1.3. Chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro trong của Ngân hàng
1.3.2. Rủi ro thị trường
1.3.2.1. Định nghĩa:
Rủi ro thị trường được định nghĩa là rủi ro về các tổn thất trên bảng cân đối nội bảng và ngoại bảng do các nguyên nhân biến động giá cả thị trường. Rủi ro thị trường bao gồm các loại rủi ro sau đây:
− Rủi ro lãi suất (do lãi suất thay đổi);
− Rủi ro ngoại hối (do tỷ giá ngoại tệ thay đổi); − Rủi ro hàng hóa (do giá cả hàng hóa thay đổi);
1.3.2.2. Vốn tối thiểu bù đắp rủi ro thị trường:
Vốn tự có theo quy định của Basle I bao gồm vốn cổ phần và lợi nhuận giữ lại (vốn cấp 1) & vốn bổ sung vốn cơ bản (vốn cấp 2). Tuy nhiên, quy định của Basel II khi đánh giá rủi ro thị trường cho phép các ngân hàng tính thêm phần vốn cấp 3 gồm các khoản nợ phụ thuộc ngắn hạn với mục đích dự trữ.
17
thị trường, còn các loại rủi ro tín dụng và rủi ro gây ra từ phía đối tác chỉ được xem xét trong phạm vi vốn tự có theo quy định của Basle I.
Vốn cấp 3 bị giới hạn 250% vốn cấp 1 dùng để đối phó với rủi ro thị trường. Có nghĩa là có thể chỉ có 28.5% rủi ro thị trường cần vốn cấp 1 đảm bảo. Nếu có vốn cấp 2 bảo đảm cho rủi ro thị trường, vốn cấp 3 cũng bị chi phối theo tỷ lệ giới hạn 250% vốn cấp 2.
Các khoản nợ phụ thuộc ngắn hạn chỉ được xếp vào nhóm vốn cấp 3 khi ít nhất phải thỏa mãn các đi ều kiện như sau: không cần đảm bảo, là khoản nợ phụ thuộc và có nghĩa v ụ hồn trả đầy đủ, thời gian đáo hạn ban đầu tối thiểu là 2 năm, khơng phải hồn trả trước thời gian đáo hạn thoả thuận, có điều khoản “lock-in clause” (khóa sổ trường hợp đặc biệt) – nghĩa là khơng phải trả cả gốc và lãi thậm chí đến khi đáo hạn trong trường hợp ngân hàng chưa đạt được mức vốn yêu cầu tối thiểu.
1.3.2.3. Đo lường rủi ro thị trường:
− Phương pháp đo lường tiêu chuẩn hóa (phương pháp chuẩn):
Yêu cầu vốn đối phó với rủi ro thị trường theo phương pháp chuẩn sẽ được xem xét đối với từng yếu tố rủi ro bao gồm: rủi ro lãi suất, rủi ro trạng thái vốn, rủi ro tỷ giá và rủi ro hàng hóa. Các quy định cụ thể về cách tính tốn u cầu vốn tối thiểu đối phó với bốn loại rủi ro này theo phương pháp chuẩn được quy định chi tiết tại phụ lục 1.
− Phương pháp đo lường theo mơ hình nội bộ:
Để có thể sử dụng phương pháp mơ hình nội bộ khi đánh giá rủi ro thị trường, các NHTM cần được sự chấp thuận từ phía cơ quan giám sát ngân hàng. Yêu cầu tối thiểu mà mỗi ngân hàng phải đáp ứng bao gồm: phải có hệ thống quản trị rủi ro tương thích, hiện đại và đầy đủ dữ liệu cần thiết; có đủ số lượng chuyên viên được trang bị kỹ năng sử dụng các mơ hình phức tạp khơng chỉ trong giao dịch mà cịn trong quản trị rủi ro, kiểm tốn; mơ hình của ngân hàng được cơ quan giám sát đánh giá có chất lượng, đã qua kiểm định về tính
18
hợp lý và chính xác khi đo lư ờng rủi ro. Một khi đã đư ợc chấp thuận thực hiện phương pháp mơ hình nội bộ, các ngân hàng sẽ xây dựng mơ hình quản trị rủi ro theo các tiêu chuẩn như:
Đối với rủi ro lãi suất, phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất của mỗi đồng tiền liên quan đến danh mục đầu tư của ngân hàng trên mức độ nhạy cảm rủi ro lãi suất kể của các khoản mục trong và ngoài bảng cân đối kế toán.
Đối với rủi ro ngoại hối (bao gồm cả biến động giá vàng), hệ thống quản trị rủi ro phải kết hợp các nhân tố rủi ro liên quan đến từng loại tiền riêng lẻ
Đối với sự biến động giá cả của các loại hàng hóa: ít nhất phải thiết kế được hệ thống theo dõi biến động giá cả loại hàng hóa đó trên phạm vi thế giới, vị thế mua bán hoặc lời lỗ đối với từng giao dịch liên quan đến sự biến động này. Trên cơ sở những tiêu chuẩn về mơ hình quản trị rủi ro này, các ngân hàng sẽ xác định được giá trị VaR của mỗi giao dịch, của các danh mục và của toàn bộ hoạt động ngân hàng. Độ tin cậy của việc tính tốn này theo u cầu phải đạt tối thiểu 99%.
1.4. Quản trị rủi ro lãi suất theo hướng dẫn của ủy ban Basel:
Đến thời điểm hiện nay, việc thực hiện công tác quản trị rủi ro lãi suất theo chuẩn mực quốc tế bám sát 2 văn bản hiện hành do ủy ban Basel ban hành là các nguyên tắc quản trị, giám sát rủi ro lãi suất và hướng dẫn cụ thể của hiệp ước Basel II về phương pháp đo lường.
1.4.1. Các nguyên tắc về quản trị và giám sát rủi ro lãi suất:
Để đánh giá mức độ đầy đủ và hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro lãi suất của một ngân hàng, đánh giá mức độ rủi ro lãi suất của một ngân hàng trong sổ sách kế toán đồng thời phát triển các giải pháp giám sát của ban kiểm soát ngân hàng, của cơ quan giám sát nhà nước có thẩm quyền, ủy ban Basel đã đưa ra các nguyên tác về quản lý và giám sát rủi ro lãi suất như sau:
19
− Nguyên tắc 1: Để thực hiện các trách nhiệm của mình, hội đồng quản trị một ngân hàng cần phê duyệt các chiến lược và chính sách liên quan đến quản lý rủi ro lãi suất và bảo đảm rằng ban (tổng) giám đốc thực hiện các bước cần thiết để theo dõi và kiểm soát các rủi ro này theo các chiến lược và chính sách đã được phê duyệt. Hội đồng quản trị cần được thông báo thường xuyên về rủi ro lãi suất của ngân hàng để đánh giá việc theo dõi và kiểm soát những rủi ro này theo hướng dẫn của hội đồng quản trị về mức rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận.
− Nguyên tắc 2: Ban (tổng) giám đốc phải bảo đảm rằng cơ cấu hoạt động của ngân hàng và mức độ rủi ro lãi suất mà ngân hàng gánh chịu được quản lý hiệu quả, các chính sách và thủ tục được thiết lập để kiểm soát và hạn chế những rủi ro này, và các nguồn lực có sẵn để đánh giá và kiểm soát rủi ro lãi suất.
− Nguyên tắc 3: Các ngân hàng cần quy định rõ các cá nhân và/hoặc các uỷ ban chịu trách nhiệm quản trị rủi ro lãi suất và bảo đảm rằng có sự phân định rõ ràng nhiệm vụ trong các yếu tố chính của q trình quản lý rủi ro để tránh tiềm năng xung đột lợi ích. Ngân hàng cần có các bộ phận đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro với nhiệm vụ rõ ràng và đ ộc lập với các bộ phận kinh doanh của ngân hàng và báo cáo rủi ro trực tiếp cho ban (tổng) giám đốc và hội đồng quản trị. Các ngân hàng lớn hay phức tạp hơn phải có đơn vị độc lập chuyên trách chịu trách nhiệm về thiết kế và quản lý các bộ phận đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro lãi suất.
− Nguyên tắc 4: Các quy định và quy trình quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng cần được quy định rõ và thống nhất với bản chất và mức độ phức tạp của các hoạt động. Những chính sách này cần được áp dụng trong toàn hệ thống và tại từng chi nhánh, đặc biệt khi có những khác biệt về pháp lý và trở ngại đối với luồng chu chuyển vốn giữa các chi nhánh.
− Nguyên tắc 5: Ngân hàng cần xác định các rủi ro trong các sản phẩm và hoạt động mới và bảo đảm rằng những rủi ro này nằm trong phạm vi các thủ tục
20
và kiểm soát đầy đủ trước khi được sử dụng hay thực hiện. Việc hạn chế rủi ro hay các sáng kiến quản lý rủi ro cần được hội đồng quản trị hay uỷ ban trực thuộc phê duyệt trước.
− Nguyên tắc 6: Các ngân hàng cần có các hệ thống đo lường rủi ro lãi suất nắm bắt được mọi nguồn rủi ro lãi suất và đánh giá được ảnh hưởng của những thay đổi lãi suất theo cách thống nhất với phạm vi hoạt động. Những giả định của các hệ thống này cần được các nhân viên quản lý rủi ro và lãnh đạo ngân hàng hiểu rõ.
− Nguyên tắc 7: Các ngân hàng cần thiết lập và áp dụng các giới hạn hoạt động và các thông lệ khác để duy trì rủi ro trong phạm vi các mức thống nhất với các chính sách nội bộ.
− Nguyên tắc 8: Các ngân hàng cần đo lường khả năng tổn thương đối với thiệt hại trong điều kiện thị trường cực đoan - bao gồm cả việc phá vỡ một số giả định chính - và cân nhắc những kết quả này khi thiết lập và đánh giá các chính sách và giới hạn đối với rủi ro lãi suất.
− Nguyên tắc 9: Các ngân hàng cần có hệ thống thông tin đầy đủ để đo lường, theo dõi, kiểm soát và báo cáo rủi ro lãi suất. Các báo cáo cần được cung cấp kịp thời cho hội đồng quản trị, ban (tổng) giám đốc và cho từng lãnh đạo bộ phận kinh doanh.
− Nguyên tắc 10: Các ngân hàng cần có hệ thống kiểm sốt nội bộ đầy đủ đối với quá trình quản lý rủi ro lãi suất. Một bộ phận cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ là kiểm tra và đánh giá độc lập về tính hiệu quả của hệ thống và khi cần thiết, bảo đảm sửa đổi hay tăng cường hệ thống này. Kết quả kiểm tra cần được cung cấp cho các cơ quan giám sát liên quan.
− Nguyên tắc 11: Các cơ quan giám sát cần có thơng tin đầy đủ và kịp thời từ các ngân hàng để đánh giá mức độ rủi ro lãi suất của các ngân hàng này. Thông tin này cần tính đến kỳ hạn và đồng tiền trong từng danh mục đầu tư của ngân hàng, bao gồm cả các khoản mục ngoại bảng, cũng như các yếu tố khác như sự khác biệt giữa các hoạt động kinh doanh và phi kinh doanh.
21
− Nguyên tắc 12: Các ngân hàng cần có đủ vốn tương ứng với mức độ rủi ro lãi suất mà họ đảm nhận.
− Nguyên tắc 13: Các ngân hàng cần công bố thông tin về mức độ rủi ro lãi suất và các chính sách quản lý.
− Nguyên tắc 14: Các cơ quan giám sát phải đánh giá liệu hệ thống đo lường nội bộ của ngân hàng có cập nhật đầy đủ rủi ro lãi suất trong sổ sách kế tốn ngân hàng hay khơng. Nếu hệ thống nội bộ của ngân hàng không cập nhật đầy đủ rủi ro lãi suất, ngân hàng phải nâng cấp hệ thống này để đạt được tiêu chuẩn yêu cầu. Để tạo điều kiện cho các cơ quan giám sát theo dõi rủi ro lãi suất ở các tổ chức, ngân hàng phải cung cấp kết quả của hệ thống đo lường nội bộ, giải thích theo mối đe doạ với giá trị kinh tế, sử dụng một cú sốc lãi suất chuẩn.
− Nguyên tắc 15: Nếu các cơ quan giám sát xác định được một ngân hàng khơng có đủ vốn so với mức độ rủi ro lãi suất trong sổ sách kế toán ngân hàng, họ cần cân nhắc các biện pháp khắc phục, yêu cầu ngân hàng giảm bớt rủi ro hay bổ sung thêm vốn, hoặc kết hợp cả hai biện pháp.
1.4.2. Đo lường rủi ro lãi suất theo hướng dẫn của Basel II - mơ hình đo lường nội bộ:
1.4.2.1. Các điều kiện cơ bản:
Việc sử dụng mơ hình nội bộ sẽ được áp dụng ngay khi có sự chấp thuận của cơ quan giám sát ngân hàng. Cơ quan giám sát của Ngân hàng và quốc gia phải có sự phối hợp nhằm đảm bảo khả năng thực hiện nhiệm vụ.
Cơ quan giám sát chỉ phê chuẩn mơ hình nội bộ của Ngân hàng nếu:
− Hệ thống kiểm soát của Ngân hàng được xây dựng cụ thể và thống nhất trong toàn hệ thống;
− Ngân hàng có đầy đủ nhân lực đảm bảo kỹ năng trong việc sử dụng các mơ hình trong đi ều kiện khơng bình thư ờng, khơng chỉ trong giao dịch mà cả trong kiểm soát rủi ro, kiểm toán lẫn trong bộ phận hỗ trợ;
22
− Các mơ hình của Ngân hàng phải được ghi nhận cụ thể đảm bảo tính cẩn trọng hợp lý trong đo lường rủi ro;
− Ngân hàng định kỳ tiến hành kiểm nghiệm sức căng theo một tiêu chí định sẵn bởi cơ quan nhà nước.
1.4.2.2. Giám sát của cơ quan nhà nước:
Một điểm quan trọng là các cơ quan giám sát có khả năng tự khẳng định rằng các ngân hàng đang sử dụng hệ thống quản lý rủi ro thị trường chắn chắn về mặt quan điểm và được vận hành trong mối liên hệ thống nhất. Tương ứng, cơ quan giám sát sẽ xác định số lượng các tiêu chí định lượng mà ngân hàng sẽ phải đáp ứng trước khi chúng được phép sử dụng. Các tiêu chí định lượng bao gồm:
− Ngân hàng cần có bộ phận kiểm sốt rủi ro độc lập, có trách nhiệm đối với việc xây dựng và sử dụng hệ thống quản trị rủi ro của Ngân hàng. Bộ phận này hàng ngày tạo lập và phân tích các báo cáo về đầu ra của mơ hình đo lường rủi ro của Ngân hàng, bao gồm sự đánh giá về mối quan hệ giữa các rủi ro được thể hiện và hạn mức giao dịch. Bộ phận này cần phải độc lập với các đơn vị kinh doanh và báo cáo trực tiếp cho ban Tổng giám đốc của Ngân hàng.
− Bộ phận này cần phải có chương trình kiểm nghiệm định kỳ bao gồm việc so sánh trạng thái rủi ro lãi suất được tạo ra hàng ngày trong điều kiện bình thường ở một thời gian dài cũng như các thay đ ổi giả thiết dựa trên những trạng thái thống kê.
− Bộ phận này cần kiểm sốt tính hợp lệ của mơ hình nội bộ từ ban đầu cũng như trong quá trình tác nghiệp thực tế.
− Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc cần phải chủ động chú ý vào quá trình kiểm soát rủi ro và xem xét mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh để phân bổ nguồn lực cần thiết dành cho công tác này.
− Mơ hình đo lư ờng rủi ro nội bộ của Ngân hàng cần phải được liên kết chặt chẽ vào trong quá trình quản trị rủi ro hàng ngày của Ngân hàng. Kết quả của
23
mơ hình này một phần khơng tách rời trong thanh tra và kiểm soát rủi ro thị trường của Ngân hàng.
− Hệ thống đo lường rủi ro cần được sử dụng trong sự kết nối với các hạn mức giao dịch và hạn mức rủi ro. Các hạn mức giao dịch cần phải có mối liên hệ với mơ hình đo lư ờng rủi ro của ngân hàng trong sự nhất quán về mặt thời gian và đảm bảo khả năng nhận biết cho nhân viên và ban quản lý cấp cao. − Chương trình kiểm nghiệm sức căng cần phải được sử dụng định kỳ nhằm bổ
sung cho các phân tích hàng ngày trong mơ hình quản trị rủi ro của Ngân hàng. Các kết quả của quá trình kiểm nghiệm sức căng cần được báo cáo cho ban quản lý cấp cao định kỳ nhằm đảm bảo mức độ đủ vốn, và được phản ảnh trong các chính sách và định mức do hội đồng quản trị và ban quản lý cấp cao đặt ra. Khi việc kiểm nghiệm sức căng đã th ể hiện được các tổn thương do bộ các mức rủi ro được đặt ra, các bước cần thiết nhằm quản lý các rủi ro phải ngay lập tức được triển khai (giảm rủi ro hoặc tăng vốn bù đắp rủi ro)
− Ngân hàng cần có thủ tục phù hợp để khẳng định sự tuân thủ các chính sách, kiểm sốt nội bộ có liên quan đến hoạt động đo lường rủi ro. Hệ thống đo lường rủi ro của Ngân hàng cần phải được văn bản hóa cụ thể trong trong toàn bộ hệ thống quản trị rủi ro.
− Qúa trình kiểm tra độc lập về hệ thống đo lường rủi ro cần được thực hiện thường xuyên bởi q trình kiểm tốn nội bộ riêng của Ngân hàng. Sự kiểm