Tiềm lực tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu đến năm 2020 (Trang 37 - 46)

2.2 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP

2.2.2 Tiềm lực tài chính

2.2.2.1. Vốn tự có.

Năng lực tài chính của ngân hàng được thể hiện ngay chỉ tiêu đầu tiên là quy mơ về vốn tự có. Quy mơ về vốn pháp định của các tổ chức tín dụng được chính phủ quy định tại nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006, theo đó các NHTMCP phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là 1.000 tỷ đồng chậm nhất là vào ngày 31/12/2008 và phải đạt mức tối thiểu là 3.000 tỷ đồng vào ngày 31/12/2010. Trong báo cáo đại hội thường niên năm 2010 thì vào thời điểm 31/12/2009, mức vốn điều lệ của

ACB đã đạt được là 7.814 tỷ đồng, tăng 1.458 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2008.

Trong năm 2010 ACB dự kiến sẽ phát hành thêm 1.562 tỷ đồng cổ phiếu để nâng mức vốn điều lệ đến cuối năm 2010 là 9.377 tỷ đồng với các lý do sau:

+ Mức vốn điều lệ hiện tại còn quá khiêm tốn so với các ngân hàng thương mại nhà nước, mức vốn này đang ngày càng nhỏ đi tương đối so với một số NHTMCP đang ráo riết tăng cường năng lực tài chính bên cạnh đó ngày càng có nhiều ngân hàng 100% vốn nước ngoài mạnh về vốn đang gia nhập thị trường.

+ Trong xu hướng các NHTW tăng cường giám sát ngân hàng sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu từ mùa thu năm 2008, chắc chắn tại Việt Nam việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng và xác định các chỉ số an tồn tài chính sẽ ngày càng được quy định chặt chẽ hơn, tiến đến phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Khi đó vốn điều lệ và vốn tự có sẽ là các thành tố đảm bảo tuân thủ theo chuẩn mực quốc tế. Ngoài ra, theo đánh giá của các chuyên viên kinh tế thì sức mạnh về vốn của ACB chưa theo kịp với đà tăng trưởng của chính mình.

Như vậy ACB đã đáp ứng được quy định về mức vốn điều lệ theo qui định của nghị định 141. Hội đồng quản trị và ban điều hành của ngân hàng ACB đã rất ý thức được tầm quan trọng của việc tăng vốn tự có và vốn điều lệ là cần thiết để nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo tỷ lệ an tồn vốn khi tăng trưởng tài sản có và cải thiện định mức tín nhiệm, cải thiện năng lực cạnh tranh của ngân hàng trước sức ép hội nhập kinh tế quốc tế.

Bảng 2.1: Vốn chủ sở hữu của một số ngân hàng TMCP.

Đơn vị: tỷ đồng

Ngân hàng Á CHÂU ĐÔNG Á XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG TÍN SÀI GỊN PHƯƠNG NAM KỸ THƯƠNG NGOẠI THƯƠNG 2007 6,258 3,229 6,295 7,181 2,378 2,166 3,573 13,528 2008 7,766 3,515 12,844 7,638 2,809 2,383 5,615 13,790 2009 8,768 4,133 13,353 10,289 4,584 2,936 7,324 16,710

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo thường niên của ACB và các ngân hàng TMCP qua các năm) Qua bảng trên cho thấy mức vốn chủ sở hữu của ACB năm 2009 là 8.768 tỷ đồng, nằm trong top 5 ngân hàng TMCP có quy mơ lớn nhất Việt Nam và đang có kế hoạch

tăng thêm theo kết quả lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hàng năm.

Có thể nói quy mơ vốn chủ sở hữu là tấm điệm để đảm bảo cho ngân hàng tăng cường khả năng chống đỡ trước những rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Với quy mô vốn chủ sở hữu càng cao thì khả năng chống đỡ của ngân hàng sẽ cao hơn nếu xảy ra những biến cố về tài chính khơng lường trước được xuất hiện trong nền kinh tế. Điều này càng có ý nghĩa hơn trong mơi trường kinh doanh có nhiều biến động phức tạp, không dự báo trước được, nhất là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế càng lúc càng gia tăng trong bối cảnh hội nhập, tồn cầu hố kinh tế mỗi lúc thêm sâu rộng. Theo lý thuyết chung, vốn tự có thấp dẫn đến hạn chế rất lớn khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh bởi giới hạn cho vay tối đa đối với một khách hàng, hạn chế trong việc mở rộng phát triển mạng lưới, địa bàn hoạt động và đổi mới thiết bị công nghệ, đặc biệt là hệ thống thanh tốn, chi phí hoạt động tăng và kết quả tất yếu là mức độ cạnh tranh yếu, kết quả hoạt động thấp. Một khi có những thay đổi chính sách hoặc biến động bất lợi về kinh tế dễ dẫn đến khả năng suy yếu, nếu nghiêm trọng thì có thể dẫn đến mất khả năng thanh khoản, gây thiệt hại cho khách hàng, cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

Trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng cần phải đảm bảo một tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (hệ số CAR) theo quy định của Base I. Theo quy định của ngân hàng nhà nước tại quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 do thống đốc NHNN ban hành thì các NHTM Việt Nam phải ln duy trì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu là 8%, hiện nay tỷ lệ này được NHNN nâng lên là 9% trong năm 2010. Tỷ lệ này cho thấy nếu quy mơ vốn tự có của ngân hàng thấp thì càng khó mở rộng hoạt động cho vay vì nếu mở rộng hoạt động cho vay thì tỷ lệ an tồn tối thiểu sẽ có khả năng khơng đạt 9% như quy định và sẽ đối mặt với những nguy cơ rủi ro lớn hơn.

Ý thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, ACB ln duy trì hệ số CAR đạt trên mức tối thiểu quy định, hiện nay theo số liệu đến 31/12/2009 thì tỷ lệ an toàn vốn của ACB đạt 9,37%.

Bảng 2.2: Hệ số an toàn vốn (CAR) của một số ngân hàng TMCP

Đơn vị: % Ngân hàng Á CHÂU ĐƠNG Á XUẤT NHẬP

KHẨU THƯƠNG TÍN SÀI GÒN PHƯƠNG NAM KỸ THƯƠNG NGOẠI THƯƠNG 2007 16,19 14,36 27,12 11,07 14,99 19,5 14,3 9,2 2008 12,44 13,46 45,89 12,16 9,91 20,8 13,99 8,9 2009 9,73 12,13 26,87 11,41 11,54 15,1 9,6 8,1

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo thường niên của ACB và các ngân hàng TMCP qua các năm)

2.2.2.2. Chất lượng tài sản có.

Chất lượng tài sản có thể hiện trước hết qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu của ACB trong nhiều năm liền chưa bao giờ vượt quá 1%. Phần lớn các khoản nợ quá hạn đều có khả năng thu hồi được do được đảm bảo bằng tài sản có tính khả mại cao và chủ yếu là bất động sản.

Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn của ACB và một số ngân hàng TMCP

Đơn vị: % Ngân hàng Á CHÂU ĐÔNG Á XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG TÍN SÀI GỊN PHƯƠNG NAM KỸ THƯƠNG NGOẠI THƯƠNG 2007 0,8 0,45 0,88 0,39 0,34 1,84 1,66 2,66 2008 0,9 2,54 4,71 0,99 1,25 2,31 2,56 4,61 2009 0,4 1,99 1,82 0,88 1,28 2,33 2,4 2,47

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo thường niên của ACB và các ngân hàng TMCP qua các năm) Đến thời điểm 31/12/2008 thì tổng dư nợ quá hạn của toàn hệ thống ACB là 707.616 triệu đồng (trong đó dư nợ xấu là 308.714 triệu đồng), chiếm tỷ lệ 0,9% trên tổng dư nợ. Sang năm 2009 thì tổng dư nợ quá hạn của ACB giảm xuống là 618.564 triệu đồng ( trong đó nợ xấu là 254.680 triệu đồng) trong khi dư nợ cho vay tăng từ 34.125.084 năm 2008 lên 61.739.414 triệu đồng làm cho tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 0,4%, tốt hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt ra là duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 1,2% mà ACB đặt ra từ đầu năm 2009.

Các con số này được tính tốn trên cơ sở quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 của thống đốc NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007 về

việc sửa đổi và bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005. Kết quả trên phù hợp với kết quả của kiểm toán quốc tế độc lập do cơng ty kiểm tốn PricewaterhouseCoopers Việt Nam kiểm tốn báo cáo tài chính năm 2009 của ACB.

Trong thời gian qua ACB đã có nhiều cố gắng, nổ lực trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy nhanh tốc độ xử lý tài sản đảm bảo nợ xấu tồn đọng, tận thu từ khách hàng. Đây cũng là năm thứ 5 liên tiếp tỷ lệ này ở dưới mức 1% mặc dù thị trường có những lúc có những thay đổi khơng thuận lợi và tốc độ tăng trưởng tín dụng trên hai con số. Như vậy chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của ACB tiếp tục được khẳng định. Qua số liệu nợ quá hạn từ bảng trên cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn của ACB luôn thấp hơn mức do HĐQT giao và thấp hơn nhiều so với các ngân hàng TMCP trong top 10 ngân hàng có quy mơ lớn nhất Việt Nam

Cũng giống như các NHTM Việt Nam thì tỷ trọng khoản mục dư nợ tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản có của ngân hàng.

Bảng 2.4: Tỷ trọng dư nợ tín dụng trong tổng tài sản có của ACB và một số

ngân hàng TMCP. Đơn vị:%.

Ngân hàng Á CHÂU ĐÔNG Á XUẤT NHẬP

KHẨU THƯƠNG TÍN SÀI GỊN PHƯƠNG NAM KỸ THƯƠNG NGOẠI THƯƠNG 2007 37,44 64,70 54,70 54,80 71,40 34,00 50,47 48,34 2008 33,08 61,24 44,00 50,00 60,00 46,00 43,80 48,90 2009 37,15 82,30 54,40 56,00 57,50 55,80 44,90 55,43

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo thường niên của ACB và các ngân hàng TMCP qua các năm) Tỷ trọng của dư nợ tín dụng ln chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản có của ngân hàng tỷ lệ này lần lượt qua ba năm 2007 là 37,5%, 2008 là 33%, và 2009 là 37%. Tỷ lệ này được giữ mức ổn định qua các năm nhưng vẫn còn thấp hơn so với một số ngân hàng TMCP thuộc nhóm 10 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam điều này lý giải cho việc ACB có khả năng thanh khoản rất tốt dù trong hồn cảnh thị trường có nhiều biến động khó lường trước được như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong quý II năm 2008.

Theo quyết định số 493, hạn chót đến ngày 22/04/2008, các ngân hàng TMCP phải hồn tất và đưa vào sử dụng hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân

loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng. Đến quý II/2008 thì ACB đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng chính thức chương trình xếp hạng tín dụng nội bộ, song song bên cạnh đó ACB cịn sử dụng thêm dịch vụ đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp được cung cấp bởi Trung tâm thơng tin tín dụng trực thuộc NHNN (CIC). Nhìn chung chất lượng dịch vụ cung cấp của CIC trong những năm trở lại đây đã cải thiện đáng kể về hình thức hỏi tin cũng như thời gian cung cấp thông tin đến khách hàng, cung cấp thơng tin ngày càng chính xác đã giúp nhiều cho ACB trong quá trình thẩm định, ra quyết định cho vay và phịng ngừa rủi ro tín dụng một cách hiệu quả.

Hiện nay ACB đã đưa vào sử dụng chương trình phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng tự động, đây là một trong những bước tiến để cơng tác quản lý tín dụng được hiệu quả hơn, phát hiện kịp thời và đầy đủ những khoản nợ quá hạn tránh những sai sót như trước kia.

Từ những ngày đầu thành lập thì chiến lược phát triển của ACB tập trung chủ yếu vào mảng bán lẻ, phấn đấu là ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam. Chính vì vậy phân khúc thị trường khách hàng của ACB chủ yếu là khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

Năm 2008 36.61% Năm 2009 54,97% Năm 2007 39.69%

Hình 2.2: Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổng dư nợ cho vay

(Nguồn: báo cáo thường niên của ACB qua các năm 2007 - 2009)

Với định hướng phát triển là một ngân hàng thương mại bán lẻ tốt nhất, xác định phân khúc thị trường là các cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngay từ đầu nên ACB đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu cho phân khúc thị trường bán lẻ, điều đó được thể hiện tỷ lệ dư nợ tín dụng cho đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong 3 năm 2007 là 39,69%, năm 2008 là 36,61%, và năm 2009 là 54,97% luôn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ACB.

Bảng 2.5: Tỷ trọng thu nhập có nguồn gốc tín dụng của ACB và một số ngân

hàng TMCP. Đơn vị: %

Ngân hàng Á CHÂU ĐÔNG Á XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG TÍN SÀI GỊN PHƯƠNG NAM KỸ THƯƠNG NGOẠI THƯƠNG 2007 43,00 60,00 67,00 49,00 64,00 71,80 76,09 65,50 2008 21,07 60,00 70,00 43,00 83,00 51,00 53,40 73,68 2009 23,60 76,00 77,00 59,00 78,00 54,24 63,80 70,00

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo thường niên của ACB và các ngân hàng TMCP qua các năm) So với các ngân hàng thương mại khác thì các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống cịn chiếm nhiều ưu thế, dư nợ tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản có sinh lời của ngân hàng nên thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng thu nhập của ngân hàng. Là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam, ACB đang ngày càng cải thiện cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng ngày một đa dạng hơn khi tính đến ngày 31/12/2009 thì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm >20%, hoạt động dịch vụ chiếm xấp xỉ 26% và hoạt động kinh doanh vốn, vàng và ngoại hối chiếm 37% trên tổng lợi nhuận trước thuế của ACB.

2.2.2.3. Lợi nhuận:

Mức độ sinh lời bình quân sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) trong 3 năm từ 2007 đến 2009 của ACB được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.6: ROE của ACB và một số ngân hàng TMCP.

Đơn vị: %

Ngân hàng Á CHÂU ĐÔNG Á XUẤT NHẬP

KHẨU THƯƠNG TÍN SÀI GỊN PHƯƠNG NAM KỸ THƯƠNG NGOẠI THƯƠNG 2007 53,80 13,96 11,25 25,64 32,38 11,68 22,98 21,20 2008 36,70 20,00 7,43 13,14 22,75 5,15 25,87 18,03 2009 31,80 19,00 8,65 16,56 10,50 9,33 30,76 25,58

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo thường niên của ACB và các ngân hàng TMCP qua các năm) Bảng số liệu trên phản ánh chỉ tiêu ROE của ACB qua 3 năm tương đối cao và cao hơn mức trung bình ngành. Cụ thể ROE năm 2009 của ACB đạt 31,8% cao hơn cam kết lâu dài của ACB đối với các cổ đông là không dưới 27% và cao hơn so với các ngân hàng TMCP khác.

2,127 2,561 2,838 0 1,000 2,000 3,000 2007 2008 2009

Hình 2.3: Kết quả kinh doanh của ACB

(Nguồn: báo cáo thường niên của ACB qua các năm)

Qua các bảng trên biểu trên cho thấy, hoạt động kinh doanh của ACB trong các năm gần đây đã có những bước tiến rõ nét, lợi nhuận trước thuế qua các năm đều tăng cả về quy mô lẫn tốc độ.

Bảng 2.7: ROA của ACB và một số ngân hàng TMCP Đơn vị: %

Ngân hàng Á CHÂU ĐÔNG Á XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG TÍN SÀI GỊN PHƯƠNG NAM KỸ THƯƠNG NGOẠI THƯƠNG 2007 3,30 1,68 1,78 2,91 2,12 1,48 1,99 1,44 2008 2,60 1,73 1,74 1,49 2,06 0,66 2,28 1,17 2009 2,10 1,87 1,99 1,79 0,95 0,88 2,40 1,64

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo thường niên của ACB và các ngân hàng TMCP qua các năm) Đây là những thành quả đáng khích lệ, phản ánh được nổ lực cạnh tranh của ACB vươn lên một tầm cao mới trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập sâu rộng. Tỷ lệ trên là kết quả tích cực, đáng khích lệ trong các năm gần đây của ACB, là dấu hiệu phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng từng bước được nâng cao, rõ ràng đây là kết quả rất đáng ghi nhận và tự hào của ACB . Xong mức độ bền vững của các chỉ tiêu này còn đến đâu trong tương lai còn phụ thuộc rất nhiều vào việc ACB tiếp tục đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình như thế nào.

2.2.2.4. Thanh khoản.

Bảng 2.8: Tỷ lệ khả năng chi trả của ACB tại thời điểm 30/09/2010

STT Chỉ tiêu Số liệu Quy định tối thiểu 1 Tỷ lệ về khả năng chi trả thực tế ngày hôm sau 415% >= 100% 2 Tỷ lệ về khả năng chi trả thực tế trong 7 ngày

tiếp theo

253% >= 100%

3 Tỷ lệ khả năng chi trả thực tế trong 1 tháng tiếp theo

124% >= 100%

Theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành “Quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng” quy định về khả năng chi trả và qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu đến năm 2020 (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)