chuẩn mực và chế độ kế tốn hiện hành.

b) Các thủ tục kiểm tốn được áp dụng khi thực hiện kiểm tốn tài sản và nguồn vốn

Các cơng ty đều xây dựng chương trình kiểm tốn chi tiết cho từng khoản mục (xem phụ lục số 2). Trong phần này, ngồi những thủ tục thơng thường như trình bày ở phụ lục số 2, cịn cĩ những thủ tục kiểm tốn chun biệt để phát hiện gian lận trên BCTC. Các cơng ty yêu cầu KTV phải xem xét tổng thể những tình huống và sự kiện gia tăng rủi ro gian lận và đưa ra các thủ tục kiểm tốn chuyên biệt cần

áp dụng trong giai đoạn thực hiện kiểm tốn. KTV phải xem xét lại những vấn đề sau đây:

Xem xét tính chính trực hoặc năng lực của Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị.

- Xem xét tính chính trực, tư cách đạo đức, phong cách điều hành, phân cơng phân nhiệm trong quản lý của Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị.

- Xem xét cơ cấu tổ chức, quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức, sự phức tạp của cơ cấu tổ chức do đặc thù đơn vị hay do cố ý.

- Xem xét năng lực chuyên mơn, kinh nghiệm làm việc của kế tốn trưởng, KTV nội bộ.

- Xem xét lý do thay đổi thường xuyên kế tốn trưởng, KTV nội bộ, chuyên gia tư vấn.

Xem xét các sức ép bất thường bên trong hoặc bên ngồi đơn vị

- Sức ép từ đối thủ cạnh tranh, ngành nghề kinh doanh gặp khĩ khăn, khủng hoảng kinh tế, mất cân đối tài chính hay sức ép từ khách hàng.

- Sức ép từ chính sách của chính phủ như tỷ giá hối đối, thuế xuất nhập khẩu, thuế TNDN, các yêu cầu về mơi trường...

- Sức ép về tài chính từ nhà đầu tư, các cấp quản lý, chủ nợ.

- Sức ép đối với nhân viên kế tốn về thời gian hồn thành BCTC q ngắn.

Xem xét cơ hội thực hiện gian lận

- Do yếu kém của hệ thống kế tốn, hệ thống KSNB hay do vị trí cơng tác, do khả năng che dấu hành vi gian lận.

Các thủ tục kiểm tốn chuyên biệt

- Giao cho KTV cĩ kỹ năng, năng lực chun mơn và cĩ nhiều kinh nghiệm. - Giữ thái độ hồi nghi nghề nghiệp trong suốt cuộc kiểm tốn.

- Thảo luận giữa các thành viên trong nhĩm kiểm tốn.

- Thu thập thơng tin từ nguồn khác (luật sư, các nhà điều tra, cơ quan thẩm quyền...).

- Kiểm tra các chính sách của ban lãnh đạo đối với việc kiểm sốt rủi ro do gian lận gây ra (phân chia trách nhiệm, kiểm sốt vật chất, giám sát thực hiện..)

- Kiểm tra các thơng báo định kỳ về ảnh hưởng của rủi ro gian lận (các thơng báo về những tình huống và vụ việc cụ thể cĩ thể xảy ra gian lận).

- Kiểm tra việc lựa chọn và áp dụng chính sách kế tốn của đơn vị, đặc biệt là các nghiệp vụ phức tạp.

- Thay đổi thời gian tiến hành các thử nghiệm kiểm sốt hoặc thử nghiệm cơ bản như kiểm tra vào giai đoạn cuối kỳ thay vì giai đoạn giữa kỳ...

- Lựa chọn các thủ tục kiểm tốn mà đơn vị khơng thể đốn trước được như phỏng vấn, điều tra bên liên doanh, khách hàng, nhà cung cấp...thay vì phỏng vấn, điều tra Ban lãnh đạo.

- Thay đổi nội dung, lịch trình và phạm vi thủ tục kiểm tốn.

- Kiểm tra các ước tính kế tốn, các bút tốn điều chỉnh, các nghiệp vụ đột xuất (đặc biệt xảy ra vào gần cuối niên độ), phương pháp xử lý kế tốn phức tạp, các nghiệp vụ với các bên hữu quan (cơng ty con, chi nhánh, cơng ty nhận được sự hổ trợ tài chính từ đơn vị...).

- Kiểm tra các nghiệp vụ mà tài liệu kế tốn khơng đầy đủ, khơng cung cấp kịp thời, ban lãnh đạo từ chối cung cấp giải trình hoặc giải trình khơng thoả đáng u cầu của KTV.

- Kiểm tra các rủi ro do yếu tố cơng nghệ gây ra (khơng vào được hệ thống xử lý, khơng lấy được thơng tin, thơng tin từ máy khơng phù hợp với BCTC...).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện thủ tục kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính hằm phát hiện gian lận và sai sót tại các công ty đại chúng việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)