Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu đến năm 2020 (Trang 33)

2.1.21. Bối cảnh thành lập.

Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990, đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

2.1.2.1. Tầm nhìn.

Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành NGÂN HÀNG TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàngViệt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như ACB.

2.1.2.3. Chiến lược.

Cơ sở cho việc xây dựng chiến lược hoạt động qua các năm là:

Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng;

Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững;

Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an tồn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đơng (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh cịn chưa hồn hảo của ngành ngân hàng Việt Nam;

Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả;

Xây dựng “Văn hóa ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt.

2.1.3. Một số kết quả đạt được của ngân hàng TMCP Á Châu.

2.1.4.1. Thành tích và sự ghi nhận.

Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tư cơng nghệ và nguồn nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ, trong điều kiện ngành ngân hàng có những bước phát triển mạnh mẽ và môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện cùng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, ACB đã có những bước phát triển nhanh, ổn định, an toàn và hiệu quả. Vốn điều lệ của ACB ban đầu là 20 tỷ đồng, đến 30/8/2010 đã đạt trên 7.800 tỷ đồng, tăng hơn 390 lần so với ngày thành lập. Tổng tài sản năm 1994 là 312 tỷ đồng, đến 2009 đã đạt trên 167.000 tỷ đồng, tăng 538 lần, dư nợ cho vay cuối năm 1994 là 164 tỷ đồng, cuối năm 2009 đạt 62.361 tỷ đồng, tăng 380 lần. Lợi nhuận trước thuế cuối năm 1994 là 7,4 tỷ đồng, đến cuối năm 2009 là hơn 2.800 tỷ đồng, tăng hơn 378 lần.

ACB với hơn 600 sản phẩm dịch vụ được khách hàng đánh giá là một trong các ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất, dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại. ACB vừa tăng trưởng nhanh vừa thực hiện quản lý rủi ro hiệu quả. Trong mơi trường kinh doanh nhiều khó khăn thử thách, ACB ln giữ vững vị thế của một ngân hàng bán lẻ hàng đầu.

Sự hoàn hảo là điều ACB luôn nhắm đến: ACB hướng tới là nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính hồn hảo cho khách hàng, danh mục đầu tư hoàn hảo của cổ đơng, nơi tạo dựng nghề nghiệp hồn hảo cho nhân viên, là một thành viên hoàn hảo của cộng đồng xã hội. “Sự hoàn hảo” là ước muốn mà mọi hoạt động của ACB luôn nhằm thực hiện.

2.1.4.2. Nhìn nhận và đánh giá của xã hội, các định chế tài chính quốc tế và cơ quan thơng tấn về tài chính ngân hàng. quan thơng tấn về tài chính ngân hàng.

- Năm 1997, ACB được Tạp chí Euromoney chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam. - Trong bốn năm liền 1997 - 2000, ACB được tổ chức chuyển tiền nhanh Western

Union chọn là Đại lý tốt nhất khu vực Châu Á.

- Năm 1998, ACB được chọn triển khai Chương trình Tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF) do Liên minh châu Âu tài trợ.

- Năm 1999, ACB được Tạp chí Global Finance (Hoa Kỳ) chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam.

- Năm 2001 và 2002, chỉ có ACB là ngân hàng TMCP hội đủ điều kiện để cơ quan định mức tín nhiệm Fitch Ratings đánh giá xếp hạng.

- Năm 2002 ACB được Giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Hội đồng xét duyệt Quốc gia xét cấp.

- Năm 2002 nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.

- Năm 2003, ACB đoạt được Giải thưởng Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương hạng xuất sắc của Tổ chức Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương (APQO). Đây là lần đầu tiên một tổ chức tài chính của Việt Nam nhận được giải thưởng này.

- Năm 2005, ACB được Tạp chí The Banker thuộc Tập đoàn Financial Times, Anh Quốc, bình chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam (Bank of the Year) năm 2005. - Năm 2006, ACB được Tổ chức The Asian Banker chọn là Ngân hàng bán lẻ xuất

sắc nhất (Best Retail Bank) Việt Nam và được Tạp chí Euromoney chọn là Ngân hàng tốt nhất (Best Bank) Việt Nam. Như vậy, trong vòng một năm, ACB đoạt được ba danh hiệu ngân hàng tốt nhất Việt Nam của ba cơ quan thơng tấn tài chính ngân hàng có tiếng trên thế giới.

Chính phủ trong việc đẩy mạnh ứng dụng phát triển cơng nghệ thơng tin, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Cũng trong năm 2006 này, ACB vinh dự được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng Huân chương lao động hạng III.

- Năm 2007, ACB nhận giải thưởng ‘Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc nhất”.

- Năm 2008, ACB đón nhận danh hiệu “ Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008” do Báo Sài Gòn Tiếp Thị trao tặng.

- Năm 2009, lần đầu tiên tại Việt Nam chỉ có ACB nhận được 6 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009” do 6 tạp chí tài chính ngân hàng danh tiếng quốc tế bình chọn.

- Năm 2009, ACB vinh dự được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng Huân chương lao động hạng II.

- Năm 2009, ACB được Bộ Công Thương Việt Nam trao tặng danh hiệu “ Doanh nghiệp thương mại và tiêu biểu 2008” và Ngân hàng nhà nước trao tặng “ ACB – Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2008”.

2.2. THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU. TMCP Á CHÂU.

2.2.1. Kết quả nghiên cứu.

Phần này sẽ trình bày các kết quả thăm dị, khám phá những nhận định, đánh giá của CBCNV về năng lực cạnh tranh nội tại của ACB qua kết quả điều tra, khảo sát bảng câu hỏi CBCNV của ACB tại Hội sở, các chi nhánh, Phòng giao dịch ở Q1, Q3, Q5, Q10 và Q.BT, dựa trên 4 yếu tố đã được thực hiện thơng qua q trình nghiên cứu định tính và định lượng theo quy trình nghiên cứu.

Theo kết quả phân tích EFA với 5 nhân tố và 18 biến đạt yêu cầu, được điều chỉnh mơ hình lại như sau:

Hình 2.1 Mơ hình lý thuyết được điều chỉnh theo EFA.

Nhân sự và điều hành (H1) Tiềm lực tài chính (H2) Sản phẩm dịch vụ (H3) Hình ảnh thương hiệu (H4) Giá cả và liên kết (H5) Năng lực cạnh tranh

Sau khi phân tích bằng phần mềm SPSS 11.5 (xem phụ lục 2), tác giả thu được kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh nội tại của ACB như sau:

Nhìn chung, kết quả đánh giá về năng lực cạnh tranh nội tại của ACB đạt mức khá cao (có tới 47,2% ý kiến cho rằng năng lực cạnh tranh của ACB ở mức tương đối cao, 27,8% ý kiến mạnh và 8,3% đánh giá ở mức trung bình). Mơ hình hồi quy cũng đã thể hiện, yếu tố mà làm cho năng lực cạnh tranh ảnh hưởng nhiều nhất là sự đa dạng và khác biệt về sản phẩm, điều này phù hợp với tình trạng hiện nay khi mà các ngân hàng Việt Nam so với các ngân hàng nước ngồi thì số lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp quá ít cũng như tính chuyên nghiệp trong phục vụ chưa cao. Bên cạnh đó thì thương hiệu chính là uy tín, lịng tin của khách hàng đối với ngân hàng. Những ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh và hiệu quả hoạt động tốt cũng là những nhân tố làm cho sự trung thành của khách hàng đối với ngân hàng tăng lên. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy khi mà giá cả các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh thì sẽ tác động ngược làm giảm sức cạnh tranh của ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu tương đối phù hợp với thực tế, nhưng kết quả đo lường năng lực cạnh tranh nội tại chỉ phản ánh đúng cho riêng NHTMCP Á Châu; đối với các ngân hàng khác, kết quả này chỉ mang tính tham khảo. Nếu muốn có được kết quả chính xác thì cơng tác khảo sát phải được thực hiện lại trên quy mô của ngân hàng cần thực hiện đo lường.

Từ những kết quả kiểm định trên, chúng tôi sẽ đánh giá một cách chi tiết từng yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh nội tại của ACB trong phần 2.3 và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh nội tại của ACB trong quá trình hội nhập quốc tế đã và đang diễn ra trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.

2.2.2. Tiềm lực tài chính.

2.2.2.1. Vốn tự có.

Năng lực tài chính của ngân hàng được thể hiện ngay chỉ tiêu đầu tiên là quy mô về vốn tự có. Quy mơ về vốn pháp định của các tổ chức tín dụng được chính phủ quy định tại nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006, theo đó các NHTMCP phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là 1.000 tỷ đồng chậm nhất là vào ngày 31/12/2008 và phải đạt mức tối thiểu là 3.000 tỷ đồng vào ngày 31/12/2010. Trong báo cáo đại hội thường niên năm 2010 thì vào thời điểm 31/12/2009, mức vốn điều lệ của

ACB đã đạt được là 7.814 tỷ đồng, tăng 1.458 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2008.

Trong năm 2010 ACB dự kiến sẽ phát hành thêm 1.562 tỷ đồng cổ phiếu để nâng mức vốn điều lệ đến cuối năm 2010 là 9.377 tỷ đồng với các lý do sau:

+ Mức vốn điều lệ hiện tại còn quá khiêm tốn so với các ngân hàng thương mại nhà nước, mức vốn này đang ngày càng nhỏ đi tương đối so với một số NHTMCP đang ráo riết tăng cường năng lực tài chính bên cạnh đó ngày càng có nhiều ngân hàng 100% vốn nước ngoài mạnh về vốn đang gia nhập thị trường.

+ Trong xu hướng các NHTW tăng cường giám sát ngân hàng sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu từ mùa thu năm 2008, chắc chắn tại Việt Nam việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng và xác định các chỉ số an tồn tài chính sẽ ngày càng được quy định chặt chẽ hơn, tiến đến phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Khi đó vốn điều lệ và vốn tự có sẽ là các thành tố đảm bảo tuân thủ theo chuẩn mực quốc tế. Ngoài ra, theo đánh giá của các chuyên viên kinh tế thì sức mạnh về vốn của ACB chưa theo kịp với đà tăng trưởng của chính mình.

Như vậy ACB đã đáp ứng được quy định về mức vốn điều lệ theo qui định của nghị định 141. Hội đồng quản trị và ban điều hành của ngân hàng ACB đã rất ý thức được tầm quan trọng của việc tăng vốn tự có và vốn điều lệ là cần thiết để nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo tỷ lệ an tồn vốn khi tăng trưởng tài sản có và cải thiện định mức tín nhiệm, cải thiện năng lực cạnh tranh của ngân hàng trước sức ép hội nhập kinh tế quốc tế.

Bảng 2.1: Vốn chủ sở hữu của một số ngân hàng TMCP.

Đơn vị: tỷ đồng

Ngân hàng Á CHÂU ĐƠNG Á XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG TÍN SÀI GÒN PHƯƠNG NAM KỸ THƯƠNG NGOẠI THƯƠNG 2007 6,258 3,229 6,295 7,181 2,378 2,166 3,573 13,528 2008 7,766 3,515 12,844 7,638 2,809 2,383 5,615 13,790 2009 8,768 4,133 13,353 10,289 4,584 2,936 7,324 16,710

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo thường niên của ACB và các ngân hàng TMCP qua các năm) Qua bảng trên cho thấy mức vốn chủ sở hữu của ACB năm 2009 là 8.768 tỷ đồng, nằm trong top 5 ngân hàng TMCP có quy mơ lớn nhất Việt Nam và đang có kế hoạch

tăng thêm theo kết quả lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hàng năm.

Có thể nói quy mơ vốn chủ sở hữu là tấm điệm để đảm bảo cho ngân hàng tăng cường khả năng chống đỡ trước những rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Với quy mơ vốn chủ sở hữu càng cao thì khả năng chống đỡ của ngân hàng sẽ cao hơn nếu xảy ra những biến cố về tài chính khơng lường trước được xuất hiện trong nền kinh tế. Điều này càng có ý nghĩa hơn trong mơi trường kinh doanh có nhiều biến động phức tạp, khơng dự báo trước được, nhất là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế càng lúc càng gia tăng trong bối cảnh hội nhập, tồn cầu hố kinh tế mỗi lúc thêm sâu rộng. Theo lý thuyết chung, vốn tự có thấp dẫn đến hạn chế rất lớn khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh bởi giới hạn cho vay tối đa đối với một khách hàng, hạn chế trong việc mở rộng phát triển mạng lưới, địa bàn hoạt động và đổi mới thiết bị công nghệ, đặc biệt là hệ thống thanh tốn, chi phí hoạt động tăng và kết quả tất yếu là mức độ cạnh tranh yếu, kết quả hoạt động thấp. Một khi có những thay đổi chính sách hoặc biến động bất lợi về kinh tế dễ dẫn đến khả năng suy yếu, nếu nghiêm trọng thì có thể dẫn đến mất khả năng thanh khoản, gây thiệt hại cho khách hàng, cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

Trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng cần phải đảm bảo một tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (hệ số CAR) theo quy định của Base I. Theo quy định của ngân hàng nhà nước tại quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 do thống đốc NHNN ban hành thì các NHTM Việt Nam phải ln duy trì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu là 8%, hiện nay tỷ lệ này được NHNN nâng lên là 9% trong năm 2010. Tỷ lệ này cho thấy nếu quy mơ vốn tự có của ngân hàng thấp thì càng khó mở rộng hoạt động cho vay vì nếu mở rộng hoạt động cho vay thì tỷ lệ an tồn tối thiểu sẽ có khả năng khơng đạt 9% như quy định và sẽ đối mặt với những nguy cơ rủi ro lớn hơn.

Ý thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, ACB ln duy trì hệ số CAR đạt trên mức tối thiểu quy định, hiện nay theo số liệu đến 31/12/2009 thì tỷ lệ an tồn vốn của ACB đạt 9,37%.

Bảng 2.2: Hệ số an toàn vốn (CAR) của một số ngân hàng TMCP

Đơn vị: % Ngân hàng Á CHÂU ĐƠNG Á XUẤT NHẬP

KHẨU THƯƠNG TÍN SÀI GỊN PHƯƠNG NAM KỸ THƯƠNG NGOẠI THƯƠNG 2007 16,19 14,36 27,12 11,07 14,99 19,5 14,3 9,2 2008 12,44 13,46 45,89 12,16 9,91 20,8 13,99 8,9 2009 9,73 12,13 26,87 11,41 11,54 15,1 9,6 8,1

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo thường niên của ACB và các ngân hàng TMCP qua các năm)

2.2.2.2. Chất lượng tài sản có.

Chất lượng tài sản có thể hiện trước hết qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu của ACB trong nhiều năm liền chưa bao giờ vượt quá 1%. Phần lớn các khoản nợ quá hạn đều có khả năng thu hồi được do được đảm bảo bằng tài sản có tính khả mại cao và chủ yếu là bất động sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu đến năm 2020 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)