Chương 3 : Thực trạng quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí
4.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tài chính trong các DNDK
4.2.2.3 Lựa chọn công cụ, phương pháp quản lý rủi ro tài chính thích hợp
Nguyên nhân xảy ra rủi ro tài chính trong các DNDK như đã phân tích là có thể cơng tác quản lý cũng như sự biến động trên thị trường tác động đến. Việc lựa chọn công cụ, phương pháp quản lý trong từng trường hợp cụ thể là tốt, tuy nhiên trước tiên khi vận dụng các SPPS vào cơng tác quản trị rủi ro tài chính, tác giả xin đề xuất một số biện pháp quản lý rủi ro chung là:
Tôn trọng nguyên tắc thận trọng khi lập dự án hoặc chiến lược kinh doanh, nguyên tắc này đòi hỏi:
+ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không được lập quá lớn ;
+ Doanh nghiệp nên định kỳ tiến hành việc định giá lại tài sản và nguồn vốn theo tỷ giá thị trường;
+ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, cịn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về
khả năng phát sinh chi phí.
Trong q trình hoạt động kinh doanh, cần thường xun phân tích tình hình tài
những cơng cụ để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là xác định và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp thơng qua sự biến động của các chỉ tiêu tài chính quan trọng như: Hệ số vốn tự có; Hệ số thanh tốn hiện thời; Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn; Hệ số thanh toán nhanh; Hệ số thanh toán của vốn lưu động,...
Quản lý chặt chẽ nợ phải trả và nợ phải thu; lập kế hoạch thanh toán nợ và thu nợ
để khơng xảy ra tình trạng nợ phải trả cộng dồn quá lớn và cũng tránh phát sinh nợ
phải thu khó địi.
Thực hiện nghiêm túc các quy định về thời hạn trong kinh doanh, đầu tư, cố gắng các thương vụ thực hiện trong thời hạn ngắn; trong đầu tư, tập trung giải quyết dứt
điểm từng phần cơng việc theo đúng tiến độ… Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp tránh
được sự biến động bất khả kháng của thị trường.
Xây dựng bộ máy quản trị tài chính - kế tốn của doanh nghiệp có đủ năng lực để theo dõi chặt chặt chẽ tình hình tài chính doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm túc chế độ kế tốn, bảo đảm tính minh bạch, trung thực, chính xác về tình hình tài chính và hoạt
động sản xuất kinh doanh. Với quy mô hoạt động kinh doanh lớn các DNDK nên bố
trí một giám đốc tài chính để thực hiện chức năng quản trị tài chính và thực hiện những biện pháp phịng ngừa rủi ro trong tài chính doanh nghiệp.
Đối với từng loại rủi ro tài chính cụ thể thì có thể chi tiết biện pháp phịng ngừa rủi
ro tài chính như sau:
Đối với rủi ro tỷ giá
Khi tiến hành quản lý rủi ro tỷ giá, trước hết các DNDK cần nghiên cứu, phịng ngừa rủi ro tới mức có thể thông qua phương pháp nội bảng
- Cố gắng để cân đối quy mô, thời gian đối với từng loại ngoại tệ giữa tài sản có và tài sản nợ, tức là giữa khoản phải thu và khoản phải trả đối với mỗi loại ngoại tệ. Khi
đó, quy mơ của ngoại tệ phải đối mặt với tỷ giá sẽ được giảm thiểu nên rủi ro tỷ giá được loại bỏ đáng kể.
- Đa dạng hố ngoại tệ trong hoạt động tín dụng, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là chiến lược kinh doanh nhằm chia sẻ rủi ro, các DNDK không nên tập trung vào một loại ngoại tệ chủ yếu là đồng USD như hiện nay. Trong điều kiện hội nhập, đa phương hoá, đa dạng hoá với xu hướng đa cực tiền tệ, các DNDK nên tích
cực thanh toán theo các loại ngoại tệ mạnh như đồng EUR, JPY, GBP,…Bởi lẻ việc sử dụng đồng USD như hiện nay chắc chắn ảnh hưởng bất lợi khi tỷ giá của USD so với các loại ngoại tệ mạnh khác giảm đi.
Trong trường hợp rủi ro không bị loại trừ một cách hiệu quả thông qua các phương pháp nội bảng thì DNDK cần tuân thủ nguyên tắc sau trong việc lựa chọn các cơng cụ tài chính phái sinh để quản lý rủi ro.
- Khi xác định được dòng ngoại tệ phải trả, nên mua ngoại tệ theo hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng giao sau. Vì hợp đồng quyền chọn thường có phí tự bảo hiểm cao hơn so với các hợp đồng tài chính phái sinh khác nên khi các khoản ngoại tệ phải trả được xác định chắc chắn thì doanh nghiệp nên sử dụng hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng giao sau để giảm chi phí tự bảo hiểm.
- Khi không xác định được quy mơ của dịng ngoại tệ phải trả, doanh nghiệp nên
mua hợp đồng ngoại tệ quyền chọn mua đồng tiền đó. Bởi hợp đồng quyền chọn đảm bảo cho người nắm giữ quyền đó thực hiện hợp đồng chứ khơng bắt buộc phải thực hiện hợp đồng như hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau.
- Khi lượng ngoại tệ phải thu được xác định, bán hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng giao sau về loại ngoại tệ đó.
- Khi khơng xác định được lượng ngoại tệ phải thu trong tương lai, doanh nghiệp
nên mua quyền bán đồng tiền đó.
Đối với rủi ro lãi suất
Là một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, các DNDK luôn mở rộng hoạt động
kinh doanh nhằm hướng đến một tập đồn dầu khí lớn mạnh, đa ngành đa nghề, do đó để tài trợ cho các dự án lớn, hầu như các DNDK đều tìm đến nguồn vốn vay của
các ngân hàng lớn và các định chế tài chính lớn của trong nước cũng như nước ngoài. Để hạn chế mức rủi ro lãi suất xảy ra trước tiên các DNDK cần phải:
- Xây dựng cho doanh nghiệp mình một cơ cấu tài chính hợp lý, đảm bảo cân đối tỷ lệ giữa vốn vay trên vốn chủ sỡ hữu (doanh nghiệp nên vay bao nhiêu là đủ?)
- Thường xuyên kiểm tra các khoản nợ, thời gian trả nợ, duy trì khả năng thanh toán các khoản nợ đúng hạn, đảm bảo nguồn tài chính để trả nợ.
- Trước khi tìm kiếm nguồn vốn vay cần phải có sự nghiên cứu kỹ, đánh giá khả năng trả nợ, phải hoạch định được nguồn trả nợ, thời gian trả nợ và lãi suất hợp lý. - Ngoài các giải pháp trên, các DNDK có thể tìm đến các cơng ty cho th tài chính. Đây là loại hoạt động tín dụng trung - dài hạn với những ưu điểm: không cần
ký quỹ đảm bảo tài sản hay thế chấp, có thể được tài trợ đến 100% vốn đầu tư, lãi
suất hoàn toàn dựa trên sự thoả thuận của hai bên, bên đi thuê không chịu rủi ro nếu lãi suất thị trường tăng,… Khi kết thúc thời hạn thuê, doanh nghiệp được quyền ưu tiên mua tài sản với giá trị danh nghĩa thấp hơn giá thị trường.
- Huy động vốn thông qua hợp tác, liên doanh, liên kết với các DNDK trong cùng ngành.
- Tận dụng các khoản vay ưu đãi của các ngân hàng từ cơ chế hỗ trợ lãi suất của nhà nước hay vay tiền đồng với lãi suất USD.
- Trong trường hợp nắm rõ được xu thế biến động của lãi suất nên sử dụng hợp đồng hoán đổi. Nếu doanh nghiệp dự đoán lãi suất tăng và đang vay với lãi suất thả
nổi nên mua hợp đồng hoán đổi lãi suất và ngược lại. Trong trường hợp các DNDK huy động vốn trên thị trường bằng hình thức phát hành trái phiếu trung và dài hạn từ 5 đến 10 năm với mức lãi suất cố định, muốn chuyển đổi thành lãi suất thả nổi để
giảm chi phí và cân đối bảng tổng kết tài sản, hoặc khi có dự đốn lãi suất xuống thì bán hợp đồng hoán đổi lãi suất và ngược lại.
Đối với rủi ro do biến động giá, rủi ro giá chứng khoán.
Như phân tích ở chương 3, các DNDK thường phải đối mặt rất lớn trong trường hợp xảy ra biến động giá cả trên thị trường do “mua bán giao ngay” trừ trường hợp xuất khẩu dầu thô thực hiện bán giao sau do yêu cầu của nhà nhập khẩu, muốn giảm nguy cơ rủi ro từ biến động giá, tác giả mạnh dạn đề xuất các biện pháp sau:
- Phương pháp đơn giản nhất là nếu có nguồn tài chính dồi dào và đảm bảo mức tồn kho hợp lý, các DNDK nên mua trước các loại nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị,… - Mua bảo hiểm rủi ro (hedging - bảo đảm giá) cho giá dầu, giá nguyên liệu, thực hiện hedging sẽ giúp doanh nghiệp tránh được biến động giá, giảm thiểu khoản lỗ
tiềm ẩn khi thị trường biến động. Ví dụ, DNDK khai thác dầu thơ sản xuất 100.000 thùng/tháng, thời gian cần đảm bảo giá là 3 tháng, giá thành khai thác của doanh
nghiệp là 55 USD/thùng, giá trên thị trường tương lai trong 3 tháng tới là 65USD/thùng. Nếu thực hiện hedging DNDK sẽ bán hợp đồng tương lai cho 300.000 thùng dầu thô với giá 65 USD/thùng và doanh nghiệp sẽ được chủ động trong lĩnh
vực này để tính tốn lợi ích nhất cho mình. Tuy nhiên, để áp dụng các dịch vụ này, DNDK cần đầy đủ thông tin, mối quan hệ kinh doanh trên thị trường quốc tế.
- Sử dụng dịch vụ giao dịch hoán đổi giá cả hàng hóa để hạn chế rủi ro. Với hợp
đồng hốn đổi giá dầu trong thời hạn 1 năm với mức giá cố định là 50 USD/thùng,
nếu giá vượt lên 55 USD/thùng, ngân hàng sẽ bù phần chênh lệch (5 USD/thùng), còn nếu giá giảm, chẳng hạn đến 44 USD/thùng, sẽ phải trả cho ngân hàng phần
chênh lệch (6 USD/thùng).
- Thực hiện hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau, mua những hợp đồng quyền lựa chọn với một mức giá đã được chốt trước, sẽ hạn chế được các rủi ro về giá. Trường hợp giá biến động doanh nghiệp có lợi trực tiếp là giá đã chốt trước, lợi gián tiếp là giá cả ổn định, doanh nghiệp tính tốn được chi phí sản xuất của mình. Ngược lại,
giá giảm thấp hơn giá đã mua bảo hiểm thì doanh nghiệp chỉ thiệt phần chênh lệch giữa giá đã chốt và giá giao ngay nhưng đó là thiệt hại chủ động, là chi phí bỏ ra để
ngăn ngừa các rủi ro lớn hơn và các chi phí này đã được dự trù từ trước.
- Đối với rủi ro giá chứng khoán nhằm hạn chế rủi ro do biến động giá cũng thực hiện tương tự các trường hợp như biến động giá .
4.2.2.4. Xây dựng và phát triển hệ thống thơng tin kinh doanh có chức năng quản lý rủi ro hiện đại.
Đây là một giải pháp được xem như điều kiện cần không thể thiếu trong kinh doanh
nói chung cũng như trong hoạt động quản lý rủi ro tài chính nói riêng. Theo kết quả
điều tra có tới 47,8% DNDK cho là cần thiết xây dựng và phát triển hệ thống thơng
tin kinh doanh có chức năng quản lý rủi ro tài chính (xem hình 4.3). Muốn xây dựng hệ thống này, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Kịp thời, độ chính xác cao;
- Đồng bộ và có tính tương hỗ giữa các yếu tố, các nhánh thông tin về: marketing, tài trợ, đầu tư, kinh doanh và quản lý rủi ro;
- Có khả năng cao trong việc thu thập và xử lý các thơng tin kinh doanh, tài chính, rủi ro, nhất là năng lực phân tích và dự đốn biến động rủi ro tài chính;
- Có khả năng cao trong việc thích ứng với những thay đổi trên thị trường quốc tế; - Hiệu quả.
Để đáp ứng những yêu cầu này DNDK cần có chiến lược, quyết tâm và đầu tư thích đáng vào cơng nghệ, nhân lực. Có thể nói, việc phân tích và dự đốn biến động của
rủi ro tài chính khơng phải là chuyên môn của các doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, cũng khơng khó khăn lắm để có được thơng tin cập nhật thị trường về những biến động này. Dù vậy, các DNDK cũng nên tham khảo ý kiến các nhà môi giới hoặc từ các chuyên gia trên thị trường ngoại hối trước và sau khi ký hợp đồng để có thể chọn cho mình những biện pháp phịng chống rủi ro tốt
nhất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trên cơ sở thực trạng đã phân tích ở chương 3 cùng với việc điều tra khảo sát, tác giả
đã mạnh dạn đưa ra một chương trình quản trị rủi ro tài chính trong các doanh
nghiệp dầu khí. Thêm vào đó, tác giả cũng đã đưa ra các biện pháp từ cơ quan chức năng Nhà nước cũng như trong nội bộ các doanh nghiệp dầu khí. Các DNDK cần phải có nhận thức đúng và có chiến lược tương thích, mơ hình tổ chức, phương pháp, cơng cụ, hệ thống thông tin kinh doanh và nguồn nhân lực quản lý rủi ro tài chính một cách thích hợp, đạt hiệu quả và hiện đại. Ngoài ra, Nhà nước và các cơ quan
chức năng khơng thể đứng ngồi cuộc cho sự tồn tại và phát triển bền vững của các DNDK thơng qua việc xây dựng, hồn thiện khung pháp lý, các thị trường tài chính phù hợp và các hỗ trợ khác để phát triển hệ thống thông tin kinh tế-tài chính hiện đại.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập với toàn cầu, vì thế các DNDK nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung khơng thể hồn tồn đứng ngồi cuộc những cú sốc và những ảnh hưởng mang tính hệ thống từ nền kinh tế quốc tế. Các DNDK
phải nhận thức sớm vấn đề để hạn chế rủi ro có thể xảy ra thơng qua việc quản trị rủi ro tài chính trong hoạt động kinh doanh của mình.
Quản trị rủi ro tài chính ln là một vấn đề mới mẻ đối với các DNDK do vậy khó tránh khỏi việc chủ quan khơng ứng dụng các SPPS trong việc quản trị rủi ro tài chính. Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị rủi ro làm tăng giá trị của các
DNDK Việt Nam, qua luận văn tác giả đã giải quyết được mục tiêu và nhiệm vụ đã đưa ra:
Luận văn đã nghiên cứu lý luận chung về khái niệm rủi ro, rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính. Nghiên cứu đặc điểm chung hoạt động kinh doanh của các DNDK và tiếp thu kinh nghiệm, các bài học về quản trị rủi ro của các nước có nền kinh tế và ngành dầu khí phát triển.
Phân tích được thực trạng rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính trong các DNDK Việt Nam.
Trên cơ sở các vấn đề đã nêu tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong các DNDK như xây dựng chương trình quản trị rủi ro, các giải pháp vĩ mơ từ chính phủ và các cơ quan chức năng, các giải pháp vi mô từ góc độ của các doanh nghiệp dầu khí.
Song do khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế, nên nội dung trình bày trong luận văn chắc chắn cịn nhiều thiếu sót và hạn chế. Kính mong q Thầy/Cô và những ai quan tâm đến vấn đề “Quản trị rủi ro tài chính trong các DNDK Việt Nam” có ý kiến
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt (2006), “Đầu tư tài chính”, NXB Thống kê.
2. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa, PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên (2005), “Tài chính doanh nghiệp hiện đại”, NXB Thống kê.
3. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Định (2005), "Tài chính quốc tế", NXB Thống kê.
4. PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang (2007), “Quản trị rủi ro tài chính”, NXB Thống kê.
5. PGS.TS Nguyễn Quang Thu (2008), “Quản trị rủi ro và bảo hiểm trong doanh nghiệp”, NXB Thống kê.
6. Nguyễn Minh Kiều (2009), “Thị trường ngoại hối và các giải pháp phòng ngừa rủi ro”, NXB Thống kê.
7. Luật dầu khí (1993).
8. Luật Doanh nghiệp năm 1999; Luật Doanh nghiệp năm 2005.
9. Nghị định số 48/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật dầu khí ký ngày 12/09/2000.
10. Tạp chí dầu khí các số từ năm 2006 đến năm 2008.