Ngay cả một ngân hàng được coi là lớn và hiệu quả nhất trong hệ thống NHTM ở Việt Nam, tình hình cũng khơng có gì sáng hơn ở Vietcombank tuy nhiên mức suy giảm là không đáng kể.
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Tỷ lệ/Lợi nhuận Năm 2007 Tỷ lệ /Lợi nhuận
1 Lợi nhuận trước thuế 3.324 100% 2.407 100%
2 Lợi nhuận từ tín dụng 2.061 62% 1.605 70%
3 Lợi nhuận từ hoạt động khác
1.263 38% 802 30%
Nguồn: Báo cáo tài chính Vietcombank 2008
VCB có tỷ trọng thu nhập từ tín dụng giảm từ 70% năm 2007 xuống cịn 63% trong năm 2008 tương đương giảm 10%. Mức giảm như trên được đánh giá là thấp
46
nhất do Ngân hàng này có chi phí huy động vốn bình quân là tương đối thấp, lượng vốn tiền gửi không kỳ hạn luân chuyển với số lượng lớn.
2.3. Thực trạng công
2.3.1. Kỹ thuật đo lường rủi ro lãi suất hiện tại:
tác quản trị rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương
mại Việt Nam và đánh giá mức độ phù hợp so với chuẩn mực của ủy ban Basel ban hành
Việc triển khai các kỹ thuật liên quan đến việc đo lường rủi ro lãi suất tại một số Ngân hàng thương mại lớn mới chỉ ở giai đoạn sơ khai.
Trên cơ sở phân tích hoạt động quản trị rủi ro chung của các Ngân hàng và sử dụng số liệu của Vietinbank để phân tích, theo tìm hiểu của tác giả, công tác này đang được triển khai tại một số NHTM thực sự quan tâm đến công tác quản trị rủi ro lãi suất được thực hiện theo các bước sau:
2.3.1.1. Giám sát tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM):
Một trong những mục tiêu quan trọng của quản trị rủi ro lãi suất là cố định thu nhập dự kiến dưới các ảnh hưởng của sự biến động lãi suất đến thu nhập ngân hàng, tức là cố định tỷ lệ thu nhập lãi cận biên:
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên =
Thu lãi cho vay và đầu tư chứng khoán−Chi phí trả lãi đối với vốn vay Các khoản cho vay +Các khoản cho thuê+Đầu tư chứng khoán