Các giải pháp tài chính khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tài chính nhằm tăng khả năng cạnh tranh của tổng công ty thép việt nam (Trang 66 - 68)

d/ Nguồn nguyên liệu thép phế.

3.3.1.3 Các giải pháp tài chính khác

Sử dụng tiền ký quỹ của khách hàng : hiện nay Tổng cơng ty đang áp dụng quy chế bán hàng trả chậm cĩ bảo lãnh của Ngân hàng, hoặc khách hàng gởi tiền ký quỹ để

đảm bảo cho số tiền hàng nợ trả chậm. Số tiền ký quỹ này hiện đang được trả với lãi

suất 1,2%/tháng (cao hơn lãi tiền gởi ngân hàng) căn cứ theo số lượng hàng mà khách hàng nhận. Với lãi suất này Tổng cơng ty gần như khơng mất gì vì đi vay ngân hàng cịn phải trả lãi suất cao hơn trong khi thủ tục lại gọn nhẹ và vừa đảm bảo được tiền nợ của khách hàng.

Tính đến 31/12/2007, số dư tiền ký quỹ của khách hàng là 574 tỷ đồng, trong khi tịan bộ tiền bảo lãnh và ký quỹ của khách hàng để mua hàng trả chậm là gần 2.000 tỷ

đồng. Biện pháp bán hàng này chủ yếu được áp dụng với các Tỉnh phía nam, nếu áp

dụng hình thức này trên phạm vi cả nước, chúng ta sẽ huy động được khỏang 1.500 tỷ cho đầu tư phát triển Tổng cơng ty. Tuy nhiên biện pháp này khơng ổn định, vì vậy

khỏan vốn thiếu Tổng cơng ty vẫn phải vay tại các Ngân hàng thương mại.

Xây dựng mối quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng : Nhận thức được những rào cản trong việc vay vốn ngân hàng liên quan đến việc bất tương xứng về thơng tin tài chính, Tổng cơng ty nên chủ động tăng cường hợp tác với ngân hàng, xây dựng và phát triển mối quan hệ lâu dài và bền vững với các ngân hàng nhất là các ngân hàng cĩ tiềm lực vốn lớn.

Tranh thủ sự hỗ trợ từ nguồn vốn Ngân sách và các tổ chức tài chính : Vay vốn từ nguồn trái phiếu Chính phủ để đầu tư cho cơng tác lập và điều chỉnh định kỳ quy hoạch phát triển Tổng cơng ty; đầu tư phát triển các cơng trình hạ tầng kỹ thuật ngồi hàng rào đối với các khu vực mỏ nguyên liệu và các nhà máy luyện kim mới cĩ quy mơ lớn;

Đầu tư cho cơng tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, cơng nghệ của các viện, trường

trong Tổng cơng ty.

hưởng chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước theo các hình thức cho vay, được hưởng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư.

Ngồi nguồn vốn vay thương mại từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng; đối với các dự án sản xuất phơi và luyện thép cĩ vốn đầu tư lớn, cần kêu gọi các tổ chức bảo hiểm tham gia đầu tư tài chính và phi tài chính (dưới hình thức hợp đồng bảo hiểm cơng

trình - ghi nợ trong quá trình xây dựng và/hoặc một thời gian vận hành, sau đĩ mới thu phí).

Cần linh hoạt sử dụng vốn của các tổ chức tài chính thơng qua hình thức mua thiết bị trả chậm; thơng qua hình thức liên kết đầu tư với các hộ tiêu thụ thép lớn thuộc các ngành kinh tế quốc dân khác như cơng nghiệp đĩng tàu, ơtơ-xe máy, cơ khí chế tạo,

cơng nghiệp quốc phịng, ngành xây dựng, giao thơng ... .

Tích cực và chủ động tham gia vào thị trường chứng khĩan : Hiện nay, thị trường chứng khĩan đã trở thành một kênh huy động vốn rất hiệu quả thì việc chủ động nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, minh bạch hĩa tài chính, nâng cao uy tín của mình,

đẩy mạnh cơng tác cổ phần hĩa sẽ gĩp phần khơng nhỏ vào việc huy động vốn cho

Tổng cơng ty.

Vận động nguồn vốn ODA của các tổ chức chính phủ : Nguồn vốn này tuy khơng nhiều, nhưng cĩ ưu đãi lớn (hoặc là khơng hồn lại, hoặc là hồn lại một phần, hoặc lãi xuất thấp...) để thực hiện cơng tác chuẩn bị đầu tư (lập Báo cáo đầu tư, Pre-FS, FS ...), hợp tác nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật-cơng nghệ luyện kim.

Để thực hiện giải pháp này Tổng cơng ty cần kiến nghị Chính phủ cĩ những chính

sách ưu đãi về các thủ tục đầu tư, đấu thầu các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn này. Tổng cơng ty cần chủ động tiếp cận các nhà tài trợ để đàm phán, ký kết các hợp đồng ODA.

Kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngồi : Đẩy mạnh hình thức liên doanh đầu tư nước ngồi đối với các dự án luyện kim quy mơ lớn như liên hợp mỏ-luyện kim Quý Xa, Thạch Khê, khu liên hợp thép Hà Tĩnh. Với hình thức liên doanh, Tổng cơng ty thu xếp phần vốn pháp định của mình, phần vốn vay cịn lại kết hợp với đối tác nước ngồi vay của các tổ chức tín dụng quốc tế. Để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngồi và gắn trách nhiệm và quyền lợi của họ với dự án, đối với các dự án liên hợp mỏ-luyện kim quy mơ lớn cần chấp nhận hình thức liên doanh cả phần khai thác mỏ và chế biến quặng.

Biện pháp kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngịai được thực hiện thơng qua hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong hợp đồng này phía nước ngịai sẽ đầu tư cơng

nghệ và thiết bị, Tổng cơng ty lo đầu tư hạ tầng và dịch vụ sau đĩ chia lợi nhuận theo cam kết.

Như vậy, Các giải pháp tài chính nêu trên nếu được thực hiện thì sẽ đảm bảo

nguồn vốn cho nhu cầu đầu tư và phát triển của Tổng cơng ty theo kế hoạch là hơn

30.000 tỷ đồng. Trong đĩ giải pháp quan trọng nhất là cổ phần hĩa các cơng ty thuộc Tổng cơng ty và tịan Tổng cơng ty, số vốn giải pháp này mang lại khỏang 15.000 tỷ, thực hiện thuê mua tài chính giải quyết được 2.050 tỷ, phát hành trái phiếu được 5.000 tỷ, sử dụng tiền ký quỹ là 1.500 tỷ, khấu hao cịn lại và lãi kinh doanh khỏang 3.000 tỷ. Số cịn lại khỏang hơn 3.000 tỷ Tổng cơng ty tiến hành vay nợ nước ngịai đặc biệt là

chính phủ Trung Quốc đối với dự án của Cơng ty gang thép Thái Nguyên, vay vốn

ODA, vay các quỹ đầu tư .... và vay các Ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tài chính nhằm tăng khả năng cạnh tranh của tổng công ty thép việt nam (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)