Chính sách điều hành lãi suất trong giai đoạn từ 1/2008 đến 8/2008:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp triển khai mô hình quản trị rủi ro lãi suất theo chuẩn mực quốc tế (Trang 46 - 48)

Trong giai đoạn từ năm 2001-2006, mục tiêu của chính phủ Việt Nam là ưu tiên tăng trưởng kinh tế nên chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ liên tục được mở rộng. Lượng cung tiền mỗi năm tăng 25% trong khi lãi su ất và tỷ lệ dự trữ giữ nguyên không đổi. Từ cuối năm 2005 đến 31/12/2007, lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu được duy trì ở mức 8.25%/năm – 6.5%/năm – 4.5%/năm.

Tuy nhiên, ngay từ đầu năm 2008, nền kinh tế Việt Nam đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn của áp lực lạm phát cao, cán cân thương mại thâm hụt lớn, tín dụng tăng trưởng ở mức cao từ 25,7% năm 2006 lên đến hơn 50% năm 2007, kéo theo đó là thị trường tiền tệ tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất ổn với đặc trưng lãi su ất cao. Kinh tế thế giới đứng trước nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng, giá dầu đã có lúc lên đ ến 147 USD/thùng, lãi suất liên ngân hàng tăng cao, giá cả lương thực và hàng hoá ở mức cao. Phản ứng trước những diễn biến bất lợi của nền kinh tế và thị trường tiền tệ, NHNN đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt với mục tiêu ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ là kiềm chế lạm phát thơng qua các cơng cụ chính sách tiền tệ.

Các gói giải pháp nhằm thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, góp phần kiềm chế lạm phát được NHNN áp dụng trong giai đoạn này như sau:

− Khống chế tỷ lệ dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khốn khơng vượt q 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng, thay vì hạn mức 3% tổng dư nợ như quy định trước đây tại Chỉ thị số 03/2007/CT- NHNN.

− Phát hành tín phiếu bắt buộc: nhằm giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, NHNN đã phát hành tín phi ếu có tổng giá trị 20.300 tỷ đồng (tương đương 1,2 tỷ USD), với lãi suất 7,8% mỗi năm theo hình thức ghi sổ và các NHTM

34

không được phép sử dụng tín phiếu trong các đợt giao dịch tái cấp vốn. Theo đó, sẽ có 41 ngân hàng thuộc đối tượng bắt buộc mua tín phiếu đợt này. Riêng các tổ chức tín dụng hoạt động tại nơng thơn sẽ khơng phải mua. Mục đích của đợt phát hành tín phiếu lần này nhằm mục tiêu rút bớt tiền từ lưu thơng, chủ động kiểm sốt chặt chẽ tiền tệ ngay từ đầu năm để hạn chế lạm phát.

− Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Ngày 16/1/2008, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các NHTM được điều chỉnh từ 10% lên 11% đối với tiền gởi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng và 4% lên 5% đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

− Kiểm sốt chất lượng tín dụng và khống chế tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tối đa khơng q 30%, nâng cao chất lượng tín dụng, khuyến khích các TCTD mở rộng tín dụng có hiệu quả đối với nơng nghiệp, nơng thơn.

− Ấn định chính sách trần lãi suất huy động: nhằm đảm bảo an tồn thanh tốn của các NHTM, tránh tình trạng chạy đua lãi suất huy động, các NHTM được phép điều chỉnh lãi suất huy động tuy nhiên khơng vượt q 12%/năm. Tuy nhiên chính sách mang tính chất hành chính này khơng tồn tại được lâu.

− Điều chỉnh linh hoạt lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu

Trong giai đoạn này, sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong việc thu hút tiền gởi trong dân chúng đã t ạo nên sự xáo trộn trong thị trường tiền tệ. Số dư tiền gởi hầu như không tăng nhưng lại thường xuyên xảy ra tình trạng dịch chuyển tiền gởi giữa các NHTM.

Đây là giai đoạn hầu hết các NHTM gặp khó khăn trong thanh khoản và gặp rủi ro lãi suất đặc biệt là các NHTMCP có quy mơ nhỏ.

Ngày 19/05/2009, NHNN tiếp tục ban hành Quyết định 16/2008/QĐ-NHNN. Đây là một quyết định có ý nghĩa quan tr ọng và ảnh hưởng lớn đến hoạt động của khơng những các ngân hàng mà cịn ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Theo đó, việc huy động vốn bằng VND của các TCTD phù hợp với quy định về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản. Các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất cho vay, lãi suất huy động vốn) bằng

35

đồng Việt Nam đối với khách hàng theo nguyên tắc lãi suất kinh doanh không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố áp dụng trong từng thời kỳ. Định kỳ hàng tháng, NHNN công bố lãi suất cơ bản. Trong trường hợp cần thiết, NHNN công bố điều chỉnh kịp thời lãi suất cơ bản.

Từ thời điểm quy định có hiệu lực, lãi suất cơ bản đã được điều chỉnh 2 lần đã làm lãi suất cho vay tăng mạnh và đạt 21%/năm vào tháng 7 năm 2008 (lãi su ất cơ bản 14%/năm).

Để đảm bảo thi hành nghiêm túc cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, NHNN yêu cầu các TCTD không được thực hiện bất kỳ hình thức nào làm tăng chi phí vốn vay thực tế của khách hàng, kể cả yêu cầu khách hàng để lại một phần vốn vay gửi lại tại ngân hàng dưới nhiều hình thức như ký quỹ,... ngồi lãi suất cho vay theo cơ chế lãi suất cơ bản hiện hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp triển khai mô hình quản trị rủi ro lãi suất theo chuẩn mực quốc tế (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)