Khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí việt nam (Trang 35)

DNDK trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Hiện nay trên thế giới tại nhiều nước, đang gặp những điều kiện hết sức khó khăn

trong hoạt động dầu khí, ngay cả những nước xung quanh Việt Nam như Trung

của thế kỷ 21. Đặc biệt là trong giai đoạn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu càng làm cho cuộc chạy đua này phức tạp hơn. Nghiên cứu khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính các DNDK trên thế giới để rút ra bài học phù hợp cho các DNDK Việt Nam.

2.2.1. Trung Quốc

Từ năm 1993, với mức tăng trưởng cao nhất thế giới. Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ, bình quân mỗi năm tăng 7%. Năm 2005, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nước tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ, trong khi sản lượng dầu mỏ chỉ duy trì ở mức 150 triệu tấn đáp ứng chỉ một nữa nhu cầu. Trung Quốc hiện nay có ba tập đồn năng lượng lớn là cơng ty dầu khí quốc gia

Trung Quốc (Petrochina-CNPC), cơng ty hố dầu Trung Quốc (Sinopec) và tổng công ty dầu hải dương quốc gia Trung Quốc (CNOOC) với các chính sách và các quy định thương mại, tài chính trong hoạt động tìm kiếm thăm dị khai thác và phát

triển ngành dầu khí như sau:

Tính thương mại của hợp đồng dầu khí: ngồi các tiêu chuẩn khác, cịn có tiêu chuẩn là Chính phủ phải thu được một tỷ lệ tối thiểu trên tổng doanh thu. Nếu thu dưới tỷ lệ nó là khơng mang tính thương mại. Việc quy định tỷ lệ này thấp đi trong hợp đồng cũng chính là một ưu đãi dành cho các nhà thầu hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí.

Giá nghĩa vụ với thị trường nội địa: Chính phủ quy định giá bán nghĩa vụ đối với thị trường nội địa thấp hơn so với giá xuất khẩu, nhằm để mọi người dân điều hưởng lợi từ nguồn dầu khí quốc gia. Việc Chính phủ quy định nâng dần mức giá nghĩa vụ đối với thị trường nội địa là một ưu đãi đối với nhà đấu thầu thăm dị và khai thác dầu

khí.

Việc mở cửa hợp tác: Một số nước đặc biệt coi trọng mở cửa hợp tác thể hiện rõ nhất

ở những nước mới chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế cũ sang cơ chế thị trường như

Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia,…Hình thức thơng qua như mở rộng việc đấu

thầu quốc tế có các định chế, cơ chế bảo đảm cho nhà đầu tư tự do chuyển vốn,… Tăng cường bổ sung năng lực tài chính cho các cơng ty dầu trong nước: nhằm tạo ra các tập đồn dầu khí mạnh có thể đảm đương các cơng việc dầu khí tự lực và nhanh

chóng làm chủ cơng nghệ và sản xuất. Chính sách cụ thể là ngồi việc nhà nước đảm bảo về mặt tài chính, tín dụng thì các khoản thu khác từ các hoạt động dịch vụ và

khai thác tự lực sẽ được bổ sung nguồn tái đầu tư.

Các chính sách ưu đãi thuế quan: được hưởng ưu đãi khi nhập hoặc tái xuất vật tư

thiết bị hoặc không bị đánh thuế khi chuyển vốn về nước.

Quy định tỷ lệ cổ phần của các công ty trong nước: nhằm đạt được ưu thế trong việc quản lý và định đoạt được những vấn đề khó khăn trong hội đồng quản lý.

Các chính sách về ngoại hối: được tự do chuyển đổi ngoại tệ để đầu tư hoặc chuyển tiền ra nước ngoài.

Theo số liệu khảo sát của Petro Vietnam thì tình hình tài chính và sản lượng khai thác của các cơng ty dầu khí Trung Quốc trong năm 2008 như sau:

Bảng 2.1. Lĩnh vực hoạt động và năng lực tài chính của các cơng ty dầu khí Trung

Quốc

Chỉ tiêu CNPC Sinopec CNOOC Doanh thu bán hàng (triệu USD) 110.154 158.938 11.892 Lợi nhuận ròng 20.477 7.458 4.079 Tỷ lệ giữa lượng bán với lợi nhuận 18,6% 4.7% 34.3%

Vốn góp của Nhà nước 90% 77.42% 70.6% Tổng tài sản (triệu USD) 139.848 96.658 23.657

Lượng dầu khai thác (nghìn thùng/ngày) 2.298 799 372 Lượng khí khai thác (triệu bộ khối/ngày) 4.458 774 560

Nguồn: PetroVietnam

Chính sách và các quy định về tài chính, về thuế đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác và dịch vụ trong lĩnh vực dầu khí của Trung Quốc thể hiện trên một số mặt cụ thể như:

2.2.1.1. Chính sách tăng cường và bổ sung năng lực tài chính cho các Cơng ty dầu khí quốc gia của Trung Quốc bằng cách bổ sung vốn thường xuyên. khí quốc gia của Trung Quốc bằng cách bổ sung vốn thường xuyên.

Hằng năm, mỗi công ty được cấp thêm hàng trăm triệu nhân dân tệ để bổ sung vốn cho công ty. Lợi nhuận sau thuế từ các hoạt động khai thác cũng được để lại cho việc chủ động đầu tư. Chính vì vậy mà các cơng ty dầu khí quốc gia Trung Quốc tự đảm

đương năng lực hoạt động trong nước mà còn tăng năng lực, vai trò trong hợp tác với

các công ty ngoại quốc nhằm thực hiện chính sách đa dạng hố nguồn nhiên liệu. 2.2.1.2. Chính sách ưu đãi về thuế.

Hiện nay có những ưu đãi riêng cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài về thuế hơn so với các doanh nghiệp trong nước và CNOOC là doanh nghiệp nhà nước nhưng

được hưởng các ưu đãi về thuế như đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngồi.

Ưu đãi về thuế giá trị gia tăng (VAT): VAT được áp dụng chung cho các doanh

nghiệp trong nước là 17% nhưng với các doanh nghiệp hợp tác đầu tư nước ngoài hoặc các nhà thầu nước ngoài chịu thuế suất chỉ là 5% trên sản lượng dầu/khí thực khai thác được, những vật tư cơ bản phục vụ hoạt động dầu khí đều được miễn thuế

VAT đầu vào.

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Trước đây thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định ở mức rất cao là 55%, từ thập niên 80 thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

đối với các nhà thầu nước ngồi trong hoạt động thăm dị khai thác và dịch vụ dầu

khí được áp dụng giống như đối với các doanh nghiệp khác không phân biệt đầu tư nước ngoài hay đầu tư trong nước ở mức thuế suất 33%. Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài Trung Quốc của các nhà đầu tư nước ngồi khơng bị đánh thuế chuyển lợi

nhuận.

2.2.1.3. Chính sách đối với dầu thu hồi chi phí.

Các nhà đầu tư nước ngồi về dầu khí được thu hồi chi phí đầu tư khơng tính lãi từ sản lượng dầu/khí thực thu được với tỷ lệ tới 35%-50% tuỳ thuộc vào tính chất và

điều kiện cụ thể của từng hợp đồng.

Đặc biệt, Trung Quốc còn cho phép các nhà thầu tìm kiếm, thăm dị trong trường

hợp khơng phát hiện thấy dầu/khí thì được bảo lưu các chi phí đã bỏ ra và khi tiến hành tìm kiếm, thăm dị, khai thác dầu khí tại những lơ mới theo hợp đồng được phát hiện thì được thu hồi chi phí đã bỏ ra tại các hợp đồng đã thất bại trước đó trong thời gian được bảo lưu đến 10 năm kể từ ngày hợp đồng trước đó tuyên bố thất bại, nếu quá thời hạn này mà nhà đầu tư mới ký hợp đồng mới thì khơng được bảo lưu chi phí trước đó đã bỏ ra. Chính sách này đã khuyến khích nhà đầu tư tiếp tục các hoạt động

dầu khí sau khi thất bại tại các lơ trước đó đồng thời là địn tác động tâm lý khi họ phải chịu những rủi ro cao trong tìm kiếm và thăm dị dầu khí.

2.2.1.4. Chính sách cổ phần được khống chế của phía tham gia nước ngoài khi

khai thác dầu.

Điều này được quy định phía nước ngồi vào giai đoạn khai thác trong mọi trường

hợp chỉ được tham gia cổ phần tối đa đến 49%, phía Trung Quốc phải giữ đến 51% cổ phần.

2.2.1.5. Chính sách ngoại hối.

Chính sách ngoại hối quy định lợi nhuận hợp pháp và vốn đầu tư thu hồi của các nhà

đầu tư nước ngồi có thể được chuyển đổi bằng ngoại tệ và chuyển ra ngoài một

cách dễ dàng. Cơ chế phân chia từ sản phẩm dầu khí khái quát là:

• Nộp thuế VAT 5%.

• Nộp các loại thuế khai thác tài nguyên dầu khí đối với sản lượng nhỏ hơn 500.000 tấn/năm thì được miễn. Thuế chia theo thang sản lượng và mức thuế suất cao nhất là 12.5% áp dụng đối với thang sản lượng trên 4 triệu tấn/năm.

• Thu hồi chi phí đầu tư thăm dị và chi phí khai thác.

• Nộp thuế thu nhập cơng ty 33%.

• Phần cịn lại được chia cho phía Trung Quốc 51%, phía nước ngồi 49%.

2.2.1.6. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính

trong các DNDK Trung Quốc.

Xuất phát từ việc giá dầu lên cao đỉnh kỷ lục từ mùa hè năm 2008 147USD/thùng, sau đó trượt dốc mạnh xuống cịn 30USD/thùng vào tháng 12/2008, tiếp đến lại biến

động tăng lên trong tháng 7/2009 là 73USD/ thùng trong khi nền kinh tế thế giới vẫn

cịn đang suy thối. Trung Quốc - một nước tiêu thụ sản lượng dầu mỏ thứ 2 thế giới

đã tiến hành nhập khẩu dầu thô, theo số liệu công bố của hải quan Trung Quốc hồi

tháng 5/2009, lượng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đạt lên mức 17,09 triệu

thùng, đây là mức cao kỷ lục trong việc dự trữ dầu thô của Trung Quốc. Chính phủ

nước này coi chính sách mua dầu mỏ là một trong những chính sách dự trữ chiến lược nhằm hạn chế rủi ro khi giá dầu lên cao.

Mặc khác, với ảnh hưởng của việc bơm vốn vào thị trường hàng hoá của các quốc

gia, Trung Quốc có kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 585 tỷ USD làm cho thị trường hàng hoá đã vượt quá mặt cơ bản của cung cầu, kể cả hàng hố dầu thơ. Thêm vào

đó, các nhà đầu tư cũng nhận thấy tỷ giá đồng USD ngày càng mất giá do khủng

hoảng kinh tế và lạm phát leo thang làm cho rủi ro càng lớn. Chính điều này làm cho giá dầu thô biến động theo chiều hướng gia tăng và các nhà đầu tư coi dầu như hầm trú ẩn an toàn khi xảy ra biến động giá cả.

Nhờ vào nguồn ngoại tệ dự trữ của Nhà nước Trung Quốc, các công ty dầu mỏ Trung Quốc mua lại nhiều doanh nghiệp dầu mỏ trên thế giới. Cụ thể, tập đoàn dầu khí quốc doanh PetroChina đã bỏ ra hơn 1.02 tỉ USD mua 45,5% cổ phần cơng ty dầu khí Singapore (SPC). SPC có các dự án khai thác dầu khí tại Úc, Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam. Chính việc mua lại các cơng ty dầu mỏ này sẽ tạo địn bẩy từ trung tâm kinh doanh tại Singapore mà Trung Quốc vươn sang các thị trường khác.

Trung Quốc với chính sách đổi tín dụng lấy dầu mỏ. Chính sách ngoại giao năng

lượng của Trung Quốc là trao quyền cho 3 cơng ty dầu khí quốc doanh chủ chốt để từng cơng ty này có thể sản xuất và cung ứng dầu cho Trung Quốc từ nước ngoài. Để làm như vậy, Trung Quốc sử dụng các ngân hàng quốc doanh để tài trợ cho các hợp

đồng đổi tín dụng lấy dầu khí. Trong hình thức quan hệ đối tác này, Trung Quốc chỉ

cung cấp vốn cho các nhà sản xuất dầu khí nước ngồi để phát triển các mỏ dầu, nhưng các nhà sản xuất khơng phải nhượng lại quyền kiểm sốt trực tiếp nguồn tài nguyên năng lượng của mình cho Trung Quốc. Hình thức quan hệ đối tác này tỏ ra hấp dẫn tại thời điểm khi các ngân hàng và doanh nghiệp phương Tây vẫn miễn

cưỡng tài trợ cho các dự án năng lượng ở những nước bị coi là có nhiều rủi ro trong bối cảnh khủng hoảng tín dụng.

Ông Lý Tài Nguyên - chủ nhiệm cơ quan nghiên cứu thuộc tập đoàn Citic tại Trung Quốc cho rằng, thông qua hợp đồng đổi dầu lấy khoản cho vay, các nước công

nghiệp và các nước phong phú tài tài ngun có thể cùng chung lợi ích.

Các khoản vay trở thành nguồn tiền mà sinh ra lợi tức - đó được coi là một loại tài sản, dầu thơ là một loại tài ngun có nhiều tác dụng, “lấy khoản vay đổi lấy dầu thực chất là một hình thức lấy tài sản đổi lấy tài nguyên”.

Hợp tác năng lượng là sự chuyển biến mạnh của kinh tế tồn cầu sau khi khủng

hoảng tài chính nổ ra, đồng thời cũng là thử nghiệm đầu tiên của người Trung Quốc trong quy mô của nền tài chính năng lượng quốc tế, nó mang ý nghĩa chiến lược đó là thay đổi các chính sách về năng lượng của Trung Quốc trong quá khứ - ông Lý nhấn mạnh.

Kể từ tháng 2/2009, Trung Quốc đã ký các hợp đồng đổi tín dụng lấy dầu khí trị giá hơn 50 tỷ USD với 4 quốc gia, trong đó có Nga, Kazactan, Venezuela và Brazil. Tất cả các nước này đều đang cần các khoản tín dụng lớn từ nước ngoài để phát triển các mỏ dầu mới. Hợp đồng đổi tín dụng lấy dầu mới nhất của Trung Quốc là hợp đồng

ký với Brazil ở Bắc Kinh hôm 19/5. Brazil muốn đầu tư khoảng 175 tỷ USD trong vòng 5 năm tới để phát triển các mỏ dầu ở vùng biển sâu ngoài khơi Đại Tây Dương. Theo hợp đồng này, Trung Quốc sẽ cho Petrobas – cơng ty dầu khí quốc doanh của Brazil, vay tới 10 tỷ USD. Đổi lại, Brazil sẽ cung cấp tới 200.000 thùng dầu/ngày cho Sinopec, một trong ba tập đồn sản xuất dầu khí quốc doanh chủ chốt của Trung Quốc trong vòng 10 năm.

Venezuela cũng đã chấp nhận đề nghị của Trung Quốc, theo đó Bắc Kinh sẽ tài trợ 6 tỷ USD cho các dự án dầu khí của Venezuela, trong khi Venezuela cam kết tăng gấp 3 lượng cung dầu khí cho Trung Quốc lên mức 1 triệu thùng/ngày vào năm 2015. Kazactan cũng thông báo nước này đã hoàn tất việc thương lượng về khoản vay phát triển dầu khí trị giá 10 tỷ USD với Bắc Kinh. Đổi lại, Trung Quốc sẽ nắm 50% cổ phần trong một công ty sản xuất dầu mỏ lớn của nước này.

Trung Quốc đã ký hợp đồng cho 2 doanh nghiệp quốc doanh của Nga là Rosneft, tập

đồn sản xuất dầu khí lớn nhất của Nga, và Transneft, tập đoàn xây dựng và điều

hành đường ống dẫn dầu quốc gia của Nga, vay 25 tỷ USD. Đổi lại, Trung Quốc sẽ nhận 300.000 thùng dầu/ngày từ các mỏ dầu ở Đông Seberia của Nga từ cuối năm

2010 thông qua một đường ống dẫn dầu đang được xây dựng nối Nga và Trung

Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố năng lực lọc dầu của nước này đã tăng mạnh và dự kiến sẽ bắt đầu xây dựng các kho chứa sản phẩm dầu tinh chế của Nhà

nước để đề phòng nguồn cung bị gián đoạn. Trung Quốc cũng đang tăng cường việc dự trữ dầu thô mặc dù quy mô vẫn nhỏ hơn so với Mỹ.

Chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc có thể khơng có lợi cho các cơng ty dầu khí lớn nhưng lại tốt cho thị trường dầu mỏ thế giới. Nó làm tăng nguồn cung dầu mỏ và giúp đảm bảo rằng khi nền kinh tế phục hồi, lượng cung dầu mỏ sẽ đáp ứng đủ nhu cầu và giữ cho giá dầu khơng tăng q cao

2.2.2. Indonesia

Indonesia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng lớn dầu lửa, khí

đốt, thiếc, đồng và vàng. Indonesia là thành viên của tổ chức các Quốc gia Xuất khẩu

Dầu lửa OPEC (Ngày 28/05/2008 – Chính phủ Indonesia tuyên bố sẽ rút khỏi Tổ chức các Quốc gia Xuất khẩu Dầu lửa OPEC) và đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu khí đốt. Mặc dù Indonesia xuất khẩu dầu thô nhưng vẫn phải nhập khẩu dầu lọc, do đó Chính phủ phải trợ giá xăng dầu để giữ giá nhiên liệu ở mức thấp. Gần

đây Chính phủ Indonesia đang thực hiện cắt giảm dần sự trợ giá này.

Trong năm 2008, Chính phủ Indonesia thu 27,2 tỷ USD doanh thu từ dầu mỏ và khí

đốt. Các chuyên gia cho rằng Indonesia đạt kết quả khả quan nói trên chủ yếu là nhờ

giá dầu, khí đốt và hàng hóa đã tăng mạnh trong phần lớn thời gian của năm 2008.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)