Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dầu khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí việt nam (Trang 30 - 35)

2.1 Khái quát chung về các doanh nghiệp dầu khíViệt Nam

2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dầu khí

Với vai trị quan trọng của dầu khí trong nền kinh tế, các DNDK thuộc tập đồn dầu khí Việt Nam là những doanh nghiệp mũi nhọn mạnh nhất của nền kinh tế Việt Nam với các đặc điểm chung sau:

Vốn đầu tư lớn: Dầu khí là loại khống sản nằm sâu trong lịng đất được hình thành

từ các trầm tích hàng ngàn năm trước nên việc thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên này đòi hỏi chi phí lớn.

Cơng nghệ hiện đại: Ngành thăm dị khai thác dầu khí là ngành khai thác khống sản nằm sâu trong lịng đất được hình thành từ các trầm tích hàng ngàn năm trước

nên việc thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên này đòi hỏi phải dùng cơng nghệ hiện đại, chi phí đầu tư lớn hơn so với các ngành cơng nghiệp khác.

Tính rủi ro cao: tìm kiếm dầu khí chứa đựng yếu tố rủi ro cao, tức là yếu tố thành

công thấp. Con người ngày càng nâng cao, hiện đại hoá các phương tiện để tìm kiếm nguồn dầu. Với chiều sâu giếng khoan từ 4000m đến 5000m thì chi phí một giếng khoan vào khoảng 35 triệu đến 45 triệu USD và có thể cao hơn nữa tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của cấu tạo địa chất. Để đánh giá và lập sơ đồ cơng nghệ mỏ có khi phải khoan nhiều giếng khoan thăm dò trong cùng một cấu tạo địa chất và xác suất các giếng khoan thấy dầu không cao, thông lệ quốc tế khoảng 30%, tức là có nhiều rủi ro.

Lợi nhuận cao: Dầu khí là tài ngun khống sản nằm sâu trong lòng đất nên để

khai thác nguồn tài nguyên này địi hỏi chi phí rất lớn nhưng bù lại nếu có phát hiện thương mại dầu khí thì lợi nhuận thu được rất cao, đời mỏ khai thác thường kéo dài từ 20-25 năm tuỳ theo cấu tạo mỏ trong khi chỉ mất 2-3 năm đầu là có thể thu hồi đủ vốn đầu tư cho giai đoạn thăm dị và phát hiện mỏ.

Tài ngun dầu khí khơng được tái tạo: Tài ngun khống sản của ngành cơng

nghiệp mỏ sẽ bị cạn kiệt dần cùng với quá trình khai thác vì tài ngun khống sản là loại tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo như các tài nguyên khác.

Với quy luật này, chủ thể quản lý kinh tế nhà nước phải xác định tài nguyên khoáng sản như là một trong những tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc về sở hữu toàn dân và Nhà nước là người có thẩm quyền đương nhiên tuyệt đối về quản lý tài nguyên

khoáng sản. Nhà nước phải hướng các doanh nghiệp, các tổ chức khai thác có hiệu quả, để họ sử dụng hợp lý nguồn tài ngun khống sản có hạn của quốc gia bằng cách ban hành và giám sát thi hành các luật về tài ngun khống sản và mơi trường. Hiện nay, Quốc hội đã thông qua và Nhà nước ban hành một số luật như: luật dầu

khí, luật tài nguyên nước, Luật bảo vệ môi trường…

Cung cấp nguồn năng lượng nhằm thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển: ngành

thăm dị và khai thác dầu khí phát triển thúc đẩy các ngành vận chuyển, gang thép,

càng phát triển thì nhu cầu năng lượng nói chung và dầu khí nói riêng ngày càng tăng.

Với những đặc điểm chung trên, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh

vực thăm dị và khai thác dầu khí, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên

quan đến dầu khí như đóng tàu, dàn khoan, phân bón, dịch vụ cảng,… có các đặc điểm riêng sau:

Quy mô vốn lớn: để hoạt động trong lĩnh vực dầu khí các doanh nghiệp đều phải có

một lượng vốn lớn nhất định, trên cả trăm nghìn tỷ đồng. Dầu khí là tài ngun

khống sản quốc gia, là một trong những tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc về sở hữu toàn dân và Nhà nước là người đứng đầu quản lý do vậy hầu hết nguồn vốn kinh

doanh đều do Nhà nước bỏ ra và nắm giữ, một số cơng ty con dầu khí Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, một số công ty con dầu khí được cổ phần hố nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, một số DNDK liên doanh nhà nước nắm giữ trên 50% vốn

điều lệ.

Các cơng nghệ dùng trong hoạt động dầu khí là những cơng nghệ hiện đại, chi phí đầu tư lớn, cũng có nghĩa là nguồn vốn bỏ ra ban đầu rất lớn.

Hoạt động đa dạng nhiều lĩnh vực: ngoài hoạt động chính là nghiên cứu thăm dị,

khai thác, chế biến, tàng trữ, vận chuyển dầu khí, làm dịch vụ về dầu khí các hoạt

động kèm theo như Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầu khí, sản phẩm dầu khí, hóa

dầu; Kinh doanh, phân phối các sản phẩm dầu, khí, các ngun liệu hóa phẩm dầu khí; Khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác, sửa chữa các cơng trình, phương tiện phục vụ dầu khí, dân dụng; Đầu tư mua sắm, quản lý và cho thuê Giàn khoan biển và

đất liền; Đầu tư mua sắm và cho thuê phương tiện, thiết bị, công nghệ phục vụ ngành

cơng nghiệp thăm dị và khai thác dầu khí; Đầu tư mua sắm và cho thuê phương tiện, thiết bị phục vụ ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm dầu khí; Cung cấp dịch vụ hỗ trợ khai thác, sản xuất dầu thơ và khí thiên nhiên; Dịch vụ nhập khẩu ủy thác thiết bị, vật tư, phương tiện phục vụ công nghiệp sản xuất, khai thác và chế biến dầu khí; Tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp vào các dự án trong và ngồi ngành dầu khí, điện lực, năng lượng thơng qua các hình thức liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, phát hành trái phiếu; Dịch vụ tư vấn giới thiệu lựa chọn nhà sản

xuất cung cấp tất cả các loại phương tiện thiết bị trong ngành dầu khí; Dịch vụ tư vấn, soạn thảo, hỗ trợ chủ đầu tư, nhà thầu dầu khí đàm phán các hợp đồng khai thác dầu khí, hợp đồng phân chia sản phẩm, hợp đồng cung cấp thiết bị - công nghệ, hợp

đồng thuê, cho thuê phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí; Hoạt động tài chính,

chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm; Đào tạo, cung ứng nhân lực dầu khí, xuất khẩu

lao động…

Đội ngũ cán bộ đơng đảo: tính đến thời điểm này, các DNDK có khoảng 26.000 cán

bộ, trong đó gần 10.450 cán bộ tại bộ máy điều hành với trên 70% có trình độ đại

học và trên đại học.

2.1.3. Quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí.

Lý do chính để tiến hành quản trị rủi ro tài chính là những quan ngại có liên quan

đến độ bất ổn của lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hoá và giá cổ phiếu trong hoạt động

kinh doanh của các công ty và các định chế tài chính. Các cơng ty có xu hướng chấp nhận rủi ro trong nội bộ ngành mà công ty đang hoạt động và mong muốn né tránh

được rủi ro từ các yếu tố ngoại sinh. Một vài công ty bắt đầu tiến hành quản trị rủi ro

do nhìn vào gương của một số cơng ty khác không làm như thế, và họ cũng gặp phải những thất bại khá đau buồn.

Trong các kiến thức tài chính doanh nghiệp hiện đại, trong thế giới của Modigliani- Miller (MM), khơng có thuế và chi phí giao dịch, khơng phải tốn kém chi phí để nhận thơng tin và ln có sẵn cho mọi người, thì các quyết định tài chính khơng làm tăng giá trị của cổ đơng. Các quyết định tài chính, chẳng hạn như cơng ty nên phát hành bao nhiêu nợ, công ty chi trả cổ tức như thế nào hoặc là công ty phải đương đầu với rủi ro ra sao hiếm khi xác định chiếc bánh giá trị của công ty được cắt như thế nào. Quy mô của chiếc bánh được quyết định bởi đầu tư của công ty vào tài sản, là nhân tố quyết định giá trị của cổ đông. MM tranh luận rằng về lý thuyết, các cổ đơng có thể thực hiện tốt các giao dịch tài chính giống như cơng ty bằng cách mua hoặc bán cổ phiếu và trái phiếu trong danh mục đầu tư cá nhân của họ. Quản trị rủi ro

cũng là một quyết định tài chính. Như vậy quản trị rủi ro, về lý thuyết, có thể được các cổ đông thực hiện bằng cách điều chỉnh danh mục đầu tư cá nhân của họ, cho

Lập luận này đã bỏ qua một sự thật là, hầu hết các công ty quản trị rủi ro có hiệu quả và với chi phí thấp hơn so với chính bản thân cổ đơng. Các cơng ty sẽ nhận được

những lợi ích từ công việc quản trị rủi ro nếu thu nhập của công ty dao động xoay quanh khung chịu thuế thu nhập. Với một hệ thống thuế luỹ tiến, cơng ty có thể tính tốn để có một kết thúc với mức thuế thấp hơn bằng cách ổn định thu nhập của cơng ty.

Quản trị rủi ro tài chính cũng có thể làm giảm xác suất phá sản và làm giảm chi phí kiệt quệ tài chính, vốn là một tiến trình rất tốn kém mà trong đó chi phí pháp lý trở thành một thành phần đáng kể tác động lên giá trị công ty. Các giám đốc tiến hành quản trị rủi ro còn là do quyền lợi của họ gắn liền với thành quả cơng ty, nói trắng ra là họ quản lý rủi ro cho chính họ. Hình 2.1 cho chúng ta thấy rằng bằng cách làm giảm độ biến động, quản trị rủi ro sẽ làm giảm xác suất mà công ty phải đối mặt với khả năng kiệt quệ tài chính và làm tăng các chi phí kèm theo như chi phí phá sản trực tiếp và gián tiếp.

Hình 2.1 Phịng ngừa rủi ro và kiệt quệ tài chính.

Thu nhập Xác suất đương đầu

với kiệt quệ tài chính

Cơng ty khơng phịng ngừa rủi ro

Phân phối sau khi quản trị rủi ro Xác suất đương đầu

với kiệt quệ tài chính

Cơng ty phịng ngừa rủi ro

Thu nhập

Phân phối vốn có

Các cơng ty khi sắp rơi vào tình trạng phá sản sẽ nhận thấy là họ ít có động cơ đầu tư vào các dự án cho dù các dự án này có hấp dẫn đến cỡ nào đi chăng nữa. Lý do là những dự án như thế chỉ có lợi cho các chủ nợ của cơng ty vì chúng chỉ làm gia tăng các cơ hội để thanh toán cho các chủ nợ mà thôi. Trường hợp này được gọi là đầu tư “lệch lạc” và được phân tích kỹ càng hơn trong các sách về tài chính doanh nghiệp. Quản trị rủi ro tài chính giúp tránh rơi vào tình cảnh giống như vậy và như thế sẽ làm gia tăng cơ hội cho các công ty sẽ luôn luôn đầu tư vào các dự án hấp dẫn mà những dự án này tính trên tổng thể sẽ tốt hơn cho xã hội và nền kinh tế.

Cần phải lưu ý là bản thân việc giảm rủi ro khơng là lý lẽ hồn hảo để lý giải về việc tại sao công ty phải phịng ngừa và quản trị rủi ro. Các cơng ty nào chấp nhận rủi ro thấp hơn, thì trong dài hạn họ sẽ nhận được tỷ suất sinh lợi thấp hơn. Hơn nữa, nếu như các cổ đông của họ thực sự muốn rủi ro thấp hơn, họ có thể dễ dàng điều chỉnh lại các danh mục đầu tư của họ bằng cách thay thế các chứng khoán rủi ro cao bằng chứng khoán rủi ro thấp. Quản trị rủi ro tài chính phải tạo ra giá trị cho cổ đông, tức là làm ra cho họ những gì mà bản thân cổ đơng khơng thể tự mình làm được.

Là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, các DNDK khơng nằm ngồi sự ảnh hưởng biến động của lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hoá và giá cổ phiếu. Do vậy các

DNDK nên tiến hành quản trị rủi ro tài chính để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh

doanh của mình lên cao nữa. Hiện nay các cơng ty dầu khí đều do Nhà nước nắm giữ nguồn vốn là chủ yếu tương ứng với quyền kiểm sốt cao nhất do đó việc nhận diện, phân tích và xây dựng một chương trình quản trị rủi ro là cần thiết.

Nói tóm lại thì quản trị rủi ro tài chính sẽ làm giảm thiểu được khả năng phá sản vốn rất tốn kém, tiết kiệm được tiền thuế, và tạo điều kiện dễ dàng cho công ty đầu tư

vào các dự án có lời và bằng những lợi ích nhận được như thế, rõ ràng là giá trị sẽ tạo ra cho các cổ đông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí việt nam (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)