3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
3.3.1.3 Giải pháp phòng ngừa rủi ro
Hoạt động tín dụng ln chứa đựng những rủi ro, để có thể phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, ACB cần áp dụng các giải pháp sau:
* Phân tích đánh giá chính xác khách hàng vay vốn: là một trong những biện pháp
quan trọng quyết định hiệu quả đầu tư thể hiện qua 4 nội dung sau:
Một là đánh giá về năng lực pháp lý của khách hàng: nhằm ràng buộc trách nhiệm của khách hàng trước pháp luật và để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của ngân hàng. Xác định tính hợp pháp của khách hàng là cơ sở để ký kết và thực hiện các hợp đồng tín dụng. Đánh giá năng lực pháp lý của doanh nghiệp trên một số mặt sau:
+ Quyết định thành lập doanh nghiệp.
+ Điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp. + Giấy phép kinh doanh, giấy phép hành nghề. + Vồn điều lệ và vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Tài sản riêng độc lập thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
+ Tình hình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Hai là, đánh giá khả năng điều hành sản xuất kinh doanh của người lãnh đạo doanh nghiệp: vị trí của người lãnh đạo điều hành trong doanh nghiệp quyết định đến sự thành cơng hay thất bại của một doanh nghiệp, có thể đánh giá trên một số khía cạnh
sau:
* Phân tích năng lực trình độ chun mơn: Cơng việc của người lãnh đạo được phân
cơng có phù hợp với chun mơn của họ khơng?, khả năng hoạch định chính sách của người lãnh đạo trong kinh doanh thông qua các chiến lược về sản phẩm, về thị trường, về chiến lược khách hàng, về định hướng phát triển của doanh nghiệp; phân tích năng lực tổ chức quản lý điều hành thơng qua các tiêu chí như: tổ chức sắp xếp lao động, cách thức hạch tốn, quyết tốn tài chính hàng năm, phân tích các phương án sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm…Đánh giá xác định uy tín, vị trí của người lãnh đạo điều hành về khả năng điều hành doanh nghiệp để từ đó ACB xác định mức vay cho doanh nghiệp bao nhiêu là phù hợp.
Ba là, đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp: nhằm giúp cho ngân hàng nắm được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xác định chính xác thực trạng và triển vọng về khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Bốn là, đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp: nhằm xác định thực trạng và triển vọng về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường, để khẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
* Phân tán rủi ro: phân tán rủi ro được thực hiện theo phương pháp chia sẽ rủi ro giữa
các nhà đầu tư với nhau, như không tập trung vốn vay vào một khách hàng, hoặc một lĩnh vực đầu tư. ACB phải đa dạng hố loại hình cho vay và đa dạng hố lĩnh vực đầu tư.
* Sử dụng các đảm bảo chắc chắn: ACB cần lựa chọn một hình thức đảm bảo phù hợp
với yêu cầu của một khoản vay đồng thời phải đánh giá chính xác giá trị vật làm đảm bảo tại thời điểm vay vốn.
+ Đối với đảm bảo bằng tài sản: ACB phải xác định chính xác được quyền sở hữu, quyền sử dụng, tính khả mãi và sự tồn tại thực tế của tài sản đó đối với người vay tiền.
+ Đối với đảm bảo bằng bảo lãnh: ACB phải đánh giá chính xác năng lực pháp lý, năng lực tài chính, uy tín và trách nhiệm của người bảo lãnh.
* Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội: tình hình tài chính tiền tệ có liên quan đến việc
xây dựng chính sách tín dụng. Biện pháp này nhằm mục đích xây dựng chính sách cho vay hợp lý để đảm bảo sự an toàn cho hoạt động đầu tư của ACB, nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội trên các mặt:
quan hệ cung cầu vốn đầu tư….
+ Diễn biến về sự biến động của giá vàng trên thị trường qua đó xác định hệ số rủi ro cấu thành trong lãi suất đầu tư của ACB.
* Nắm bắt thông tin rủi ro về khách hàng.
+ Thơng qua báo cáo tài chính mà doanh nghiệp thường xuyên phải cung cấp cho ACB.
+ Thông qua các tài liệu của các cơ quan liên quan như: báo cáo kiểm tốn, báo cáo đại hội cổ đơng, thơng qua thị trường hoặc thông qua thông tin của các cơ quan ban ngành của nhà nước, qua hội nghị khách hàng, hoặc các mối quan hệ bạn bè….
+ Việc nắm bắt kịp thời, chính xác thơng tin về khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng có được những chiến lược kinh doanh phù hợp và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
* Tăng cường cơng tác kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ.
Cơng tác kiểm sốt nội bộ hoạt động nhằm mục đích ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và ACB. Phải kiểm tra chặt chẽ cơ sở pháp lý khi thiết lập quan hệ giữa ACB và doanh nghiệp để bảo vệ cho ACB trước pháp luật.
* Thực hiện tốt việc trích lập quỹ dự phịng rủi ro tín dụng.
Để có biện pháp xử lý kịp thời những rủi ro tín dụng xảy ra, ACB phải trích đầy đủ quỹ dự phòng rủi ro theo đúng quy định của ngân hàng nhà nước, đưa vào chi phí nhất là khi có những khoản nợ quá hạn mới phát sinh.
Rủi ro luôn luôn tiềm ẩn trong mọi hoạt động của ngân hàng. Nhận thức tác hại của rủi ro, ACB cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phân tán rủi ro…để hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của nó.