b/ Tình hình sản xuất thép cán:
2.4.1.4 Cơng tác quản trị rủi ro tài chính
Khơng thể phủ nhận những lợi ích từ việc sử dụng nợ để tài trợ cho đầu tư và họat
động sản xuất kinh doanh của Tổng cơng ty. Tuy nhiên, sử dụng nợ cao đi kèm với nĩ
là rủi ro cao, vấn đề cơ bản là phải xác định được tỷ lệ nợ hợp lý trong cấu trúc vốn của Tổng cơng ty. Trong những năm qua, Tổng cơng ty chưa xác định được mà thực tế là chưa thực hiện cơng việc xác định cấu trúc vốn hợp lý cho mình, để từ đĩ thực hiện tài trợ nợ cĩ hiệu quả nhất.
Trong thời gian qua, Tổng cơng ty chưa quan tâm đúng mức đến cơng tác phịng ngừa rủi ro tỷ giá đồng ngọai tệ trong khi các thiết bị đầu tư nhập khẩu, nguyên liệu nhập khẩu đều phải được trả bằng ngọai tệ. Đơn cử trong việc nhập thiết bị cho Dự án luyện cán thép Phú Mỹ tháng 11/2002, khi đĩ 1 Euro = 1,0031 usd và khi vay USD để trả cho khỏan nợ này ngày 30/05/2005 Tổng cơng ty phải mất thêm gần 260 tỷ đồng (1 Euro = 1,252 usd). Ngay cả số USD vay của Ngân hàng và các tổ chức tín dụng hiện nay Tổng cơng ty cũng chưa thực hiện các biện pháp phịng ngừa rủi ro.
Trong báo cáo tài chính hàng năm, Tổng cơng ty đều cĩ khỏan lỗ tỷ giá khá lớn
đặc biệt trong những năm gần đây. Như năm 2006 số dư cuối năm lỗ tỷ giá là 26 tỷ,
năm 2007 gần 21 tỷ và sẽ tiếp tục lỗ trong các năm tiếp theo. Việc này làm cho Tổng cơng ty mất một khỏan lãi khá lớn, nếu thực hiện phịng ngừa thì hiệu quả kinh doanh sẽ cao hơn, làm nâng cao năng lực tài chính của Tổng cơng ty.