Thực trạng quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí việt nam (Trang 69)

Chương 3 : Thực trạng quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí

3.2 Thực trạng quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí

Vấn đề rủi ro tài chính trong các DNDK đã phân tích ở trên thực tế đã xuất hiện

nhưng vấn đề quản trị nó như thế nào để nâng cao hiệu quả, làm giảm thiểu các rủi ro tài chính là một vấn đề cần bàn. Theo khảo sát của tác giả thì hầu như các DNDK

đều quan tâm đến vấn đề rủi ro tài chính tại cơng ty của mình, có 30/35 doanh

nghiệp khi tham gia khảo sát đều trả lời là quan tâm đến, chỉ có 5 doanh nghiệp là khơng quan tâm và doanh nghiệp này rơi vào các công ty hậu cần của lĩnh vực dầu khí. Cịn trong 30 doanh nghiệp quan tâm thì có nghe và thật sự lo lắng chiếm 17 doanh nghiệp (tương đương 48,75%), cịn có nghe nhưng không quan tâm chiếm 13

doanh nghiệp (tương đương 37,14%). Có thể nói rằng cùng với q trình tồn tại và

phát triển của các DNDK các rủi ro tài chính cũng song hành, khơng thể khơng kể

hoặc thua lỗ nặng do gặp phải rủi ro tỷ giá, cịn rủi ro do biến động giá thì lại rơi vào các doanh nghiệp nhập khẩu một số nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc phục vụ trong lĩnh vực thăm dị, khai thác và dịch vụ dầu khí như cơng ty cổ phần Phân bón và Hố chất dầu khí nhập khẩu phân bón để kinh doanh hay công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan nhập các thiết bị phục vụ cho công tác giếng khoan và đầu tư xây dựng cơ bản hai gian khoan đang đóng. Tất cả rủi ro tài chính phát sinh trên, rơi vào chủ yếu hai năm 2007, 2008 vừa qua, điều này cũng phù hợp bởi từ khi Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế cũng như thị trường tiền tệ Việt Nam có rất nhiều biến động và

thay đổi cùng với thị trường tiền tệ thế giới. Điều này cũng gợi ý với các DNDK

rằng công tác quản trị rủi ro là một công tác đương nhiên khơng sớm thì muộn các DNDK phải thực hiện trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, thời gian sắp tới các DNDK sẽ phải đối mặt không những sự thay đổi của các biến động của thị

trường thế giới, trong nước mà còn đối mặt với các DNDK nước ngồi có tiềm lực kinh tế mạnh, trình độ cơng nghệ cao.

Như vậy vấn đề rủi ro tài chính được các DNDK thừa nhận là có, tuy nhiên khi được hỏi thêm là “Doanh nghiệp của Ơng/Bà có tiến hành biện pháp phịng ngừa rủi ro tài chính” thì kết quả thu được là

Bảng 3.3. Bảng thống kê thực trạng có tiến hành biện pháp quản trị rủi ro tài chính. Phương án Số DN trả lời Tỷ trọng Chưa có biện pháp 24 68.57% Có nhưng khơng thường xun 9 25.71% Rất thường xuyên 2 5.72%

Cộng 35 100%

Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả

Kết quả trên cho thấy các DNDK vẫn chưa quan tâm đến việc quản trị rủi ro tài chính trong Doanh nghiệp của mình mặc dù ai cũng biết là rủi ro tài chính ln tồn tại. Điều đặc biệt là trong hai doanh nghiệp rất thường xuyên sử dụng biện pháp

phịng ngừa rủi ro tài chính rơi vào cơng ty kinh doanh sản phẩm Khí (PVGas), ở

chính, quản trị rủi ro tài chính và thêm một đơn vị nữa là công ty xăng dầu PVoil, đơn vị đại diện xuất khẩu dầu thô của Việt Nam, nhưng đối với đơn vị này có phịng

ngừa rủi ro tài chính là do nhà nhập khẩu nước ngồi u cầu chứ bản thân doanh nghiệp không chủ động để quản trị nó.

Có phải tâm lý “ngại” phịng chống rủi ro tài chính bằng sản phẩm phái sinh đang tồn tại trong các Doanh nghiệp dầu khí. Đặc điểm của các DNDK là một ngành kinh tế mũi nhọn, tính chuyên nghiệp cao, thường xuyên tiếp xúc với các đối tác nước ngoài - những đối tác mà việc quản trị rủi ro tài chính được xem như là chuyện bình thường trong hoạt động kinh doanh của họ thì địi hỏi các DNDK Việt Nam phải

“chạy theo” guồng sóng đó mà thơi. Có thể đưa ra một ví dụ là PVD là một doanh nghiệp trong lĩnh vực Khoan và Dịch vụ khoan, hiện nay cơng ty có 3 dự án khoan lớn là PVD1, PVD2, PVD3, PVD1 với tổng vốn đầu tư là 115 triệu USD đã hoàn thành và đang khai thác, còn 2 giàn khoan tự nâng PVD2, PVD3 tổng vốn đầu tư tương ứng là 190 triệu USD và 206 triệu USD đang chờ nhà thầu Keppels-

Sinagapore đóng và dự kiến hoàn thành vào năm 2009. Hai giàn khoan đang xây

dựng này vốn vay chiếm khoảng 60% tổng vốn đầu tư, các khoản vay này đều vay theo lãi suất Sibor sáu tháng + lãi suất biên, ở thời điểm này do khủng hoảng kinh tế FED nhiều lần hạ lãi suất nên doanh nghiệp mới chưa thấy ảnh hưởng, cịn nếu FED tăng lãi suất thì đây không phải là một khoản thiệt hại nhỏ, tuy nhiên PVD cũng chưa quan tâm lắm đến vấn đề này.

Một vấn đề nữa trong quá trình khảo sát của tác giả là tìm hiểu xem các DNDK

nghiên cứu như thế nào về các sản phẩm phái sinh (SPPS) trong quản trị rủi ro tài chính và thu được kết quả như sau:

Bảng 3.4. Bảng thống kê doanh nghiệp dầu khí tìm hiểu về các SPPS

có tìm hiểu khơng tìm hiểu Hợp đồng kỳ hạn (Forward) 11 24 Hợp đồng giao sau (Futures) 4 31 Hợp đồng quyền chọn (Options) 4 31 Hợp đồng hoán đổi (Swaps) 5 30

Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả

Hình 3.10. Mức tìm hiểu các SPPS trong doanh nghiệp dầu khí.

0 5 10 15 20 25 30 35 Hợp đồng kỳ hạn (Forward) Hợp đồng giao sau (Future) Hợp đồng quyền chọn (Option) Hợp đồng hốn đổi (Swap) D oan h ngh i p

Có tìm hiểu Khơng tìm hiểu

Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả

Như vậy với các SPPS thì hợp đồng kỳ hạn được các DNDK tìm hiểu nhiều hơn so với các SPPS khác, kế đến là hợp đồng hoán đổi và sau cùng là hợp đồng giao sau và

hợp đồng quyền chọn, tuy nhiên mức độ tìm hiểu các SPPS cũng rất hạn chế. Kết

quả trên cũng gần đúng trong thực tế hiện nay bởi hợp đồng kỳ hạn theo cách hiểu của các DNDK khi tìm hiểu nó vẫn dễ hiểu hơn các SPPS khác. Nhưng tìm hiểu SPPS là một chuyện cịn sử dụng nó lại là một chuyện khác.

Bảng 3.5. Bảng thống kê sử dụng SPPS trong doanh nghiệp dầu khí.

Phương án Số DN trả lời Tỷ trọng

Chưa bao giờ nghe đến 10 28.57% Có biết nhưng ít sử dụng 24 68.57% Rất thường xuyên sử dụng 1 2.86%

Cộng 35 100%

Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả

doanh nghiệp dầu khí. Rõ ràng là với kết quả điều tra trên chỉ có một doanh nghiệp thường xuyên sử dụng SPPS và theo tìm hiểu của tác giả thì 2 SPPS được sử dụng là hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hốn đổi, cịn hợp đồng giao sau và hợp đồng quyền chọn khơng có đơn vị nào sử dụng. Chính điều này gợi ý cho chúng ta suy nghĩ tại sao có SPPS và biết nó nhưng các DNDK lại khơng tìm đến nó nhiều hơn nữa. Để

giải quyết vấn đề này có thể đưa ra một số nguyên nhân ở phần sau.

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản trị rủi ro tài chính trong các doanh

nghiệp dầu khí.

3.3.1. Thị trường sản phẩm phái sinh còn kém phát triển.

Thị trường các SPPS đã hình thành ở Việt Nam, tuy nhiên còn rất nhỏ bé và chưa phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do mức độ phát triển của thị

trường tiền tệ, thị trường vốn còn thấp, trên thị trường còn thiếu vắng các nhà đầu tư am hiểu kỹ về lợi ích cũng như kỹ thuật tính tốn lợi nhuận từ các loại nghiệp vụ này. Bên cạnh đó, các nhà mơi giới, các nhà cơ lợi cịn q ít trên thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán để thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ trên thị trường này. Sự kém phát triển của thị trường SPPS là một thách thức khơng nhỏ trong q trình hội nhập và mở cửa thị trường tài chính ở Việt Nam, khi mà rủi ro luôn là bạn

đường của các nhà đầu tư và ngày càng gia tăng trong q trình hội nhập. Thị trường

các SPPS có thể xem như là một lá chắn quan trọng để hạn chế rủi ro của của thị

trường đối với những nhà đầu tư. Vì vậy phát triển thị trường SPPS là cần thiết trong nền kinh tế hiện nay.

Theo ngân hàng Hồng Kong Thượng Hải (HSBC), chính sách và thị trường tiền tệ của NHNN Việt Nam vài năm lại đây đã thay đổi rất nhiều và đã rất thoáng trong

cách xử lý những yêu cầu nghiệp vụ mới. Các dịch vụ phát sinh như Swaps, Forward, Option, Future đã được cho phép ứng dụng từ khá lâu rồi, nhưng thực tế, số hợp đồng các ngân hàng làm được không nhiều, kể từ khi hợp đồng phái sinh đầu tiên được ký vào năm 1997-1998 đến nay, thị trường SPPS chẳng nhúc nhích được

bao nhiêu.

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cũng cho biết, các nghiệp vụ phái sinh Techcombank đã có, nhưng số khách hàng rất ít, thậm chí có

cơng cụ chưa có khách nào, các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro là rất cần thiết với các doanh nghiệp, nhưng vẫn bị cản đường bởi nhiều lý do. Hy vọng thời gian sắp đến, dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như biến động bất ổn của thị trường trong nước trong thời gian vừa qua sẽ làm “thức tỉnh” doanh nghiệp cũng như “sự ngủ dậy” của thị trường SPPS.

3.3.2. Thiếu am hiểu về sản phẩm phái sinh.

Kiến thức về sử dụng những sản phẩm phái sinh để phòng chống rủi ro còn quá mới

ở Việt Nam. Chỉ khi thị trường biến động mọi người mới hốt hoảng đi tìm cách

phịng chống thiệt hại đối với đồng tiền của mình. Thật ra, thơng tin về SPPS rất khó tiếp cận. Theo bản thân của tác giả, kiến thức này nếu khơng học có lẽ khơng bao giờ biết đến và khi học mới thấy đúng là “hơi trừu tượng”. Khái niệm “hơi trừu tượng”

này liên quan đến mức độ “khó hiểu” và khơng đầy đủ của các hướng dẫn về SPPS của tổ chức cung cấp sản phẩm phái sinh và các tài liệu của các tổ chức giáo dục đào tạo về SPPS. Ở Việt Nam, số lượng chuyên gia am hiểu sâu về SPPS ở góc độ lý thuyết là hơi hạn chế chứ đừng nói gì kiến thức cọ xát thực tế trong việc sử dụng

SPPS. Như thế chủ đề SPPS làm sao để giải thích một cách đơn giản dễ hiểu cho

doanh nghiệp.

Cịn ở góc độ doanh nghiệp khi hiểu và vận dụng SPPS là một vấn đề khó. Trong

thực tế có rất nhiều trường hợp thiếu nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của quản trị rủi ro bằng SPPS. Đó là việc một số doanh nghiệp đã sử dụng SPPS để đầu cơ chứ không phải phịng ngừa rủi ro.

3.3.3. Chính sách của Chính phủ- Khung pháp lý chưa rõ ràng.

Việt Nam chưa có khung pháp lý hồn chỉnh về kinh doanh các cơng cụ tài chính phái sinh. Hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có văn bản quy phạm pháp luật độc lập điều chỉnh tổ chức và hoạt động của thị trường giao dịch các công cụ tài chính phái sinh và hoạt động cung cấp dịch vụ phái sinh của các tổ chức tín

dụng, ngoại trừ hai quy chế về kinh doanh hối đoái và kinh doanh vàng trên tài

khoản của các tổ chức tín dụng do NHNN ban hành.

Việt Nam cũng chưa có khung pháp lý về tổ chức và hoạt động của thị trường công

ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN ban hành. Theo quy chế này, các ngân hàng thương mại chỉ có thể hoạt động kinh doanh đối với một số cơng cụ tài chính phái

sinh về ngoại tệ (swap, option,..) với nhau qua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Trên thực tế, các ngân hàng thương mại chủ yếu thực hiện hoạt động kinh doanh

cơng cụ tài chính phái sinh với khách hàng qua thị trường OTC.

Việt Nam chưa có quy định pháp lý chính thức cho phép các ngân hàng thương mại kinh doanh hoặc đầu tư vào các sản phẩm tài chính phái sinh. Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật chưa có quy định cụ thể cho phép các ngân hàng thương mại đầu tư vào sản phẩm này. Đồng thời, pháp luật ngân hàng

chưa có quy định cụ thể về việc cấp phép, giám sát rủi ro, thanh tra của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động kinh doanh các sản phẩm tài chính phái sinh của ngân

hàng thương mại.

Việt Nam chưa có các quy định của pháp luật về các biện pháp, tỷ lệ đảm bảo an

toàn, hạn chế rủi ro của các ngân hàng thương mại khi cung cấp hoặc đầu tư vào các sản phẩm tài chính phái sinh và chưa có quy định làm cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào các giao dịch mua, bán các cơng cụ tài chính phái sinh.

Ví dụ như chuyện đánh thuế nhà thầu với nghiệp vụ hoán đổi giữa hai đồng tiền hiện chưa rõ. Cách tính loại thuế này đang là một khó khăn bởi ngân hàng và doanh nghiệp sẽ khơng biết thuế mình phải trả là bao nhiêu (vì lãi suất thả nổi chạy liên tục theo từng ngày). Hiện ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể bằng văn bản nào về thuế nhà thầu cho sản phẩm hoán đổi lãi suất. Chưa kể đến chuyện xảy ra việc ngân hàng và doanh nghiệp đều đùn đẩy nhau nghĩa vụ trả loại thuế này. Trong khi đó, các

nước khác khơng đánh thuế với SPPS vì đó mới là cơng cụ phịng chống rủi ro cho DN, chứ không phải là một kênh kinh doanh của ngân hàng.

Ở góc độ NHNN đã cho phép các ngân hàng thương mại (NHTM) được thực hiện

nhiều nghiệp vụ mới như quyền chọn ngoại hối, quyền chọn vàng, hoán đổi lãi suất. Tuy nhiên cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ phái sinh còn chưa đầy đủ, ngoại trừ chỉ có giao dịch hốn đổi lãi suất đã có quy chế của NHNN là Quyết định số

phục vụ hoạt động đầu tư sản xuất trong nước mà hầu như không chuyển đổi từ ngoại tệ ra

ngoại tệ. Đây cũng là trở ngại lớn đối với các NHTM làm cho doanh số giao dịch quyền chọn rất thấp.

3.3.4. Nguyên nhân xuất phát từ bản thân doanh nghiệp. Thói quen lề lối cũ Thói quen lề lối cũ

Nền kinh tế Việt Nam qua một thời gian dài được quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp khiến các diễn biến theo quy luật thị trường bị bóp méo cũng là một nguyên nhân giải thích sự trì trệ của doanh nghiệp trong việc thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro tài chính đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước. Một thời gian dài quản lý doanh nghiệp trong điều kiện thông tin về thị trường không đầy đủ, diễn biến thị trường theo kế hoạch đã góp phần kìm hãm sự nhanh nhạy của lãnh đạo các công ty Nhà nước trước những biến động của thị trường tài chính trong những năm gần đây.

Các DNDK trước đây hầu như là các doanh nghiệp nhà nước do vậy cũng khơng thể thốt khỏi cách quản lý như trên mặc dù hiện nay đã cổ phần hố (cơng ty cổ phần có vốn của Nhà nước). Những thói quen này thông thường vẫn được đề cập đến như một

trở lực với DNDK trên con đường hội nhập, trong hồn cảnh cụ thể này chính là trở lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí việt nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)