Những thách thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu đến năm 2020 (Trang 61 - 67)

2.3 ĐÁNH GIÁ CÁC NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH

2.3.2 Những thách thức

Những thách thức chủ yếu trong quá trình hội nhập được chia làm hai nhóm: một là, những thách thức từ nội tại ngân hàng; hai là, những thách thức từ bên ngoài, nhất là trong điều kiện của nền kinh tế hội nhập khu vực và thế giới.

* Những thách thức từ nội tại của ngân hàng.

Cũng như các NHTM trong nước, những yếu kém của bản thân ACB được thể hiển trên các yếu tố:

Năng lực tài chính của ACB chưa thực sự vững mạnh, sức cạnh tranh chỉ ở mức độ trung bình so với các ngân hàng đa quốc gia, mặc dù bản thân ACB đã có kế hoạch rất cụ thể trong việc tăng vốn điều lệ trong năm 2010 bằng cách phát hành thêm cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi nhưng vốn tự có của ACB vẫn cịn nhỏ và rất thấp so với các tập đồn tài chính đa quốc gia hay như một số ngân hàng TMCP trong nước như: VCB, Viettin, Sacombank…..

Hầu hết các NHTM Việt Nam nói chung và ACB nói riêng có mơ hình tổ chức theo kiểu truyền thống là phân định các phịng, ban theo loại hình nghiệp vụ, trong khi ở các ngân hàng tiên tiến trên thế giới, các hoạt động hướng tới khách hàng của họ lại được phân theo tiêu thức đối tượng khách hàng, sản phẩm nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Khi ngân hàng phát triển với quy mơ ngày càng lớn, khối lượng và tính chất cơng việc ngày càng nhiều và phức tạp thì mơ hình tổ chức hiện tại của ACB đang áp dụng sẽ dần bộc lộ những bất hợp lý, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hội nhập.

chưa phát hiện kịp thời các sai phạm, dẫn đến khả năng mất vốn, ảnh hưởng đến ý nghĩa của hoạt động ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những phát sinh, tồn tại trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, từ đó thường hay phát sinh rủi ro kinh doanh nhất là đối với cơng tác tín dụng. Quá trình khai thác, thu thập và xử lý thông tin để phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhất là cho công tác thẩm định và xét duyệt cho vay, phục vụ cho hoạt động phân tích, dự báo, dự đốn tình hình thị trường, tình hình phát triển kinh tế…cũng như đánh giá hiệu quả dự án còn hạn chế.

Thiếu chiến lược kinh doanh ở tầm trung hạn và dài hạn. ACB chỉ mới dừng lại ở tầm xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trước mắt thì có hiệu quả nhưng khơng ổn định lâu dài, chưa có lộ trình và giải pháp thực hiện. Trong năm 2010 ACB đã và đang xây dựng chiến lược kinh doanh đến năm 2020 và tầm nhìn phát triển 2050.

Trình độ các bộ tín dụng của ACB hiện nay chưa đồng đều, nhất là trong khâu thẩm định và xét duyệt dự án vay vốn của khách hàng. Với yêu cầu hội nhập diễn ra ngày càng gay gắt như ngày nay thì địi hỏi cán bộ tín dụng phải có năng lực, trình độ chun mơn sâu đồng đều khơng chỉ trong lĩnh vực ngân hàng mà còn trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế mới có thể vững vàng trong hoạt động.

Cho dù đã có những cố gắng trong phát triển các dịch vụ mới như các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng bán lẻ với những ứng dụng trong công nghệ tin học như máy rút tiền tự động (ATM), Internet Banking, Home Banking, Mobile Banking, thanh toán online.. nhưng cũng chỉ mới dừng lại ở mức hình thức, chưa nâng cao được chất lượng dịch vụ.

Hệ thống thơng tin cịn nhiều bất cập, trong đó đáng quan tâm là sự yếu kém của hệ thống thông tin quản lý. Khả năng tiếp cận các luồng thông tin của ngân hàng cũng như khách hàng cịn nhiều hạn chế, cơng tác thẩm định dự án, cập nhật thông tin về khách hàng, đánh giá và dự báo nhu cầu của khách hàng chưa đạt hiệu quả cao.

Một vấn đề đặt ra là đội ngũ cán bộ của ACB cũng còn chưa đồng đều về chuyên mơn, trình độ, kiến thức về kinh doanh trong nền kinh tế thị trường và trong môi trường mở cửa, hội nhập. Cơ cấu tổ chức nội bộ cũng chưa hợp lý, ảnh hưởng không tốt đến công tác điều hành của ngân hàng.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại chưa cao. Công tác marketing tại ACB vẫn chưa được chú trọng, chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, thơng tin khơng đầy đủ.

Ngồi ra trong xu thế hội nhập trước những cơ hội và thách thức mới, nhận thức về hội nhập quốc tế của ACB cũng cịn chậm chạp, biểu hiện là q trình tái cơ cấu tổ chức lại mơ hình hoạt động, đổi mới trong quản lý cho phù hợp với chuẩn mực ngân hàng hiện đại còn nhiều bất cập.

* Thách thức từ bên ngoài.

Sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các ngân hàng trên thị trường tài chính trong hội nhập là tất yếu. So với các ngân hàng trong nước thì các ngân hàng nước ngồi có các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, trình độ cơng nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến, quy mô hoạt động tồn cầu cũng như nguồn tài chính dồi dào của các ngân hàng nước ngoài sẽ là những ưu thế cơ bản tạo ra những sức ép cạnh tranh rất lớn. Cạnh tranh về cho vay vốn là lĩnh vực hoạt động chủ yếu hiện nay của các ngân hàng thương mại cũng sẽ trở nên gay gắt. Một khi các ngân hàng nước ngoài đã hiểu rõ thị trường Việt Nam và mơi trường pháp lý đảm bảo cho họ có thể xử lý rủi ro để thu hồi nợ, công nghệ ngân hàng tiên tiến, đội ngũ lao động được đào tạo có bài bản, trình độ chun môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học đều được đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế, thách thức từ bên ngoài ngân hàng của ACB cũng là những thách thức chung của hệ thống NHTMCP Việt Nam. Những thách thức gay gắt từ bên ngồi có thể kể đến như sau:

Áp lực về vốn và lãi suất cạnh tranh: do nhu cầu vốn đáp ứng cho các dự án lớn tại một số NHTM nên các ngân hàng này đã nâng lãi suất huy động vốn tăng lên, bên cạnh đó thị trường vốn cũng đang phát triển thơng qua việc phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu đơ thị với lãi suất khá cao, do đó các ngân hàng khơng có nhu cầu vốn tăng thêm nhưng để giữ khách hàng, không bị giảm vốn huy động nên bị bắt buộc phải tăng lãi suất dẫn đến sự cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng. Sự cạnh tranh này xuất phát từ những nhu cầu có thực nhưng cũng xuất phát từ những nhu cầu khơng có thực. Những bất lợi tiềm ẩn xuất hiện khi lãi suất ngân hàng có xu hướng gia tăng trong thời gian qua.

Sự tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng: hoạt động ngân hàng với tính chất là hoạt động kinh doanh đặc biệt, “đi vay để cho vay”, theo đó sự tăng trưởng tín dụng gắn liền với rủi ro gia tăng. Trong khi đó khả năng quản lý, khả năng kiểm sốt chất lượng tín dụng chưa thực sự cao, đây là khó khăn tồn tại lớn trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng hiện nay. Các khoản vay trung và dài hạn thường tiềm ẩn mức độ

rủi ro cao hơn, chịu ảnh hưởng bởi các biến động của thị trường, của nền kinh tế nhiều hơn. Những khoản tín dụng trung và dài hạn thường gắn với các dự án, trong khi đó khả năng thẩm định dự án của cán bộ tín dụng cịn hạn chế vì vậy khả năng tiềm ẩn rủi ro tăng lên.

Phát triển dịch vụ ngân hàng trên cơ sở ứng dụng công nghệ thơng tin đi liền với bảo mật an tồn hệ thống hoạt động: ứng dụng và phát triển công nghệ điện tử - tin học trong hoạt động ngân hàng là hoạt động mang tính bắt buộc có tính quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tín dụng trong nền kinh tế thị trường hội nhập. Tuy nhiên gắn liền với quá trình này, những vấn đề về đảm bảo an toàn hệ thống được đặt ra. Kinh nghiệm thực tiễn từ các nước trên thế giới thì các hacker xâm nhập hệ thống ngân hàng gây tổn thất lớn. Chính điều này buộc các tổ chức tín dụng cần phải đặc biệt quan tâm lưu ý trong quá trình triển khai ứng dụng, đảm bảo an toàn và bảo mật hệ thống, an toàn và bảo mật tiền gửi khách hàng cũng như các thông tin hoạt động khác. Đây là yếu tố quyết định khi áp dụng các chương trình thanh tốn điện tử, các giao dịch trực tuyến, dịch vụ ngân hàng tại nhà…

Xử lý nợ tồn đọng: đến nay sau nhiều cố gắng của các cơ quan liên quan, nhất là ngân hàng nhưng tốc độ xử lý nợ tồn đọng còn rất chậm, nhất là đối với các khoản nợ đọng, nợ liên quan đến vụ án, đây là những khó khăn trong q trình lành mạnh hố tài chính, nâng cao năng lực kinh doanh của các ngân hàng. Việc xử lý nợ tồn đọng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài như hệ thống luật pháp, năng lực thực thi luật pháp, mức độ phát triển của thị trường mua bán nợ…là những vấn đề đang đặt ra cần phải có biện pháp hữu hiệu xử lý rốt ráo hơn.

Tác động từ các yếu tố bất lợi từ nền kinh tế thị trường: bên cạnh những yếu tố thúc đẩy tích cực do cơ chế thị trường tạo ra, các yếu tố tác động nghịch cũng xuất hiện và có tác động bất thường, ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngân hàng như mặt trái của cạnh tranh, những tin đồn thất thiệt, những yếu tố tâm lý tác động xấu lây lan…Thực tế vụ việc của ACB với những tin đồn thất thiệt đã ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng này một thời gian, đây là bài học thực tiễn quý báu không chỉ cho ACB mà cịn cho các tổ chức tín dụng khác nói riêng và cho tồn bộ các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế nói chung. Những diễn biến bất thường, gắn liền với đặc tính của nền kinh tế thị trường, có thể xuất hiện bất cứ lúc nào ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng, là những vấn đề đang đặt ra cần có lời giải để nâng cao năng lực cạnh

tranh của các ngân hàng trong hội nhập.

Những vấn đề từ khách hàng: hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, năng lực kinh doanh của khách hàng cịn hạn chế, tính minh bạch trong hoạt động tài chính, trong hoạt động hạch toán kế toán chưa rõ ràng. Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động có báo cáo tài chính chưa được kiểm tốn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó diễn biến của thị trường tiêu thụ sản phẩm thường xuyên biến động là những yếu tố rủi ro tiềm ẩn rất lớn, tác động trực tiếp đến hoạt động ngân hàng.

Một thực tế hiện nay là thông tin phản ánh thu thập qua số liệu báo cáo tài chính (bảng tổng kết tài sản; báo cáo kết quả kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ..) thường khơng chính xác, thiếu độ tin cậy, có trường hợp giả mạo giấy tờ tài sản thế chấp gây thiệt hai về kinh tế cho các bên liên quan, nhất là các tổ chức tín dụng. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến q trình phân tích, thẩm định và xét duyệt cho vay của các tổ chức tín dụng, tác động hạn chế trực tiếp đến q trình mở rộng và tăng trưởng tín dụng có hiệu quả của các ngân hàng.

Từ phía cơ chế, chính sách: cơ chế chính sách như luật các tổ chức tín dụng và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành, cho dù được sửa đổi nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, chưa phù hợp như: luật chưa thể hiện sự đa dạng hố loại hình kinh doanh tiền tệ; một số điều khoản chưa phù hợp với xu thế cải cách hành chính hiện nay; chưa thực sự tạo được quyền chủ động trong kinh doanh và tự chịu trách nhiệm; nhiều điều khoản chưa phù hợp với thông lệ quốc tế; một số điều chưa đồng nhất với các luật khác…là những vấn đề đặt ra địi hỏi phải có biện pháp xử lý, tháo gỡ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG HAI.

Chương 2 của luận văn đã đi sâu vào phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của ACB. Để có cái nhìn khái qt và thực tiễn, luận văn đã giới thiệu khái quát về quá trình hình thành và phát triển của ACB. Tiếp đó, trình bày các kết quả nghiên cứu thông qua khảo sát điều tra ý kiến của CBCNV đang làm việc tại ACB và đã xây dựng được phương trình các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. Đồng thời, chương này luận văn cũng đi vào phân tích sâu thực trạng những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ACB. Bên cạnh đó, luận văn cũng phân tích và đánh giá thực trạng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh một số dịch vụ của ACB so với một số ngân hàng là đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đánh giá, phân tích những đối thủ cạnh tranh

của ACB, từ đó xác định những điểm mạnh, điểm yếu của ACB trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Cuối cùng xác định được vị thế cạnh tranh của ACB trên thị trường tiền tệ của Việt Nam.

Từ những kết quả phân tích trong chương hai sẽ là một cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh nội tại của ACB ở chương ba. Những giải pháp này xuất phát từ việc phát huy những điểm mạnh đồng thời khắc phục những điểm yếu để ACB có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong nền kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt và khốc liệt giữa các ngân hàng trên thị trường tiền tệ Việt Nam và khu vực.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – ACB ĐẾN NĂM 2020.

3.1. BỐI CẢNH QUỐC TẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH DOANH NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu đến năm 2020 (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)