3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
3.3.1.2 Giải pháp làm sạch bảng cân đối kế toán
Thực hiện giải pháp làm “sạch” bảng cân đối kế toán, ACB nên tách bạch phần nợ xấu ra khỏi ngân hàng. Nội dung của giải pháp này là ACB chuyển toàn bộ phần nợ xấu bao gồm cả nội bảng và ngoại bảng sang một công ty chuyên trách tiếp nhận và xử lý nợ xấu đó là các cơng ty mua bán nợ và tài sản. ACB đã thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (ACBS) hoạt động khơng chỉ vì mục đích lợi nhuận mà chủ yếu là tận thu bằng cách bán và khai thác các tài sản liên quan đến nợ xấu. Tuy vậy, công
ty này do trực thuộc ACB nên vẫn bị hạn chế bởi vốn và các quy định hoạt động. Chính vì vậy, ACB cần thực hiện mua bán nợ với các công ty mua bán nợ và khai thác tài sản do chính phủ thành lập, hồn tồn độc lập với các NHTM, có quy mơ vốn đủ lớn và đủ quyền giải quyết các vấn đề phức tạp trong việc xử lý nợ, sẽ chuyên mua bán các tài sản tồn đọng, tạo điều kiện để các ngân hàng thu hồi vốn một cách đầy đủ và trong thời gian nhanh nhất. Sau đó các cơng ty này sẽ khai thác, làm tăng giá trị tài sản rồi bán đi, thu hồi vốn để mua tiếp các khoản nợ khác.
Đối với những khoản nợ xấu của các doanh nghiệp mà ACB khơng chuyển giao cho cơng ty mua bán nợ thì ACB có thể chủ động áp dụng các biện pháp cơ cấu lại tài chính và hoạt động của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, ACB cần tăng cường hoạt động với các cơ quan ban ngành liên quan trong q trình xử lý nợ xấu. Trong đó tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mãi tài sản, xử lý tài sản là đất đai, bất động sản; khâu thi hành án, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý của tài sản.