Chất lượng đội ngũ nhân lực hiện tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu đến năm 2020 (Trang 46 - 47)

2.2 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP

2.2.3.1 Chất lượng đội ngũ nhân lực hiện tại

Kết quả khảo sát từ năm 2007 đến 2009 cho thấy thấy tỷ trọng nguồn nhân lực phổ thông chưa qua đào tạo lần lượt giảm từ 11% xuống còn 5%. Trong khi đó, tỷ trọng nguồn nhân lực đã đào tạo qua trình độ đại học tăng mạnh từ 76% lên 87%

Đại học & Trên đại học, 87% Khác, 5%

Cao đẳng & Trung cấp, 8%

Hình 2.4: Cơ cấu trình độ chun mơn của nguồn nhân lực ACB.

(Nguồn: các báo cáo thường niên của ACB năm 2009)

Tính đến hết năm 2009, thì hầu hết đội ngũ nhân viên của ACB đều được đào tạo qua các bậc đại học tại các trường đại học trên cả nước trong đó chủ yếu là trường Đại Học Ngân Hàng và trường Đại Học Kinh Tế. Với đặc điểm của tuổi trẻ là năng động, sáng tạo và có sức bật cao, đây là một lợi thế rất lớn của ACB nhưng cũng là một thách thức khơng nhỏ vì nghề ngân hàng là một ngành kinh doanh có đặt thù cao, địi hỏi đội ngũ nhân sự có trình độ chun mơn sâu và nhiều năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, nhược điểm này qua thời gian sẽ được khắc phục.

Ngồi kiến thức chun mơn được đào tạo cơ bản ở trường đại học, tất cả các nhân viên nghiệp vụ khi vào làm việc tại ACB đều được tham gia các khóa đào tạo về nghiệp vụ tùy từng vị trí và chức danh, từ cấp quản lý đến nhân viên tại trung tâm đào tạo trực thuộc ACB, do đội ngũ các giảng viên là những người công tác lâu năm tại ACB, bên cạnh được đào tại về nghiệp vụ, nhân viên còn được đào tạo các khóa

chuyên đề và các khóa kỹ năng để bổ trợ cho công việc tác nghiệp hàng ngày. Bên cạnh đó ACB cũng thường xuyên liên kết với các trường đại học trên cả nước tổ chức ngày hội nghề nghiệp nhằm giới thiệu hình ảnh ngân hàng đến với đối tượng sinh viên học sinh, qua đó tìm kiếm những sinh viên có học lực khá giỏi nhằm tuyển dụng để đáp ứng nhu cầu nhân sự cho việc mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng.

Nhược điểm của nguồn nhân lực ACB là trình độ am hiểu sâu về các kiến thức và sản phẩm tài chính cao cấp (như các cơng cụ phái sinh, các kiến thức và thực tiễn về quản trị rủi ro) còn nhiều bất cập. Đây cũng là một trong những hạn chế chung của nguồn nhân lực ngành ngân hàng Việt Nam.

Trình độ quản lý của đội ngũ quản lý cấp trung và cấp cao của ACB cũng còn một số điểm cần phải bàn. Vấn đề nhận thức về cạnh tranh cũng chưa thấu đáo, vẫn còn tâm lý “thờ ơ” và “bình chân như vại” trước diễn biến phức tạp của tình hình cạnh tranh rất khốc liệt ở hiện tại và trong tương lai. Việc am hiểu thấu đáo, tường tận những sản phẩm của đối thủ, khả năng cập nhật kiến thức, thông tin mới và phát huy vai trò quản lý còn nhiều hạn chế.

Chất lượng nguồn nhân lực có tính chất quyết định hiệu quả việc khai thác các nguồn lực về vốn và cơng nghệ, do đó có thể xem chất lượng nguồn nhân lực quyết định đối với việc tạo ra, duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh của ngân hàng. Những mặt bất cập về chất lượng nguồn nhân lực hiện tại của ACB nếu không được giải quyết sẽ là một bất lợi lớn của ACB trong quá trình hội nhập trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu đến năm 2020 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)