Rủi ro biến động tỷ giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí việt nam (Trang 57)

Chương 3 : Thực trạng quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí

3.1 Thực trạng rủi ro tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp

3.1.2.2 Rủi ro biến động tỷ giá

Trước khi gia nhập WTO, tác động của việc tỷ giá biến động ảnh hưởng hầu như

không đáng kể đến các doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp của các

nước phát triển trên thế giới. Nhìn từ đồ thị thể hiện diễn biến tỷ giá USD/VNĐ từ 1995-2006 chúng ta thấy rằng ngoại trừ giai đoạn khủng hoảng kinh tế Châu Á, năm 1997-1998 là tỷ giá USD/VNĐ thay đổi đến 7% từ 12.986đ lên 13.895đ do những điều chỉnh của ngân hàng nhà nước (NHNN), còn các năm còn lại từ 1998-2004 sự

biến động tỷ giá USD/VNĐ tiếp tục ổn định và tăng dần qua các năm, trung bình

1.1%/năm. Riêng năm 2004-2005 tỷ giá USD/VNĐ mặc dù trong năm có những thay đổi lên xuống nhưng tỷ giá USD/VNĐ cũng chỉ tăng ở mức 0.4%, một mức

tăng không đáng kể.

Hình 3.5. Diễn biến tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ năm 1995 đến 2006.

0 5,000 10,000 15,000 20,000 25/11/ 95 25/11 /96 25/11 /97 25/11/ 98 25/11/ 99 25/11/ 00 25/11/ 01 25/11 /02 25/11/ 03 25/11/ 04 25/11/ 05 25/11/ 06 VN Đ

Tỷ giá bình quân liên ngân hàng năm 1995-2006

Nguồn: Viecombank

Hình 3.6. Diễn biến tỷ giá bình quân liên ngân hàng năm 2007-2009

15.00 15.50 16.00 16.50 17.00 17.50 31/01/07 29/06/07 30/11/07 29/04/08 30/09/08 27/02/09 VN Đ

Diễn biến tỷ giá bình quân liên ngân hàng năm 2007-2009

Nguồn: Viecombank

Sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam hồ mình vào dịng chảy của nền kinh tế thế giới, môi trường kinh doanh rộng mở, hoạt động thanh tốn có sự góp mặt ngày càng lớn của những ngoại tệ mạnh, khơng chỉ tập trung ở đồng USD thì tác

động của rủi ro tỷ giá sẽ trở thành một chủ đề mà các doanh nghiệp quan tâm đặc

biệt là trong những doanh nghiệp hoạt động có liên quan đến ngoại tệ. Trong năm

2006-2007, tỷ giá USD/VNĐ cũng có những biến động khơng đáng kể trung bình tăng 1%/năm và cũng sát với định hướng của NHNN là biến động của tỷ giá

VNĐ/USD không quá +/-1%/năm, nhìn vào hình 3.5 có thể thấy đường biểu diễn tỷ giá USD/VNĐ trong thời gian này gần như là một đường đi lên với tốc độ tăng có vẻ như được “giám sát”. Với sự biến động này, các khoản lời lỗ phát sinh không lớn và không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đến đầu năm 2008, thị trường ngoại hối bắt đầu phải quen dần với cơ chế mở cửa chính sách điều hành tỷ giá. Việc NHNN nới rộng biên độ tỷ giá VNĐ/USD lên +/- 0.75% nằm trong mức từ 16.025đ đến 16.145đ trên một USD để phản ánh

mức giá sát hơn với giá thị trường. Tiếp đến tháng 06/2008 thị trường bình quân liên ngân hàng tiếp tục tăng đột biến, từ ngày 10/06/2008 tỷ giá bình quân liên ngân hàng là 16.139đ nhưng đến 3 ngày sau tỷ giá bình quân liên ngân hàng là 16.456đ, chỉ 3

ngày tăng tới 317đ, một con số ảnh hưởng đáng kể đối với các doanh nghiệp xuất

nhập khẩu và giao dịch bằng đồng USD. Đến ngày 7/11/2008 NHNN quyết định tiếp tục mở rộng biên độ ấn định tỷ giá mua bán cho các NHTM +/- 3% làm tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng lên từng ngày đặc biệt là những ngày cuối cùng của năm 2008 chênh lệch tỷ giá USD/VNĐ lên đến 496đ so với những ngày trước đó, vào

ngày 31/12/2008 tỷ giá bình qn liên ngân hàng cơng bố là 16.977đ/USD.

Như vậy, nhìn lại năm 2008 tỷ giá USD/VNĐ biến động khá phức tạp và bất ổn, rủi ro tỷ giá ảnh hưởng càng lớn đến các doanh nghiệp, đó là cịn chưa đề cập đến sự

biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do. Từ đầu năm 2009 đến nay, tỷ giá bình quân liên ngân hàng dao động với biên độ nhỏ theo chiều hướng giảm. Có thể thấy rằng, trong xu thế đẩy mạnh đầu tư giao thương quốc tế mở rộng và đặc biệt là thông

điệp điều hành tỷ giá của NHNN là linh hoạt, các doanh nghiệp sẽ chịu nhiều tác

động ảnh hưởng đến thu nhập đối với khoản rủi ro tỷ giá.

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực, khai thác, thăm dị và dịch vụ dầu khí cũng khơng nằm ngồi sự bất ổn khi tỷ giá biến động. Hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực, khai thác, thăm dị và dịch vụ dầu khí đều có giao dịch bằng ngoại tệ, và đồng tiền giao dịch chính là USD. Theo thống kê của tác giả, đồng ngoại tệ giao dịch chính là USD chiếm 87.5%, còn lại 10% là đồng EUR và còn lại 2.5% là các đồng tiền khác như GBP, Dinars,…Mọi giao dịch của các DNDK hầu như đều thông qua ngân hàng,

USD/VNĐ biến động với biên độ nhẹ thì doanh thu, thu nhập của các doanh nghiệp này không ảnh hưởng mà tất cả sự biến động lớn nhỏ của tỷ giá hối đoái đặc biệt là mức bất ổn khá phức tạp như trong năm 2008 thì có ảnh hưởng đáng kể đến nguồn

thu từ xuất khẩu dầu thô cũng như thu nhập từ các doanh nghiệp dịch vụ dầu khí. Hiện nay ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá hối đoái đối với các DNDK chủ yếu là dòng

ngoại tệ ra vào của các khoản phải thu, các khoản phải trả theo điều khoản tín dụng thương mại trong các hợp đồng xuất nhập khẩu và trong các trường hợp vay bằng ngoại tệ.

Trước đây khi tỷ giá USD/VNĐ liên tục được “bảo hộ” duy trì ổn định, thường chỉ

tăng quanh 1% mỗi năm, cịn các DNDK thì thực hiện thanh tốn qua ngân hàng,

được mua USD từ ngân hàng với giá công bố do đó sự tác động của tỷ giá là có thể

khắc phục được và nếu có sự thay đổi thì ảnh hưởng khơng nhiều nên các DNDK

chưa quan tâm đến những rủi ro về tỷ giá. Thời gian gần đây, khi biên độ của tỷ giá USD/VNĐ càng được nới rộng, mơi trường kinh doanh có nhiều thay đổi thì các DNDK mới thấy được sự ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá như thế nào đến hoạt động kinh doanh.

Đối với PetroVietnam với sự biến động của tỷ giá hối đoái trong năm 2007 và biến động theo chiều hướng tăng trong năm 2008 kết hợp với sự biến động của giá dầu

cao trong năm 2007, 2008 có thể coi ngành dầu khí là một ngành thu được lợi nhuận lớn (từ hoạt động xuất khẩu dầu thô là chủ yếu). Nếu giữ nguyên tỷ giá bình quân

liên ngân hàng vào những ngày cuối năm 2008 khoảng 16.768 đ/USD, theo tính tốn của tác giả ngành dầu khí (xuất khẩu) sẽ thu thêm được khoảng 2.500 tỷ đồng. Còn nếu tỷ giá được điều chỉnh 5% trong năm 2009, ngành dầu khí (xuất khẩu) sẽ thu

thêm được khoảng 4.500 tỷ đồng từ chênh lệch tỷ giá hối đối.

Tuy nhiên khơng phải sự biến động của tỷ giá hoàn toàn đem đến khoản lợi ích lớn trong các doanh nghiệp dầu khí. Điều này được thể hiện qua vốn đầu tư rất lớn của các DNDK cũng như có chi nhánh hoạt động tại Algeria. Với sự biến động của tỷ giá

hối đoái trong quý IV/2008 các DNDK cũng chịu lỗ một khoản đáng kể trong năm

do các giao dịch liên quan đến ngoại tệ và cuối năm khi đánh giá lại những khoản vay, những khoản phải thu, những khoản phải trả có gốc ngoại tệ. Theo số liệu từ

báo cáo tài chính của cơng ty Cổ phần khoan và dịch vụ dầu khí (PVD), chúng ta có thể thấy được sự biến động của tỷ giá hối đoái tác động như thế nào lên thu nhập của công ty.

Bảng 3.1. Bảng chi tiết CLTG hối đoái (TK413) ảnh hưởng đến nguồn vốn ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 CLTG từ việc chuyển đổi báo cáo tài chính

của cơ sở hoạt động nước ngoài (chi nhánh

Algeria)

9.872.495.037 18.395.612.657

CLTG của giàn khoan PVDII đang trong giai

đoạn đầu tư XDCB

- (43.713.163.264)

Phân bổ cho lợi ích cổ đơng thiểu số - 21.419.449.999

Cộng 9.872.495.037 (3.890.102.492)

Nguồn: PVDrilling

Bảng 3.2. Bảng chi tiết CLTG hối đoái đã thực hiện và CLTG hối đoái chưa thực

hiện. ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Lãi CLTG đã thực hiện 2.228.811.000 7.971.713.000 56.666.398.238 Lãi CLTG chưa thực hiện - - 4.129.326.936 Lỗ CLTG hối đoái đã thực hiện - 177.137.000 75.261.228.545 Lỗ CLTG hối đoái chưa thực hiện - 8.445.854.000 72.264.054.767 Lợi nhuận chưa phân

phối

86.230.063.000 424.716.279.644 355.532.999.410

Nguồn: PVDrilling

Nhìn vào bảng 3.1 có thể thấy được công ty PVD phải đối mặt với nguy cơ độ nhạy cảm tỷ giá từ chi nhánh ở nước ngoài là Algeria, nguy cơ rủi ro đối với đồng tiền tại

khoan đất liền đặt tại Algeria năm 2007 là 112.738.605.347đ và năm 2008 là

142.027.947.079đ , trong đó phần chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi ngoại tệ năm 2007 là 9.872.495.037đ, năm 2008 là 18.395.612.627đ. Rõ ràng là tương ứng với sự thay đổi tăng của tỷ giá ngoại tệ vào thời điểm năm 2007 và biến động phức tạp tăng trong năm 2008 doanh thu của PVD thu thêm được một khoản đáng kể từ

CLTG tính trên doanh thu năm 2007 là 8.7%, tính trên doanh thu năm 2008 là 13%. Cũng với sự biến động tỷ giá ngoại tệ trong hai năm 2007, 2008 xét về chi phí đầu tư XDCB khi đánh giá lại những khoản mục có liên quan đến gốc ngoại tệ PVD lỗ đến 43.713.163.264đ. Hay đối với các khoản mục có liên quan đến gốc

ngoại tệ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cuối năm 2008 đánh giá

theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng và phát sinh trong năm, PVD lỗ đến

144.525.283.312đ (bảng 3.2).

Như vậy việc sụt giảm lợi nhuận của các DNDK có thể được giải thích từ biến động tỷ giá và đó là biến động bất thường và gây bất ngờ. Theo đó, ảnh hưởng này

sẽ là một kinh nghiệm mà các DNDK nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung phải trả chính bằng lợi nhuận để có được sự chủ động hơn trong tương lai, nhất là khi biên độ tỷ giá đang có xu hướng nới rộng dần. Để thay lời kết cho việc biến động tỷ giá ảnh hưởng đến các doanh nghiệp dầu khí, tác giả có thể trích từ bài báo “Doanh nghiệp khóc-cười vì tỷ giá” đăng trên diễn đàn doanh nghiệp ngày 03/04/2009- Nguồn Diễn đàn doanh nghiệp.

Có ý kiến cho rằng, việc VND giảm giá so với USD sẽ giúp các doanh nghiệp trong ngành dầu khí thu được khoản lợi lớn nhờ tiền tệ được sử dụng chính trong các hoạt động giao dịch là USD.

ngoại tệ.

Trong đó, khoảng 70 tỷ đồng đã được thực hiện hóa, 70 tỷ đồng còn lại mới được lập dự phòng và sẽ được hoàn nhập lại nếu tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho cơng ty.

Ngồi ra, trong q 4/2009, chi phí quản lý của PVD tăng cao so với các tháng trước do cơng ty đã trích dự phòng mất việc làm, trả tiền lương tháng thứ 13 cho cơng nhân viên, trả phí quản lý cho tập đồn Petrovietnam và phí tập đồn bảo

lãnh các khoản vay của PVD.

Theo dự báo của công ty Kim Eng Việt Nam, tổng doanh thu của PVD năm 2009 sẽ giảm khoảng 9,8% so với 2008 do sự thu hẹp của hoạt động thương mại và các dịch vụ liên quan tới hoạt động khoan dầu khí.

Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động cho thuê giàn khoan của công ty sẽ không thay

đổi nhiều so với năm 2008 nhờ các hợp đồng dài hạn được ký cho đến hết tháng

7/2009. Trong những tháng còn lại, nhiều khả năng PVD sẽ cho công ty khai thác dầu Phú Quý thuê PV Drilling I theo một hợp đồng khoảng 140 ngày.

Mặc dù giá trị hợp đồng vẫn chưa được cơng bố nhưng giá th có lẽ khơng thể quá chênh lệch so với giá cho thuê giàn hiện tại tại khu vực Đông Nam Á khoảng 153.000 USD/ngày.

“Theo ước tính của chúng tơi, chi phí cho một giàn khoan một ngày khoảng

110.000-120000 USD bao gồm chi phí hoạt động, quản lý, khấu hao và lãi vay.

Như vậy, cho dù giá cho thuê giàn khoan sụt giảm mạnh chỉ còn khoảng 160.000 USD/ ngày tỷ suất lợi nhuận kinh doanh của hoạt động này cũng được duy trì ở

mức tối thiểu là 25%”. Bà Kim Tuyền, cơng ty chứng khốn Tân Việt nói. 3.1.2.3. Rủi ro lãi suất tiền vay

Chính sách lãi suất là một trong những chính sách quan trọng để điều tiết nền kinh tế

đặc biệt là nền kinh tế mà kênh tín dụng đóng một vai trị quan trọng đối với việc

cung cấp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cho đến lúc này, có thể xem chính sách lãi suất ở nước ta là một chính sách mang tính tự do tương đối cao trong các chính sách tiền tệ.

Vào tháng 11 năm 2001 trần lãi suất cho vay ngoại tệ được xố bỏ, từ đó cho phép

những người vay ngoại tệ trong nước có thể thương lượng lãi suất với các ngân hàng nội địa hoặc ngân hàng nước ngoài. Vào tháng 06 năm 2002, lãi suất được tự do hố hồn tồn với việc các ngân hàng được phép xác định lãi suất cho vay trên cơ sở tự thẩm định và thương lượng với khách hàng.

Trong những năm vừa qua, do thị trường tài chính ngân hàng của Việt Nam vẫn

đang trong quá trình phát triển, tự vận động chuyển mình để thích ứng với mơi

trường hội nhập do đó vẫn cịn tồn tại nhiều bất cập, vấn đề chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng thương mại diễn ra mỗi năm một nhiều và tất nhiên điều này ảnh hưởng đến các doanh nghiệp. Điển hình năm 2006, khi mà chỉ số CPI giảm, lãi suất

nghiệp vụ thị trường mở giảm, lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn ổn định thì các ngân hàng vẫn điều chỉnh tăng lãi suất. Đặc biệt năm 2008 với tình hình lạm phát trong

nước và khủng hoảng kinh tế thế giới, cơn sốt lãi suất chưa từng có trong lịch sử cũng đã diễn ra quá nhanh, gây bất ngờ với nhiều người dân và doanh nghiệp. Cuối tháng 3/2008, các ngân hàng thương mại vẫn đặt lãi suất huy động VND trong trần thỏa thuận 11%/năm. Nhưng, đến cuối tháng 6/2008, chỉ tròn một quý kinh doanh,

mức lãi suất huy động đã vọt lên tới trên 19%/năm. Đi cùng với cơn sốt lãi suất huy

động, lãi suất cho vay đầu ra cũng tăng vọt, cũng nhanh, mạnh và bất ngờ trước dự

tính chi phí tài chính mà doanh nghiệp đặt ra trước đó. Lãi suất cho vay bình quân từ 18%/năm cuối quý 1 vọt lên trên 25%/năm trong quý 2 – một biến động quá nhanh so với tính ổn định cần có của các kế hoạch sản xuất kinh doanh. Lãi suất cho vay chỉ nhượng bộ khi Ngân hàng Nhà nước ban hành cơ chế lãi suất mới với “trần” theo lãi suất cơ bản là không quá 21%/năm.

Nhưng ngay cả khi thực hiện cơ chế lãi suất mới (bắt đầu thực hiện từ ngày 19/5),

hàng áp các loại phí liên quan hoặc thực hiện ký quỹ vốn vay… Và khi Ngân hàng Nhà nước lên tiếng, loại bỏ các khoản phí đội thêm đó, doanh nghiệp vẫn phải chịu mức lãi 21%/năm, một gánh nặng đối với mục tiêu lợi nhuận. Bước sang quý 3/2008, lãi suất huy động VND của hầu hết các ngân hàng thương mại cũng đã giảm mạnh so với những kỷ lục cuối tháng 6. Đây là cơ sở để doanh nghiệp đặt hy vọng những

ngân hàng khác xem xét giảm lãi suất cho vay theo, giảm bớt gánh nặng chi phí tài chính và giảm sự chia sẻ của lợi nhuận.

Hình 3.7. Diễn biến lãi suất huy động bằng USD năm 2006-2008

0.00% 0.20% 0.40% 0.60% 0.80% 1.00% 1.20% 1.40% 1.60% 02/03/06 19/07/07 05/03/08 19/05/08 29/09/08 13/11/08

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí việt nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)