d/ Nguồn nguyên liệu thép phế.
2.4.2.6.2 Về chi phí sản xuất
Bảng 2.16 : Cơ cấu Giá thành phơi thép của VSC năm 2007
Đơn vị Cơng ty GTTN Tỷ lệ Cty Thép MN Tỷ lệ Chi phí nguyên vật liệu 7.018.997 92,7% 7.234.172 93,7%
Chi phí nhân cơng 100.272 1,32% 79.997 1,04%
Chi phí sản xuất chung 349.898 5,98% 403.847 5,26%
Giá thành đơn vị (đ/tấn) 7.569.168 7.718.015
Nguồn: Tổng Cơng ty Thép Việt Nam
Bảng 2.17 : Cơ cấu Giá thành thép cán của VSC năm 2007
Đơn vị Cơng ty GTTN Tỷ lệ Cty Thép MN Tỷ lệ Chi phí nguyên vật liệu 7.810.671 93,7% 8.399.036 96,3%
Chi phí nhân cơng 81.493 0,98% 48.626 0,6%
Chi phí sản xuất chung 440.569 5,32% 270.022 3,1%
Nguồn: Tổng Cơng ty Thép Việt Nam
Qua số liệu trong 2 bảng trên cho thấy chi phí về nguyên vật liệu đầu vào chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm phơi thép và thép cán (hơn 90% giá thành). Do vậy, việc giảm các tiêu hao nguyên liệu đầu vào sẽ là yếu tố quyết định đến cạnh tranh về chi phí sản xuất.
Nhìn chung, chi phí sản xuất thép của Tổng Cơng ty vẫn là rất cao so với chi phí sản xuất thép trên thế giới. Nếu loại trừ chi phí vận chuyển thì Tổng Cơng ty thép Việt nam đang ở vị trí cực kỳ bất lợi về mặt chi phí. Mức tiêu hao các đầu vào cho quá trình sản xuất ở Tổng Cơng ty Thép Việt Nam là khá cao. Trước hết phải kể đến mức tiêu hao phơi thép. Phơi thép sản xuất của Tổng Cơng ty cĩ giá thành khá cao, kết hợp với mức tiêu hao cao dẫn đến giá thành thép cao. Mức tiêu hao các loại đầu vào khác đều cao hơn so với mức phổ biến của thế giới.
Nguyên nhân khác dẫn đến chi phí sản xuất cao là phần lớn các nhà máy của Tổng Cơng ty cĩ các dây chuyền sản xuất với quy mơ nhỏ, cơng nghệ lạc hậu, phân tán. Thực tế cho thấy rằng, quy mơ nhà máy lại ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất.
Cơng suất trung bình ước tính chỉ khoảng 100 ngàn tấn thép năm là rất thấp so với quy
mơ của các nhà máy sản xuất thép ở khu vực Đơng Nam á (Trung bình khoảng 500
ngàn tấn năm).
Cơng nghệ sản xuất thép của Tổng Cơng ty được các nhà sản xuất đánh giá là khá lạc hậu, bình quân chậm hơn so với thế giới khoảng 40 năm. Đây cũng là một yếu tố dẫn đến giá thành sản xuất thép cao. Trong khi đĩ bức tranh ngành cơng nghiệp thép thế giới cho thấy, quy mơ (Nga, Trung quốc) và cơng nghệ (Nhật bản, Đức) sản xuất thép là yếu tố cĩ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của ngành thép. Lấy ví dụ trường hợp Nhật bản, là quốc gia tương đối khan hiếm tài nguyên nhưng lại cĩ ngành thép phát triển mạnh với sức cạnh tranh cao. Nhìn chung xét về khía cạnh cơng nghệ, hiện tại ngành thép Việt nam đứng trước tình thế bất lợi. Các cơng nghệ hiện cĩ chỉ sản xuất được các loại thép với chất lượng thấp, nhưng giá thành lại tương đối cao.