Hệ thống chính sách và thủ tục quản trị rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp triển khai mô hình quản trị rủi ro lãi suất theo chuẩn mực quốc tế (Trang 68 - 70)

2.3. Thực trạng công

2.3.2.2. Hệ thống chính sách và thủ tục quản trị rủi ro lãi suất

Đối với các NHTMCP có quy mơ nhỏ, việc điều hành tài sản nợ, tài sản có theo kinh nghiệm quá khứ hay chủ quan của lãnh đ ạo mà khơng có một sự định lượng rõ ràng đ ể xác định cũng như dự đoán xu hướng. Đây là điều rất dễ hiểu khi trong năm 2008, rất nhiều NHTMCP nhỏ phải ngưng cho vay trong một thời gian dài (từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2008) khi dư nợ cho vay đạt tới hơn 80% nguồn vốn huy động.

Hệ thống chính sách của nhà nước về quản trị rủi ro lãi suất:

Theo Quyết định 112/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng chính phủ có đưa ra mục tiêu phát triển Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến năm 2010 và định hướng chiến lược đến năm 2020 là “thực hiện các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng trung ương, hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế” và đối với các Tổ chức tín dụng là “phát triển hệ thống TCTD hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở cơng nghệ và trình đ ộ quản lý tiên tiến, áp dụng thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng thương mại”. Cũng theo văn bản này, việc áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro theo hướng đáp ứng các quy định của Basel I.

Như vậy, văn bản nêu trên đã tr ở nên “lỗi thời” do hiện nay Basel II đang được xem như là “kim chỉ nam” cho hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại tác Ngân hàng trên toàn cầu. Basel II đã th ể hiện rõ quan đi ểm công tác quản trị rủi ro cần phải được xem xét trên phương diện tổng thể các rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng đồng thời có hướng dẫn cụ thể về phương pháp cũng như cách thức thực hiện.

Trong nỗ lực kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo hệ thống Ngân hàng Việt Nam hoạt động ổn định và phù hợp với chuẩn mực quốc tế, Ngân hàng nhà nước liên tục ban hành các văn bản liên quan đến công tác quản trị rủi ro.

56

Bảng 2.11: Hệ thống các văn bản liên quan đến giám sát an toàn hoạt động ngân hàng STT Số VB Ngày ban hành Nội dung 1 457/2005/QĐ- NHNN

19/04/2005 Quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt

động của tổ chức tín dụng 2 493/2005/QĐ- NHNN 22/4/2005 Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng 3 36/2006/QĐ- NHNN

01/8/2006 Ban hành Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ

của tổ chức tín dụng

4 03/2007/QĐ-

NHNN

19/01/2007 Sửa đổi bổ sung quyết định 457/2005/QĐ-

NHNN qui định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD

5 18/2007/QĐ-

NHNN

25/04/2007 Sửa đổi, bổ sung quyết định số 493/2005/QĐ-

NHNN ban hành ngày 22/4/2005

Ngun: Tng hp các quyết định ca NHNN

Các văn bản nêu trên đã đáp ứng được phần nào chuẩn mực của Basel I về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động, phân loại nợ… tuy nhiên lại tập trung chủ yếu vào loại rủi ro tín dụng mà khơng có sự hợp nhất các loại rủi ro khác nên làm giảm ý nghĩa của cơng tác phịng ngừa rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng.

Việc triển khai công tác quản trị rủi ro theo chuẩn mực Basel I đã khơng cịn phù hợp địi hỏi phải có sự thay đổi lớn trong hệ thống văn bản liên quan đến công tác này theo hướng hợp nhất và cụ thể hóa. Nhận thức được điều này, ngày 27/05/2009, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng được thành lập theo quyết định số 83/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ nhằm thực hiện một trong các mục tiêu rất quan trọng là ban hành các quy chế, quy định về an toàn hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, do mới được thành lập, cơ quan này vẫn chưa thể ban hành được các văn bản, quy định phù hợp với định hướng của Basel II.

Hệ thống quy định, quy trình của các NHTM về quản trị rủi ro lãi suất:

Theo yêu cầu của Ủy ban Basel, các ngân hàng cần quy định rõ các quy trình và chính sách nhằm giới hạn và kiểm sốt rủi ro lãi suất. Những chính sách này cần được áp dụng trên cơ sở toàn hệ thống và nếu cần ở từng chi nhánh của Ngân hàng.

57

Các chính sách và thủ tục cần phân định rõ trách nhiệm đối với các quyết định về quản lý rủi ro lãi suất và quy định rõ các công cụ được phép thực hiện, các chiến lược hạn chế rủi ro và các cơ hội tạo trạng thái.

Trên thực tế, hiện nay tại một số Ngân hàng lớn như Ngân hàng Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Sacombank có quan tâm đến công tác quản trị rủi ro đã có những bước đi đầu tiên trong việc thành lập các phòng ban liên quan đ ến quản trị rủi ro (phòng/Ủy ban Alco). Tuy nhiên khi đi sâu nghiên cứu chức năng của các Phịng ban này cho thấy cơng tác quản trị loại rủi ro liên quan đến lãi suất còn rất mờ nhạt, chưa xây dựng được bất cứ một quy trình, quy đ ịnh cụ thể nào liên quan đến công tác quản trị rủi ro lãi suất. Không phải là các Ngân hàng không quan tâm, mà quan trọng đó là khả năng về nguồn nhân lực, kiến thức, vốn… khiến họ không thể triển khai được một hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế mà chỉ tạm hài lòng với khả năng quản trị trên kinh nghiệm thực tế.

Cá biệt có ACB đã có những bước triển khai cụ thể trong cơng tác này như việc ban hành những quy định có liên quan đến cơng tác quản trị rủi ro lãi suất, quy trình thực hiện… tuy nhiên so với chuẩn mực theo yêu cầu của ủy ban Basel thì cịn có những khoảng cách rất xa mà địi h ỏi các Ngân hàng phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp triển khai mô hình quản trị rủi ro lãi suất theo chuẩn mực quốc tế (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)