Phần Chính phủ được hưởng cuối cùng Tổng doanh thu dầu khí
Chi phí dầu thu hồi Dầu chia lãi
Phần nhà thầu được chia Trừ thuế (Trên tổng dầu lãi)
Phần cuối cùng nhà thầu được đem
Phần dầu của Chính phủ (Pertamina) Cộng thêm thuế thu được
từ nhà thầu
Sơ đồ trên thể hiện mơ hình phân chia cơ bản đối với sản phẩm dầu, đồng thời là mơ hình về phương pháp xây dựng chế độ thu đối với dầu khí theo cách tính ngược trên cơ sở tỷ lệ ăn chia nhất định. Theo cách tính này, trong các hợp đồng phân chia sản
phẩm Chính phủ Indonesia ký với các nhà thầu khí thì tồn bộ phần của Chính phủ
được hưởng từ các loại thuế và các khoản thu khác là 85%, phần được chia của nhà
thầu mang về là 15%. Tỷ lệ này đối với khí là 65% và 35% , mặc dù tiềm năng khí của Indonesia rất lớn nhưng rủi ro về tiêu thụ khí cao hơn dầu thô nên tỷ lệ dành cho nhà thầu/nhà đầu tư khai thác khí vì thế cao hơn.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, Indonesia có quan điểm cải cách toàn diện nền kinh tế, trong đó có việc xem xét và cải cách tồn ngành cơng nghiệp dầu khí nhằm tiến tới tự do hoá thị trường hơn nữa, xoá bỏ bao cấp và độc quyền trong các lĩnh vực trong đó có ngành cơng nghiệp dầu khí gồm từ khâu thăm dị, khai thác, chế biến và dịch vụ dầu khí. Đảm bảo khắc phục được một loạt các vấn đề như: sự độc quyền, kinh doanh lãng phí, trợ giá vì mục đích xã hội q nặng, khơng tạo được các
điều kiện cho các công ty trong nước độc lập nâng tính tự lực, nâng cao khả năng về
vốn và cạnh tranh. Các quy định về thuế và phí gây ra những khó khăn khi thực hiện, Chính phủ nước này đã đưa ra dự thảo Luật dầu khí mới và đã được Quốc hội nước này thông qua.
Trong thời gian qua để làm đảo ngược tình trạng sản lượng dầu khí khai thác và các dịch vụ kèm theo suy giảm, Chính phủ Indonesia đã đưa ra rất nhiều chính sách ưu
đãi, khuyến khích đối với các nhà thầu thăm dị, khai thác dầu khí và các dịch vụ
kèm theo bao gồm các biện pháp về kinh tế, tài chính, thuế được ban hành theo từng nhóm và được gọi là ưu đãi cả gói.
2.2.2.3. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính
trong các DNDK Indonesia.
Để đối phó với tình trạng sản lượng khai thác dầu khí của Indonesia liên tục tụt dốc.
Năm 1996, sản lượng trung bình ở mức trên 1 triệu thùng/ngày và tiếp tục giảm mạnh xuống mức ít hơn 964.000 thùng/ngày vào năm 2007. Trong quí 1/2008, sản lượng trung bình là 976.000 thùng ngày, sang tháng 4/2008 giữ ở mức 979.000
thùng/ngày. Indonesia đã đưa ra nhiều biện pháp để khuyến khích nhà đầu tư trong việc thăm dị, khai thác và dịch vụ dầu khí.
Một thách thức lớn khác đối với ngành công nghiệp dầu khí Indonesia là nâng cao hiệu quả, hoặc, nếu các nhà cơng nghiệp dầu khí cho rằng họ vẫn hoạt động có hiệu
quả thì họ cần làm thay đổi nhận thức trong công chúng rằng đây là một ngành kém hiệu quả.
Mặc khác với sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu, Chính phủ
Indonesia cho rằng tuy không ảnh hưởng trực tiếp nhưng gián tiếp các cơng ty dầu khí của Indonesia vẫn cần phải thực hiện một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt
động hơn nữa. Chẳng hạn, Các cơng ty dầu khí phải ln đầu tư, mở rộng hoạt động
khai thác nhằm hạn chế tình trạng suy giảm sản lượng khai thác, vì tình trạng khan hiếm dầu mỏ dẫn đến tăng giá xăng, gây nên sự biến động giá và ảnh hưởng đến các ngành khác.
Hiện nay, trong tháng 8/2009 với chỉ số lạm phát nền kinh tế là 11.85%, Bộ tài chính và ngân hàng trung ương Indonesia đã tăng lãi suất cơ bản lên 9,25% nhằm kiềm chế lạm phát sẽ tăng trong thời gian tới, điều này ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các DNDK Indonesia nói riêng. Chính phủ Indonesia sẽ giảm phát hành trái phiếu trong năm để đảm bảo lượng tiền mặt ở thị
trường nội địa.
2.2.3. Cơng ty dầu khí British Petroleum (BP)
BP là cơng ty đa quốc gia đã có gần 100 năm phát triển, kinh doanh nguồn năng lượng lớn thứ 3 trên thế giới chủ yếu trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu và khí thiên nhiên, là cơng ty tiếp thị và bán các sản phẩm dầu khí lớn nhất thế giới. BP thuộc loại công ty đại chúng được niêm yết tại sàn giao dịch chứng khốn Ln Đơn. Tổng doanh thu năm 2008 của tồn cơng ty đạt $365,7 tỷ, trong đó lợi nhuận kinh doanh đạt $35,239 tỷ, và lợi nhuận ròng là $21,666 tỷ. Mặc dù nhiều sự cố do thời tiết xấu đã làm đình trệ một số nhà máy lọc dầu trong việc khai thác tại các mỏ lớn của BP, nhưng kết quả kinh doanh năm 2008 công ty vẫn đạt được những thành công
đáng kể, lợi nhuận trước thuế và lãi ngân hàng tăng 39% so với năm 2007, chủ yếu
nhờ vào giá dầu cao trong năm 2008.
Trong lĩnh vực hoạt động thượng nguồn BP có mặt ở 29 quốc gia với chiến lược đầu tư làm tăng sản lượng khai thác một cách hiệu quả thông qua các việc làm cụ thể: + Tập trung vào việc tiếp cận, tìm kiếm và phát triển các mỏ lớn nhất thế giới. + Sử dụng công nghệ hiện đại nhằm hỗ trợ nghiên cứu và tăng sản lượng khai thác BP là công ty tiếp thị và bán các sản phẩm dầu khí lớn nhất thế giới như xăng hàng khơng, dầu nhờn động cơ và khí hố lỏng với gần 50% lợi nhuận công ty thu được từ thị trường Châu Âu. Hiện BP có 17 nhà máy lọc dầu trên khắp thế giới ở dạng cổ đơng góp vốn hoặc sở hữu với sản lượng trung bình đạt 2.155 triệu thùng/ngày, tăng
5% so với năm 2007. Lợi nhuận trước thuế và lãi ngân hàng năm 2008 là $4,2 tỷ so với năm 2007 là $2,6 tỷ.
Việc thành lập BP Finance vào năm 1985 đã nâng tiểu sử về quản trị rủi ro tài chính trong tập đồn BP lên. Sau đó, một bộ phận quản trị rủi ro được thành lập với mục tiêu là tận dụng các kinh nghiệm của công ty trong việc sử dụng các sản phẩm tài chính để quản trị rủi ro tỷ giá, lãi suất và rủi ro giá hàng hố. BP đã chứng minh rằng mình là một chun gia trong các lĩnh vực này nhưng đồng thời cũng thấy được các
cơ hội xa hơn trong việc tiếp cận có hệ thống đối với q trình quản trị các độ nhạy
cảm dài hạn và mang tính cấu trúc.
Một cách tiếp cận như vậy rõ ràng đã không hề đề cập đến vấn đề xác định những độ nhạy cảm cơ sở. Mặc dù khu vực dịch vụ tài chính rất thành thạo trong việc phát triển sản phẩm để quản trị rủi ro, nó khơng tỏ ra ln ln hữu ích trong việc cung cấp cho các giám đốc vốn các hiểu biết cần thiết để sử dụng chúng một cách có hiệu quả. Ở BP, để giải quyết những vấn đề như vậy bằng cách đặt hàng thực hiện những nghiên cứu mở rộng về rủi ro tài chính của cơng ty, sử dụng sự giúp đỡ từ bên ngoài
đối với những khía cạnh cụ thể mà những hiểu biết của cơng ty có hạn chế:
Trung tâm của việc nghiên cứu nằm trong hai nghiên cứu thực tiễn:
1. Phân tích dịng tiền quá khứ của BP, kiểm định tương quan của chúng với các
biến số tài chính chủ chốt.
2. Phân tích giá cổ phiếu của BP trong quá khứ, đồng thời kiểm định tương quan của chúng với các biến số tài chính chủ chốt.
Cùng với quá trình cung cấp các kiến thức chuyên sâu về độ nhạy cảm trong dài hạn của BP, việc so sánh hai tập hợp kết quả trên sẽ chỉ ra liệu các nhận thức của thị trường về rủi ro có phù hợp với các rủi ro dựa trên những biểu hiện gần đây.
Phân tích dịng tiền đã làm nổi bật độ nhạy cảm kỳ vọng đối với dầu thơ và giá hàng hố, nhưng chúng vẫn thấp hơn so với mong đợi. Điều đó củng cố việc sử dụng đồng USD làm đồng tiền cơ sở trong các phân tích là hợp lý. Nhưng có điều độ nhạy cảm lãi suất lại thấp hơn những gì mà cơng ty dự kiến. Hai khía cạnh quan trọng của quản trị rủi ro được rút ra trong nghiên cứu này.
1. Tương quan giữa các biến số tài chính. Trong khi có thể cơ lập, ví dụ, rủi ro
tỷ giá thuần tuý trong ngắn hạn và có thể phịng ngừa rủi ro khơng mấy khó khăn bằng cách sử dụng hợp đồng kỳ hạn hoặc quyền chọn, thì trong dài hạn, tương quan, ví dụ, giữa tỷ giá và giá dầu cần phải được quan tâm. Điều này có liên quan đến
chiến lược tài chính và thiết kế sản phẩm quản trị rủi ro.
2. Tầm quan trọng của cơ chế thuế. Một phần doanh thu của BP ở Biển Bắc
được trả cho chính phủ Anh dưới dạng tiền thuê mỏ và thuế. Phần lớn thuế suất liên
quan trực tiếp đến giá dầu. BP nhạy cảm hơn đối với cơ chế này hơn các đối thủ
cạnh tranh. Kết quả là độ nhạy cảm của BP đối với giá dầu thấp hơn những gì mà các hỗn hợp tài sản có liên quan của công ty hàm ý, phản ánh việc được bù đắp thơng
qua thuế.
Phân tích giá cổ phiếu được tiến hành bằng cách sử dụng một phương trình ước tính. Như mong đợi, thị trường chứng khốn Anh chứng tỏ là đối tượng chính định hướng hành vi của giá cổ phiếu BP trong thời kỳ được kiểm định, nhưng giá dầu và giá các sản phẩm, và tỷ giá đơla Mỹ/bảng Anh cũng có khả năng lý giải đáng quan tâm. Điều này có nghĩa là thị trường thấy có những khác biệt về BP xét theo các độ nhạy
cảm của nó với các biến số này. Về nguyên tắc, dạng thông tin này giúp thiết kế các chương trình về quan hệ với cổ đơng.
Một điểm yếu tiềm ẩn của cả hai nghiên cứu là là chúng xem xét ngược về quá khứ, trong khi đó thì các danh mục thị trường và của cơng ty thì lại ln ln ở trạng thái
động. Để khắc phục những hạn chế của cả hai nghiên cứu trên, cơng ty sử dụng các
mơ hình mơ phỏng để có thể được kiểm định và cải tiến dần theo thời gian.
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu đặt việc quản trị rủi ro của BP lên một nền tảng hợp lý hơn. Công ty luôn nhận biết những hạn chế của việc nghiên cứu, theo kinh nghiệm của bộ phận nghiên cứu trong BP, việc chính xác tuyệt đối, nếu có tồn tại, là khơng cần thiết. Nhìn chung, việc có được những chính sách ổn định và đúng đắn ở một
phạm vi rộng là đầy đủ lắm rồi.
2.2.4. Cơng ty dầu khí ConocoPhillips.
ConocoPhillips là một công ty năng lượng quốc tế đa ngành đa lĩnh vực. Đây là công ty lớn thứ 3 ở Hoa Kỳ trong thị trường năng lượng. Hiện cơng ty có khoảng 32.600
nhân viên trên tồn thế giới và ở cuối năm 2007 đã có tài sản $178.000.000.000. Cổ phiếu của công ty được niêm yết và giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán New York với mã giao dịch “COP”. Trong năm 2008, doanh thu tồn bộ các hoạt động
của cơng ty là $34.000.000.000 với một khoản lỗ ròng cuối năm 2008 là $17.000.000.000.
Hoạt động sản xuất chính của cơng ty có thể chia thành các lĩnh vực sau:
Thăm dò, khai thác và vận chuyển: khai thác và vận chuyển dầu thơ, khí đốt , chất
lỏng và khí tự nhiên ở các mỏ dầu tại một số nơi đã đầu tư trên thế giới.
Nghiên cứu và tiếp thị: đây là thị trường mua bán, vận chuyển dầu thô và các sản
phẩm dầu mỏ chủ yếu ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
Đầu tư ở Lukoil: đây là thị trường dầu mỏ mà công ty đầu tư dưới dạng cơng ty cổ
phần tại Nga.
Hố chất: đây là lĩnh vực sản xuất và thị trường hoá dầu, nhựa tại một số thị trường
trên thế giới. Trong lĩnh vực này cơng ty có tới 50% cổ phần tại công ty Chevron Phillips Chemical.
Phương châm hoạt động của cơng ty là an tồn ưu tiên hàng đầu, cam kết bảo vệ sức khoẻ và an toàn của tất cả những người tham gia trong hoạt động sản xuất kinh
doanh và các cộng đồng nơi cơng ty hoạt động. Duy trì tỷ lệ sử dụng công nghệ cao tại các nhà máy lọc dầu của công ty và giảm thiểu thời gian chết trong các lĩnh vực sản xuất để tăng giá trị của công ty cũng như gia tăng lợi nhuận. Với phương châm hoạt động trên, công ty đã thể hiện qua: thành cơng trong thăm dị và phát triển của lĩnh vực mới; mua lại các thị trường hiện có; áp dụng cơng nghệ mới và các quy trình để nâng cao thu hồi vốn từ các thị trường hiện có.
Năm 2008, các thành tựu của công ty bị ảnh hưởng đáng kể bởi cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu và sự biến động nhanh chưa từng có trên thị trường tài chính. Giá dầu tăng đến mức kỷ lục vượt quá 140USD/thùng vào tháng 7 khiến Ban giám sát tài chính của các chính phủ phải đối diện các buổi điều trần, tuy nhiên trong quý III kết thúc đó là thị trường hàng hố giảm mạnh, kích hoạt một cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng suy thối kinh tế tồn cầu. ConocoPhillips đã sớm thích nghi với những
phí; hỗ trợ, phối hợp hành động với các chính phủ trên tồn thế giới để giảm nhẹ
căng thẳng tại các thị trường tài chính; tiếp tục thực hiện chiến lược tự duy trì nhưng vẫn tiếp tục cạnh tranh với các công ty năng lượng; quản lý tài chính chặt chẽ; nâng cao hoạt động chuyên mơn; tối đa hố giá trị danh mục đầu tư thông qua chiến lược quản lý rủi ro.
ConocoPhillips và một số cơng ty con của mình ln sử dụng hợp đồng phái sinh và các công cụ phái sinh nhằm đảm bảo dòng tiền mặt và giữ cho các khoản thu nhập
biến động ít trong trường hợp có sự thay đổi giá cả, tỷ giá hoặc lãi suất trên thị
trường. Công ty sử dụng các công cụ phái sinh để quản lý các rủi ro sản xuất từ sự thay đổi giá điện, khí đốt tự nhiên, dầu thô và các sản phẩm liên quan, cũng như sự biến động về lãi suất và tỷ giá ngoại tệ.
Việc sử dụng các công cụ phái sinh của công ty được quản lý bởi “quy định văn bản” của Ban giám đốc. Ban giám đốc đưa ra quy định sử dụng sản phẩm phái sinh phải
đảm bảo khả năng thanh toán các giá trị tương đương và ngăn cấm việc sử dụng
SPPS nhằm mục đích kiếm lời. Đồng thời Ban giám đốc cũng cho phép các Giám đốc điều hành thiết lập giá trị chịu rủi ro (VAR) giới hạn cho các công ty và việc
tuân thủ này được theo dõi hằng ngày. Để tính VAR cơng ty sử dụng phương pháp mô phỏng Monte Carlo với 95% mức độ tin cậy. Tại công ty theo quyết định của
Ban giám đốc thì Tổng giám đốc điều hành quản lý các giám đốc cấp dưới, trong đó các Giám đốc tài chính giám sát rủi ro từ tỷ giá ngoại tệ và lãi suất, còn Giám đốc kinh doanh thì giám sát nguy cơ rủi ro từ giá cả hàng hoá, cả hai giám đốc này đều phải báo cáo với Tổng giám đốc điều hành.
Đối với rủi ro giá cả hàng hố: Là một cơng ty hoạt động trong ngành dầu thô, các
sản phẩm tinh chế, khí tự nhiên, chất lỏng và điện lực trên tồn thế giới, cơng ty thường xun tiếp xúc với biến động giá hàng hoá. Những biến động này ảnh hưởng